Vì sao huyết áp tâm thu lớn hơn huyết áp tâm trương

Các chỉ số: huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương, hiệu áp là gì?

Huyết áp là áp lực của máu tác dụng lên thành mạch được biểu hiện bởi hai thông số, tính bằng đơn vị mmHg [ milimet thủy ngân]:

  • Huyết áp tâm thu: số tối đa phản ánh sức co bóp của tim

  • Huyết áp tâm trương: số tối thiểu ghi nhận sức cản của thành động mạch

Hiệu áp là hiệu số chênh lệch giữa huyết áp tâm thu và tâm trương.

Ví dụ: Huyết áp tâm thu đo được là 120 mmHg. Huyết áp tâm trương đo được 80 mmHg. Lúc này hiệu áp của bạn là : 120-80 = 40 mmHg.

Hiệu áp là một yếu tố dự đoán tử vong và thương tật độc lập ở bệnh nhân có huyết áp bình thường và bệnh nhân cao huyết áp. Nhiều nghiên cứu cho rằng hiệu áp là tốt hơn so với huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Mặc dù không phải tất cả các nghiên cứu đồng ý với điều này.

Khi đo huyết áp, chúng ta cũng cần đánh giá chênh lệch huyết áp giữa 2 chỉ số này để dự đoán các nguy cơ sức khỏe

Huyết áp tâm thu, Huyết áp tâm trương và những điều bạn chưa biết?

Tim có vai trò như một máy bơm, vừa hút vừa đẩy máu. Máu được tim co bóp và đẩy đi thông qua hệ thống các động mạch đến mọi nơi của cơ thể chúng ta. Quá trình này tạo nên một áp lực lên thành mạch máu gọi là huyết áp.

>>> 7 Sai Lầm Thường Mắc Phải Ở Bệnh Nhân Tăng Huyết Áp

>>> Một số công thức nấu ăn ít muối cho người bệnh Tăng huyết áp [Phần 1]

Huyết áp tâm thu, Huyết áp tâm trương và những điều bạn chưa biết?

Huyết áp được xác định dựa trên 2 chỉ số đó là huyết áp tâm thuhuyết áp tâm trương. Hiểu biết về 2 thành phần của chỉ số huyết áp này sẽ giúp mọi người hiểu được cơ bản tình trạng sức khỏe của mình và biết nên làm gì để duy trì được mức huyết áp tốt.

1. Huyết áp tâm thu là gì?

  • Huyết áp tâm thu hay còn gọi là huyết áp tối đa,là giới hạn cao nhất của áp lực máu tác động lên thành động mạch khi tim co bóp. Áp lực này thể hiện được khả năng bơm máu của cơ tim. Nó quyết định khả năng cung cấp máu đến các cơ quan. Như vậy, trong mỗi nhịp tim đập sẽ có một lượng máu được tống từ tim vào các động mạch đi khắp cơ thể, áp lực của lượng máu đó đặt trên thành động mạch gọi là huyết áp tâm thu. [2]
  • Huyết áp tâm thutỉ lệ thuận với sức co bóp của tim và thể tích máu mỗi nhát bóp. Nếu tim co bóp càng mạnh hoặc lượng máu tống ra càng nhiều thì huyết áp tâm thu sẽ càng cao và ngược lại. [2]
  • Khi sử dụng huyết áp kế cầm tay để đo huyết áp, tiếng tim đập đầu tiên nghe được khi xả bao hơi đánh dấu huyết áp tâm thu. Theo Tổ chức y tế thế giới [WHO], mức huyết áp tâm thu bình thường là khi dao động từ 90 mmHg đến 130 mmHg. [2]

2. Huyết áp tâm trương là gì?

  • Huyết áp tâm trương hay còn gọi là huyết áp tối thiểu, là giới hạn thấp nhất của áp lực máu lên thành động mạch trong kỳ tâm trương [khi tim thả lỏng, giãn ra].
  • Huyết áp tâm trương phản ánh khả năng đàn hồi của thành mạch và là động lực giúp máu chảy liên tục trong lòng động mạch. [2]
  • Huyết áp tâm trương tỉ lệ thuận với tình trạng xơ vữa và tỉ lệ nghịch với độ đàn hồi của động mạch. Mức độ xơ vữa động mạch càng cao thì huyết áp tâm trương càng cao và ngược lại với độ đàn hồi. Người càng lớn tuổi, mạch máu xơ vữa, tính đàn hồi giảm nên huyết áp tâm trương tăng cao [2]
  • Khi đo huyết áp bằng huyết áp kế cầm tay, tiếng tim đập cuối cùng nghe được khi xả bao hơi đánh dấu huyết áp tâm trương. Theo WHO, mức huyết áp tâm trương bình thường là khi dao động từ 60 mmHg đến 80 mmHg. [2]
  • Sựchênh lệch giữa huyết áp tâm thutâm trươnggiữ một hiệu số nhất định còn gọi là áp suất đẩy giúp tạo nên áp lực tưới máu cho các cơ quan. Tuy nhiên, sự chênh lệch này không bao giờ được bằng hay thấp hơn 20 mmHg. Nếu dưới con số này, bác sĩ sẽ nhận định đây là trường hợp huyết áp kẹp và sẽ tiến hành xử lý cấp cứu. [2]
Xơ vữa động mạch làm tăng huyết áp tâm trương

