Xe Dream đi có mùi khét

Phanh xe ô tô có mùi khét khiến người ngồi trên xe không thoải mái và hơn hết, đây là dấu hiệu nhận biết chiếc xe đang gặp vấn đề, cần tìm cách khắc phục kịp thời.

Phanh quá nhiều

Phanh quá nhiều lần, phanh trong thời gian lâu hoặc phanh gấp chính là nguyên nhân khác khiến phanh quá nóng. Nếu lái xe ở địa hình đồi núi, mùi khét có thể bốc lên trong lúc bạn đạp phanh khi xuống dốc. Điều tương tự cũng xảy ra khi phanh gấp, ngay cả khi ở điều kiện giao thông bình thường.

Sử dụng phanh trong vài phút sẽ tạo điều kiện cho nhiệt từ ma sát liên tục tích tụ, tạo ra mùi cao su khét. Nếu tiếp tục như vậy, dầu phanh sẽ bắt đầu sôi và có thể tạo ra khói đi kèm mùi khét. Tệ hơn nữa, phanh bị nóng quá mức sẽ làm cho hiệu suất phanh giảm đáng kể.

Xe Dream đi có mùi khét
Phanh quá nhiều lần, phanh trong thời gian lâu hoặc phanh gấp chính là nguyên nhân khác khiến phanh quá nóng

Bộ phận phanh bị mòn

Các má phanh và rôto phanh tản nhiệt thông qua vật liệu của chúng. Khi các bộ phận phanh này bị mòn đi, khả năng tản nhiệt cũng giảm đi nên có thể tạo ra mùi nhựa khét do chúng nóng lên nhanh hơn. Thêm vào đó, lượng nhiệt dư thừa này còn có thể làm nóng dầu phanh.

Điểm sôi của dầu phanh giảm xuống theo thời gian. Khi có nhiệt dư thừa, một số dầu phanh lâu ngày có thể chuyển từ chất lỏng không nén được thành khí nén. Do đó, áp suất thủy lực từ chân phanh đã giảm. Vì vậy, người dùng phải nhấn chân phanh nhiều hơn để kẹp phanh siết chặt má phanh. Điều này sẽ làm tăng độ mòn của các bộ phận phanh đã cũ.

Má phanh mới

Thực tế, má phanh mới được phủ một lớp nhựa và có thể tạo ra mùi cao su cháy khi sử dụng ban đầu. Đây là điều bình thường và không có lý do gì để lo lắng trừ khi phanh mới không hoạt động hoặc mùi này tiếp diễn trong hơn một vài ngày.

Xe Dream đi có mùi khét
Quên nhả phanh tay khi lái có thể khiến xuất hiện mùi khét

Quên nhả phanh tay khi lái

Đây có lẽ là lý do phổ biến nhất dẫn đến mùi cao su cháy từ phanh sau của ô tô. Thực tế, phanh sau là nơi thường đặt cơ cấu phanh khẩn cấp (còn gọi là phanh đỗ xe hoặc phanh tay). Việc xe đã chạy được quãng đường đủ dài và đồng thời sử dụng phanh tay có thể gây ra hiện tượng phanh quá nóng và dẫn đến mùi cao su cháy.

Cách tốt nhất để tránh điều này là cố gắng nhả phanh tay khi bạn đã chuyển số. Bên cạnh đó, hãy nhìn lướt qua bảng điều khiển để đảm bảo đèn phanh đỗ xe đã tắt trước khi bạn nhấn ga.

Kẹp phanh bị kẹt

Khi kẹp phanh bị kẹt, nó sẽ không thể giải phóng lực kẹp trên rôto phanh. Trong trường hợp như vậy, bạn có thể nhận thấy mùi khét từ phanh hoặc thậm chí xuất hiện cả khói.

Xi-lanh bánh xe bị kẹt

Nếu ô tô của bạn sử dụng hệ thống phanh tang trống ở phanh sau, thì xi-lanh bánh xe bị kẹt có thể gây ra mùi cao su cháy. Thực tế, phanh tang trống tản nhiệt kém hiệu quả hơn phanh đĩa nên sự ma sát liên tục sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng hơn đối với loại phanh này.

