Vì sao hóa đơn có công nợ

Bởi: Einvoice.vn - 11/08/2021 Lượt xem: 16614 Cỡ chữ

Cân đối hóa đơn đầu vào, đầu ra là nghiệp vụ quan trọng đối với kế toán. Hóa đơn đầu vào, đầu ra có liên quan trực tiếp đến chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp. Việc cân đối thuế đầu ra - đầu vào sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát được chi phí thuế trong phạm phi pháp luật cho phép. Dưới đây là một số hướng dẫn chi tiết.

Cách cân đối hóa đơn đầu vào - đầu ra.

1. Tại sao cần cân đối hóa đơn đầu vào - đầu ra?

Khi doanh nghiệp đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh thì việc mua nguyên liệu, vật tư, hàng hóa đầu vào và xuất bán thành phẩm, hàng hóa, dịch vụ đầu ra sẽ được thể hiện qua hóa đơn GTGT đầu vào và đầu ra. Nhiệm vụ của kế toán là cần phải cân đối hóa đơn đầu vào, đầu ra sao cho hợp lý.
Việc cân đối hóa đơn đầu vào, đầu ra còn nhằm mục đích:

- Kiểm soát số thuế GTGT phải nộp, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp có ít chi phí đầu vào, xuất hóa đơn đầu ra nhiều thì cần phải cân đối giữa thuế GTGT đầu vào và thuế GTGT đầu ra để tránh phải nộp quá nhiều tiền thuế.
- Kiểm soát số thuế TNDN phải nộp, tránh tình trạng cuối kỳ mới cân đối dẫn tới thiếu sót chi phí.
- Kiểm soát chi phí về lương, ảnh hưởng đến thuế TNCN.
- Đặc biệt là nhằm mục đích cân đối hàng hóa trong kho:
+ Hóa đơn đầu vào nhiều, đầu ra ít: Tồn kho quá nhiều, có thể bị thanh tra về vấn đề xuất thiếu doanh thu, áp doanh thu để tính thuế, nộp bổ sung thuế GTGT và thuế TNDN.
+ Hóa đơn đầu vào ít, đầu ra nhiều: Có thể dẫn tới kho âm vì xuất hàng không có tồn kho. Lỗi này thường bị phạt nặng.

2. Hướng dẫn cân đối hóa đơn đầu vào - đầu ra

Cân đối thuế GTGT đầu vào - đầu ra thực chất là cân đối giữa doanh thu và chi phí để số thuế TNDN cuối năm phải nộp là ít nhất.

2.1. Cách xác định doanh thu

Bước 1: Căn cứ vào bút toán kết chuyển doanh thu cuối kỳ, kế toán hạch toán:
Nợ TK 511, 515, 711
Có TK 911

Cân đối thuế GTGT đầu vào - đầu ra thực chất là cân đối giữa doanh thu và chi phí.

Bước 2: Để dự kiến xác định doanh thu của tháng tiếp theo, kế toán cần căn cứ vào:

  • Kế hoạch xuất bán hàng hóa hàng ngày, hàng tháng của bộ phận bán hàng để xác định doanh thu tương đối phát sinh trong tháng.
  • Hàng ngày, kế toán vào sổ tiêu thụ để cập nhật kịp thời doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ phát sinh.
  • Căn cứ vào lượng hàng hóa tiêu thụ của các tháng trước để ước tính lượng hàng tiêu thụ vào tháng sau.

Bước 3: Từ việc xác định doanh thu, kế toán sẽ dự kiến được số thuế GTGT đầu ra hàng tháng phát sinh.

Cách xác định chi phí

Bút toán kết chuyển chi phí cuối kỳ
Nợ TK 911
Có TK 632, 641, 642, 811, 821
Cụ thể, để xác định chi phí, kế toán cần:
- Ước tính các khoản chi phí phát sinh trong tháng.
- Xử lý các khoản chi phí phát sinh trong doanh nghiệp khi quyết toán thuế TNDN sẽ không bị loại trừ khi tính thuế.
- Xác định các khoản chi phí: Chi phí kế toán, chi phí thuế để không bị xuất toán khi cơ quan thuế kiểm tra.

