16 đơn vị đủ điều kiện cấp chứng chỉ tin học đáp ứng tt03 2014 tt-btttt

Ngày 17/05/2018     49,308 lượt xem

1. Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về Chuẩn yêu cầu kỹ năng sử dụng Công nghệ thông tin hiện nay gồm 2 mức độ:

- Kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản [6 môđun]

- Kỹ năng sử dụng CNTT nâng cao [9 môđun]

2. Thông tư liên tịch số 17/2016/TTLT-BGD ĐT-BTTTT ngày 21/6/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Thông tin và Truyền thông quy định tổ chức thi và cấp chứng chỉ Ứng dụng CNTT;

2.1. Thông tin cần biết về chứng chỉ ứng dụng CNTT

- Theo quy định hiện hành đối với người tham gia tuyển dụng mới, thi chuyển ngạch, bậc…; xếp hạng chức danh nghề nghiệp đối với cán bộ công chức, viên chức thì cần phải đáp ứng điều kiện là “phải có chứng chỉ ứng dụng CNTT cơ bản hoặc nâng cao” tùy theo nơi tuyển dụng hoặc vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp.

- Người đã có một trong các loại chứng chỉ tin học ứng dụng A, B, C đã cấp trước đây thì có giá trị tương đương chứng chỉ ứng dụng CNTT cơ bản [theo Khoản 2, Điều 23 của Thông tư 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT ngày 21/6/2016].

- Từ ngày 10/8/2016, sẽ không tổ chức đào tạo cấp chứng chỉ tin học ứng dụng A, B, C nữa [trừ những khóa đào tạo triển khai trước 10/8/2016], chỉ tổ chức đào tạo để sát hạch cấp chứng chỉ ứng dụng CNTT cơ bản hoặc nâng cao [Theo công văn số 6078/BGDĐT-GDTX ngày 13/12/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo].

- Đối với những người chưa đáp ứng yêu cầu quy định về chuẩn CNTT [đặc biệt là người tham gia tuyển dụng mới, CBCCVC] thì phải có chứng chỉ ứng dụng CNTT cơ bản hoặc nâng cao [Theo quy định mới].

2.2. Nội dung thi cấp chứng chỉ Ứng dụng CNTT cơ bản

- Hội đồng thi sẽ có hệ thống máy tính được kết nối mạng LAN [có 01 máy chủ] để phục vụ cho thí sinh làm bài.

- Nội dung thi sát hạch cấp chứng chỉ ứng dụng CNTT cơ bản  gồm 2 bài thi.

+ Bài thi trắc nghiệm: Người dự thi phải làm bài thi trực tiếp trên máy tính, câu hỏi do phần mềm tạo ra từ ngân hàng câu hỏi và được chấm tự động [Ngân hàng có ít nhất 700 câu hỏi đảm bảo chuẩn của 6 mô đun]. Máy tính sẽ có đồng hồ đếm ngược, hết thời gian làm bài thì sẽ tự động khóa.

Thi thực hành gồm 60 phút [gồm kiến thức, kỹ năng cơ bản về: máy tính,  Word, Excel, Powerpoint, kiến thức cơ bản về Internet], làm bài thi và lưu trên máy tính [Thí sinh nộp file cho Ban Chấm thi trên máy chủ].

 2.3. Nội dung thi cấp chứng chỉ Ứng dụng CNTT nâng cao

- Đối tượng dự thi: Là người đã có chứng chỉ ứng dụng CNTT cơ bản theo chuẩn quy định tại Thông tư 03/2014 [những học viên chỉ có chứng chỉ Tin học ứng dụng A, B, C mà chưa dự kiểm tra sát hạch chứng chỉ ứng dụng CNTT cơ bản thì không được dự thi sát hạch cấp chứng chỉ ứng dụng CNTT nâng cao].

- Hội đồng thi sẽ có hệ thống máy tính được kết nối mạng LAN [có 01 máy chủ] để phục vụ cho thí sinh làm bài.

- Nội dung thi sát hạch cấp chứng chỉ ứng dụng CNTT nâng cao gồm 2 bài thi.

+ Bài thi trắc nghiệm: Người dự thi phải làm bài thi trực tiếp trên máy tính 20 câu/30 phút, câu hỏi do phần mềm tạo ra từ ngân hàng câu hỏi và được chấm tự động [Ngân hàng có ít nhất 1350 câu hỏi đảm bảo chuẩn của 9 mô đun].

Thi thực hành gồm 90 phút [gồm kiến thức, kỹ năng cơ bản về: máy tính, Cơ sở dữ liệu, Word, Excel, Powerpoint, access, Internet, thiết kế đồ họa, biên tập ảnh, thiết kế Website…], làm bài thi và lưu trên máy tính [Thí sinh nộp file cho Ban Chấm thi trên máy chủ].

3. Hướng dẫn tổ chức đăng ký học tập, ôn thi

- Đăng ký tại Trung tâm Công nghệ thông tin - Học viện Ngân hàng, Số 12 Chùa Bộc, Đống Đa, Hà Nội.

- Hướng dẫn ôn đối với thí sinh tự do:

+ Học viên đăng ký dự thi sẽ được cấp một “mã” để ôn trực tiếp, làm bài thử trên hệ thống trực tuyến.

+ Nội dung thực hành sẽ được ôn tập trực tiếp tại Trung tâm.

- Đối với đối tượng tham gia học tập sẽ được giảng dạy trực tiếp cả nội dung lý thuyết và thực hành [theo từng lựa chọn phù hợp với kiến thức tích lũy được của học viên].