3. Cách đọc chỉ số huyết áp? Thế nào là huyết áp cao, huyết áp thấp?

Đơn vị đo huyết áp là mi-li-mét thủy ngân [mmHg]. Huyết áp được xác định bằng hai chỉ số, thường được viết dưới dạng một tỷ số. Chỉ số thứ nhất [hay chỉ số trên] là huyết áp tâm thu, chỉ số thứ hai [hay chỉ số dưới] là huyết áp tâm trương. [1]

3.1 ĐO BẰNG HUYẾT ÁP KẾ CẦM TAY

  • Khi đo bằng máy đo huyết áp cầm tay, chúng ta nên xả khi xả túi hơi chậm và lắng nghe kĩ các tiếng tim. Tiếng tim đập đầu tiên và cuối cùng nghe được đại diện lần lượt cho huyết áp tâm thuhuyết áp tâm trương. [1]
  • Để đo chính xác huyết áp bằng phương tiện này, người đo cần phải được huấn luyện thuần thục và chú tâm trong môi trương yên tĩnh [ tự đo cho mình là không chính xác]. Ngoài ra bạn phải đếm nhịp mạch trong một phút bằng đồng hồ. Tất cả các chỉ số này phải ghi lại và báo cho bác sĩ khi tái khám để có thể kiểm soát huyết áp tốt hơn. [1]

3.2 ĐO BẰNG HUYẾT ÁP KẾ ĐIỆN TỬ

Đo ở cổ tay:Tư thế ngồi giống như đo huyết áp ở cánh tay, tay để chéo ngang ngực. Đọc kết quả: huyết áp tâm thu [119], huyết áp tâm trương [64] vànhịp tim [78]. [1]

Đo ở cánh tay:Ngồi thẳng lưng, chân đặt song song trên sàn nhà. Người được đo đặt bàn tay ở tư thế ngửa. Băng quấn túi hơi nằm trên nếp khuỷu tay 2 -3cm, ngang với tim; quấn nhẹ nhàng tránh quá lỏng hoặc quá chật. Đọc kết quả: huyết áp tâm thu [127], huyết áp tâm trương [82] và nhịp tim [89]. [1]

3.3 NHỮNG LƯU Ý KHI ĐO HUYẾT ÁP TẠI NHÀ

  • Tư thế :Bệnh nhân phải chọn tư thế ngồi thoải mái. Trước khi đo phải ngồi thoải mái, yên vị trên ghế 5-10 phút để hoàn toàn thư giãn và thả lỏng cơ thể. không hút thuốc hay uống cà phê trước khi đo. [1]
  • Không ăn, không uống, không nói trong lúc đo huyết áp vì có thể làm sai lệch kết quả.
  • Nên đo huyết áp ngày hai lần, buổi sáng trước khi uống thuốc và buổi chiều sau bữa ăn khoảng 1 giờ. [1]

4. Thế nào là huyết áp cao?

Huyết áp cao là trị số huyết áp cao hơn mức bình thường của cơ thể. Áp lực cao tác động lâu ngày lên thành mạch máu sẽ gây nên các biến chứng tim mạch.

Theo Chương trình Giáo dục Quốc gia tăng huyết áp và các hướng dẫn của Hoa Kỳ [JNC 7] :

  • Bình thường: huyết áp tâm thu < 120 mm Hg và huyết áp tâm trương < 80 mm Hg.
  • Tiền tăng huyết áp: huyết áp tâm thu 120-139 mmHg hoặc huyết áp tâm trương 80-89 mmHg.
  • Tăng huyết áp giai đoạn 1: huyết áp tâm thu 140-159 mmHg hoặc huyết áp tâm trương 90-99 mmHg.
  • Tăng huyết áp giai đoạn 2: huyết áp tâm thu ≥ 160 mmHg hoặc huyết áp tâm trương ≥ 100 mm Hg. [1]

Tăng huyết áp là một bệnh lý mãn tính và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Thế nhưng bạn đã từng nghe đến Tiền Tăng huyết áp? Liệu Tiền Tăng huyết áp có nguy hiểm như Tăng huyết áp? Hãy cùng Ngày Đầu Tiên tìm hiểu câu trả lời qua video ngắn sau:

Tiền tăng huyết áp có nguy hiểm không?