Một số bút toán chi phí cuối kỳ.

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được hạch toán bằng TK 156 đối với các doanh nghiệp thương mại, TK 621 đối với các doanh nghiệp sản xuất. Cụ thể như sau:
- Doanh nghiệp thương mại: Căn cứ vào lượng tiêu thụ hàng hóa hàng ngày để lên kế hoạch dự trữ hàng hóa. Từ đó, bộ phận kinh doanh có kế hoạch nhập hàng, trữ hàng cho các tháng tiếp theo.
- Doanh nghiệp sản xuất: Căn cứ vào tình hình sản xuất thực tế hàng tháng, lượng thành phẩm tiêu thụ để có kế hoạch mua nguyên vật liệu đầu vào. Đây là căn cứ xác định chi phí mua nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất, xác định số thuế được khấu trừ.
>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

Chi phí nhân công trực tiếp [TK 622] và các khoản trích theo lương [ TK 338]

Về chi phí tiền lương, kế toán có thể tính được chi phí phát sinh tiền lương cho nhân viên hàng tháng, từ đó cân đối chi phí tiền lương trong doanh nghiệp.

Chi phí sản xuất chung [TK 627]

Chi phí sản xuất chung bao gồm:

  • Chi phí thuê ngoài thường xuyên phát sinh hàng tháng: tiền điện, tiền nước, tiền thuê nhà,...
  • Chi phí phân xưởng.
  • Chi phí khấu hao tài khoản cố định.
  • Chi phí trả trước.
  • Chi phí phân bổ công cu, dụng cụ.

Chi phí bán hàng [TK 641]

Chi phí bán hàng gồm chi phí vận chuyển hàng hóa, chi phí hoa hồng,...

Chi phí quản lý chung [TK 642]: Các khoản chi phí phát sinh chung cho doanh nghiệp

Cân đối hóa đơn đầu vào - đầu ra là hình thức lập kế hoạch hiệu quả nhằm tối ưu hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp. Trong đó, kế toán cần có nghiệp vụ vững vàng để xác định doanh thu, chi phí chính xác.
Để được tư vấn thêm về nghiệp vụ hóa đơn điện tử và phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

 

Các tin tức liên quan:

    26/07/2021-16505 lượt xem

    28/07/2021-11081 lượt xem

    05/08/2021-37815 lượt xem

Trong hoạt động kinh doanh thì công nợ là một trong những vấn đề khiến doanh nghiệp phải lưu tâm hàng đầu. Do đó cần phải thường xuyên kiểm tra, quản lí công nợ. Mà “đối chiếu công nợ” chính là là biện pháp hữu hiệu nhất. Vậy đối chiếu công nợ là gì hãy cùng Kế toán Apolo tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây.

1. Đối chiếu công nợ là gì?

Đối chiếu công nợ là việc so sánh các khoản công nợ của doanh nghiệp trên thực tế dựa vào các hợp đồng hoặc các giao dịch mua bán hàng hóa, cung cứng dịch vụ với sổ sách kế toán của doanh nghiệp. Khi thực hiện việc đối chiếu doanh nghiệp phải thu thập các bằng chứng chứng minh số liệu trên sổ sách là đúng thực tế.

2. Các khoản công nợ cần phải đối chiếu?

Trong hoạt động kinh doanh mua hàng hóa, cung ứng dịch vụ sẽ có những khoản tài chính chưa được thanh toán kịp thời gọi là công nợ. Công nợ được chia thành 2 loại sau đây:

– Công nợ phải thu: Là những khoản tiền chưa thu về được hết trong hoạt động bán hàng, cung cấp sản phầm, dịch vụ cho đối tác, cho khách. Khi theo dõi công nợ phải thu, cần lưu ý:

+ Hạch toán chi tiết theo từng lần và từng đối tượng phát sinh.

+ Theo dõi thanh toán để gửi giấy đề nghị thanh toán cho khách hàng

+ Tập hợp và lưu trữ các giấy tờ, chứng từ liên quan đến công nợ. Biên bản đối chiếu công nợ cần có chữ ký của cả 2 bên.