Ống dẫn dầu phanh bị biến dạng

Dầu phanh được dẫn từ xi-lanh chủ đến cơ cấu phanh ở bánh xe. Nếu ống dẫn dầu phanh bị biến dạng, áp suất dầu phanh có thể đi vào kẹp phanh nhưng lại không thể thoát ra ngoài. Áp suất liên tục sẽ khiến má phanh áp chặt vào rôto, do đó dẫn tới các triệu chứng tương tự như khi kẹp phanh bị kẹt.

Đăng tải 28/04/2018 14:31 -

Đây là tình trạng khá hay gặp đối với các dòng xe máy cũ, đặc biệt là xe máy số cũ

Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]

    Là một trong những phương tiện giao thông chủ yếu hiện nay của người dân Việt Nam, xe máy vừa linh động vừa có mức giá phù hợp với túi tiền.

    Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, xe máy cũng có thể gặp phải một số trục trặc, và một trong số đó là việc xe bị nóng trong quá trình di chuyển. Vậy nguyên nhân tình trạng xe máy bị nóng khi di chuyển là gì? Cách khắc phục như thế nào? Cùng Websosanh tìm hiểu và cho mình câu trả lời.

    Xe Dream đi có mùi khét
    Xe máy bị nóng phải xử lý như thế nào

    1. Xe máy bị nóng có thể do…tắc đường

    Tắc đường, mật độ xe cộ lớn, nhiệt thải ra cũng nhiều trong khi đó hầu hết các dòng xe máy trên thị trường hiện nay, đặc biệt là xe máy số đều sử dụng hệ thống làm mát bằng không khí.

    Do đó, việc tắc đường lâu, là nguyên nhân khiến cho xe máy bị nóng, và với tình huống này bạn không cần quá lo lắng, đồng thời hạn chế đi vào những giờ cao điểm hoặc chọn lựa cho mình lộ trình đường thông thoáng hơn.

    2. Xe máy bị nóng có thể là do hệ thống dầu nhớt kém chất lượng

    Do một nguyên nhân nào đó, có thể là sử dụng lâu không thay hoặc là bị thợ thay cho dầu nhớt kém chất lượng, khả năng bôi trơn kém, làm giảm hiệu quả hoạt động bôi trơn, khiến động cơ bị ma xát nhiều hơn, các tạp chất trong nhớt càng khiến động cơ thêm nóng và do đó phát nóng ra bên ngoài.

    Các dòng xe mà di chuyển không quá lâu mà đã phát ra sức nóng bất thường thì bạn nên kiểm tra hệ thống dầu nhớt, và thay thế mới để đảm bảo động cơ được hoạt động trơn chu nhất.

    3. Xe máy bị nóng có thể do lọc gió bị bẩn

    Lọc gió là bộ phận lọc không khí nhằm đưa tới khoang đốt đủ lượng oxy cho quá trình đốt (theo một tỉ lệ nhất định). Nếu lọc gió bẩn, quá trình đốt nhiên liệu bị thiếu oxy khiến xăng không cháy hết, dẫn tới tình trạng ống pô bị thoát ra khí bẩn, lâu ngày bị kẹt, và gây nóng.

    Để giải quyết tình trạng này, người dùng cần chú ý thay lọc gió mới cho động cơ và vệ sinh sạch sẽ các bộ phận để đảm bảo hiệu quả trong quá trình sử dụng.

    Ngoài các nguyên nhân chính trên đây thì xe máy bị nóng cũng có thể do khá nhiều các nguyên nhân khác về động cơ, bộ phận tản nhiệt. Nếu không có đủ kinh nghiệm thì bạn nên mang tới các quán sửa chữa hoặc trung tâm bảo hành của hãng xe đó.

    Mong rằng với những thông tin trên đây bạn đã nắm bắt được các thông tin về nguyên nhân và cách khắc phục xe máy bị nóng trong quá trình di chuyển.