Theo dõi huyết áp tại nhà là hoạt động quan trọng trong điều trị tăng huyết áp. Hy vọng bài viết này giúp bạn đọc nắm được kĩ năng đo và đọc số huyết áp đúng. Từ đó có thể kiểm soát huyết áp ổn định hơn.

Nguồn tham khảo:

  1. Blood pressure readings explained
  2. Diastole vs. Systole: Know Your Blood Pressure Numbers

BS. CKII. Nguyễn Quang Dũng

Trưởng Khoa Tim mạch Can thiệp - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Các bài viết khác từ BS. CKII. Nguyễn Quang Dũng

Bài viết đã được soạn thảo, kiểm tra và phê duyệt bởi đội ngũ bác sĩ, dược sĩ từ Hội Tim mạch học Việt Nam với đại diện là Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Đặng Vạn Phước – Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam

Ngày đăng: 19 Tháng Năm, 2021 ∙ Cập nhật lần cuối: 22 Tháng Bảy, 2021

Chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương là gì?

Huyết áp và bệnh huyết áp là những cái tên phổ biến mà bất cứ ai cũng đã biết và nghe đến? Hay như chúng ta thường kháo nhau rằng "Tôi bị bệnh huyết áp cao" hay "Tôi chóng mặt và buồn nôn hình như tôi đang bị huyết áp thấp". NHƯNG vấn đề cơ bản huyết áp là gì? Hay cách sử dụng máy đo huyết áp điện tử như thế nào? Vậy thì nếu bạn đang quan tâm vấn đề này, thì nên đọc bài viết sau đây để có cái nhìn tổng quan hơn về bệnh huyết áp, cũng như cách nhận biết chỉ số huyết áp để hiểu được sức khỏe của mình đang ở giai đoạn nào, để từ đó mà có những phương pháp chăm sóc và điều hướng cách sinh hoạt, phòng ngừa cho bản thân.

Nội dung

Biết bệnh huyết áp thông qua chỉ số tâm thu và huyết áp tâm trương?
  • Huyết áp là gì?
  • Thế nào là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương?
  • Đoán bệnh nhờ huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương?
Sự chênh lệch của chỉ số đo huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương nói lên điều gì?
  • Huyết áp tâm thu cao hơn huyết áp tâm trương?
  • Huyết áp tâm thu nhỏ hơn huyết áp tâm trương?

1. Huyết áp tâm trương là gì?

Huyết áp là áp lực mà máu tác động lên thành động mạch. Có 3 yếu tố tạo thành huyết áp là: sức co bóp của tim, lưu lượng máu trong động mạch và sức cản ngoại vi. Huyết áp được xác định bằng 2 chỉ số là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Huyết áp tâm trương hay còn gọi là huyết áp tối thiểu. Đây là áp lực của máu ở điểm thấp nhất khi tim ở thì tâm trương, lúc tim nghỉ. Lúc này, không có sức đẩy của tim, nhưng nhờ có tính đàn hồi nên khi thành mạch co lại tạo nên áp lực đẩy máu đi. Do vậy, ở thời điểm này, máu vẫn lưu thông và huyết áp vẫn tồn tại.

Còn thời điểm áp lực máu trong động mạch lên mức cao nhất khi tim co bóp tạo nên huyết áp tâm thu hay còn gọi là huyết áp tối đa.

Huyết áp tâm trương là áp lực của máu khi tim nghỉ. Chỉ số này tăng trên 90mmHg thì được gọi là cao.

Huyết áp tâm thu là gì? chỉ số bao nhiêu là tốt với người bình thường

Bạn đang tìm hiểu về huyết áp tâm thu là gìchỉ số đo huyết áp theo từng độ tuổi như thế nào để biết được tình trạng bình thường hay có nguy cơ cao hay tụt huyết áp, vậy hãy cùng xem topic này nhé.

Tại sao phải hiểu biết về các chỉ số huyết áp?

Việc hiểu được những con số này thì thật ra không dễ chút nào vì chúng chứa những từ ngữ chuyên môn như “tâm thu”, “tâm trương”, “mi-li-mét thủy ngân” [mmHg]. Tuy phức tạp, nhưng bạn vẫn phải hiểu chúng để có thể kiểm soát được huyết áp của mình, điều quan trọng là bạn phải biết ở mức nào được xem là bình thường, cũng như khi nào thì huyết áp bạn được xem là quá cao. Nếu bạn hiểu được những khái niệm đó thì bạn sẽ có thể tự đọc được kết quả xét nghiệm huyết áp của mình.

Tin liên quan

  • Bệnh huyết áp cao và tất cả những điều bạn cần biết
  • Trị huyết áp cao – thế nào mới là đúng cách?
  • Hoa hoè – Thảo dược quý trong điều trị huyết áp cao

Video liên quan

Chủ Đề