+ Đối với các khoản công nợ quá hạn hoặc khó đòi, kế toán công nợ cần báo lên cấp trên để có phương án xử lý kịp thời, tránh thất thoát tài sản của doanh nghiệp.

– Công nợ phải trả: Là các khoản tiền mà chủ thể kinh doanh cần thực hiện việc trả cho những bên cung cấp, các bên đối tác trong quá trình mua vật tư, nguyên vật liệu, dịch vụ nhưng chưa đủ khả năng thanh toán, chưa kịp thời thanh toán. Khi theo dõi công nợ phải thu, cần lưu ý:

+ Hạch toán chi tiết theo từng đối tượng và nhóm đối tượng

+ Theo dõi và thanh toán đúng hạn cho các nhóm đối tượng. Đảm bảo uy tín của doanh nghiệp và đúng luật đối với các khoản phải nộp cho nhà nước.

+ Với các khoản nợ chưa có hóa đơn, kế toán công nợ vẫn phải theo dõi ngoài. Khi có hóa đơn mới cập nhật vào sổ sách.

            Ngoài hai khoản chính trên thì kế toán công nợ còn phải theo dõi các khoản công nợ phải thu khác như: thu hộ nội bộ, tạm ứng, thu tiền bồi thường… và các khoản công nợ phải trả khác như phải trả nội bộ, trả lương và trợ cấp cho nhân viên, khoản phải nộp cho ngân sách nhà nước.

3. Tại sao cần phải lập biên bản đối chiếu công nợ?

  • Việc đối chiếu công nợ phải được lập thành văn bản, gọi là biên bản đối chiếu công nợ Biên bản đối chiếu công nợ rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty đồng thời liên quan đến các hoạt động kê khai thuế, quyết toán thuế với cơ quan nhà nước.
  • Biên bản đối chiếu công nợ là cơ sở để kế toán nắm bắt được tình hình công nợ mà khách hàng, đối tác đang nợ doanh nghiệp cung như các khoản thanh toán của doanh nghiệp mình đối với nhà cung cấp.
  • Biên bản đối chiếu công nợ giữa khách hàng và nhà cung cấp văn bản quan trọng dùng khi quyết toán khấu trừ thuế. Vì đó là căn cứ để kiểm tra tình hình thanh toán việc mua bán hàng hóa. Đặc biệt là đối với những giao dịch không dùng tiền mặt những hóa đơn giá trị gia tăng có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên, xem việc thực hiện có đúng quy định của pháp luật hay không.

4. Những sai sót thường gặp trong biên bản đối chiếu công nợ

Trong việc lập biên bản đối chiếu công nợ những sai sót hay gặp phải thường là:

  • Kế toán gửi thư xác nhận cho khách hàng nhưng tỷ lệ phản hồi rất thấp dẫn đến sai sót trong quản lí công nợ.
  • Chênh lệch công nợ mà doanh nghiệp phải thu giữa sổ kế toán với biên bản đối chiếu công nợ.
  • Xảy ra các trường hợp không đối chiếu công nợ hoặc đối chiếu công nợ có nhiều chênh lệch  hoặc không có đối tượng rõ ràng xảy ra ở mô hình các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xây dựng, xây lắp

5. Mẫu biên bản đối chiếu công nợ

KẾT LUẬN

Trên đây là toàn bộ bài viết của Kế Toán Apolo về đối chiếu công nợ là gì? Các khoản công nợ cần phải đối chiếu? Tại sao cần phải lập biên bản đối chiếu công nợ? Những sai sót thường gặp trong biên bản đối chiếu công nợ và Mẫu biên bản đối chiếu công nợ. Apolo hy vọng sẽ hữu ích với quý đọc giả.

KẾ TOÁN APOLO – 0904448464

TIẾT KIỆM – HIỆU QUẢ – NHANH CHÓNG – CHUYÊN NGHIỆP – TẬN TÌNH

Video liên quan

Chủ Đề