4. Trích dẫn các văn bản quy định của các lĩnh vực về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp yêu cầu phải có chứng chỉ ứng dụng CNTT quy định tại Thông tư 03/TT-BTTTT:

- Thông tư liên tịch số 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 28/11/2014 giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập;

- Thông tư liên tịch số 20, 21, 22, 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/9/2015 giữa Bộ Nội vụ và Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên các cấp mầm non; tiểu học công lập; trung học cơ sở công lập; trung học phổ thông công lập;

- Thông tư số 11/2014/TT-BNV ngày 9/10/2014 của Bộ Nội vụ quy định chức danh, mã ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức hành chính;

- Thông  tư liên tịch số 10/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 27/5/2015 giữa Bộ Nội vụ và Bộ Y tế về việc quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ; Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 7/10/2015 về việc quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dược;

- Thông tư liên tịch số 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV ngày 01/10/2014 giữa Bộ Nội vụ và Bộ Khoa học và Công nghệ về việc quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ;

- Thông tư số 18/2016/TT-BCA ngày 01/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Công an ban hành quy định tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, chỉ huy trong Công an nhân dân;

- Các văn bản lĩnh vực lao động, lưu trữ, Nông nghiệp, Tài nguyên môi trường, Văn hóa, thể thao và du lịch…

Bộ GD-ĐT vừa công bố danh sách các đơn vị được tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.

Chứng chỉ ngoại ngữ theo khung năng lực 6 bậc

Theo đó, có 16 trường đại học được phép cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam [tiếng Anh], cụ thể:

1. Trường đại học Sư phạm TP.HCM

2. Trường đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế

3. Trường đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội

4. Trường đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng

5. Đại học Thái Nguyên

6. Trường đại học Cần Thơ

7. Trường đại học Hà Nội

8. Trường đại học Sư phạm Hà Nội

9. Trường đại học Vinh

10. Học viện An ninh nhân dân

11. Trường đại học Sài Gòn

12. Trường đại học Ngân hàng TP.HCM

13. Trường đại học Trà Vinh

14. Trường đại học Văn Lang

15. Trường đại học Quy Nhơn

16. Trường đại học Tây nguyên

Chứng chỉ ngoại ngữ cho cán bộ ra đề, chấm thi

Có 5 trường đại học được phép cấp chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ ra đề thi ngoại ngữ; chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ chấm thi nói và viết ngoại ngữ, gồm:

1. Trường đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng

2. Trường đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế

3. Trường đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội

4. Trường đại học Sư phạm TP.HCM

5. Đại học Thái Nguyên

Chứng chỉ tiếng Việt dùng cho người nước ngoài

Có 9 trường được phép cấp chứng chỉ tiếng Việt dùng cho người nước ngoài, gồm:

1. Trường đại học Cửu Long

2. Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội

3. Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia TP.HCM

4. Trường đại học Sư phạm Hà Nội

5. Trường đại học Sư phạm Hà Nội 2

6. Trường đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng

7. Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên

8. Trường Hữu Nghị T78

9. Trường Hữu nghị 80

181 cơ sở cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin

Có 135 trường đại học, học viện; 46 sở giáo dục - đào tạo được phép cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin. Tên trung tâm thực hiện việc sát hạch sẽ do trường đại học, học viện, Sở GD-ĐT công bố. Cụ thể 181 đơn vị như sau:

Tin liên quan

Ngày 12/1, Sở GD&ĐT Hà Nội tiếp tục ra văn bản số 77/SGD&ĐT-VP thông báo danh sách 16 cơ sở đủ điều kiện cấp chứng chỉ công nghệ thông tin [CNTT] theo Thông tư 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 trên cơ sở kết quả thẩm định, đánh giá năng lực của từng đơn vị liên quan.

Trong số các đơn vị được Sở GD&ĐT Hà Nội công bố lần này, ngoài Đại học Bách khoa Hà Nội, Học viện Cảnh sát nhân dân, Học viện An ninh nhân dân còn có Viện Công nghệ Thông tin [thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội].

Trước khi Sở GD&ĐT Hà Nội ra văn bản thông báo này, từ tháng 5/2016, Viện Công nghệ Thông tin đã tổ chức nghiên cứu, xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng CNTT đáp ứng “Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT” tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT. Chương trình đào tạo này đã được thẩm định bởi Hội đồng chuyên môn có sự tham gia của đại diện lãnh đạo của Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội và lãnh đạo Vụ CNTT thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông - đơn vị trực tiếp soạn thảo và xây dựng “Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT”.

Thông báo của Sở GD&ĐT Hà Nội

Ngày 19/05/2016, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có văn bản số 1619/BTTTT-CNTT nêu ý kiến ủng hộ Viện Công nghệ Thông tin xây dựng chương trình, tổ chức đào tạo và triển khai bồi dưỡng theo “Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT” và khẳng định chương trình đào tạo bồi dưỡng của Viện Công nghệ Thông tin đã đáp ứng được các yêu cầu, mục tiêu của “Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT” được ban hành kèm theo Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT.

Chương trình đào tạo, bồi dưỡng cấp chứng chỉ kỹ năng CNTT của Viện Công nghệ Thông tin đã được triển khai từ giữa tháng 6/2016 đến nay, thu hút được nhiều học viên tham gia. Mẫu phôi chứng chỉ kỹ năng CNTT của Viện Công nghệ Thông tin thuộc hệ thống phôi chứng chỉ của Đại học Quốc gia Hà Nội phê duyệt.  

Về văn bằng, chứng chỉ của Đại học Quốc gia Hà Nội, ngày 26/3/2014 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 26/2014/QĐ-TTg quy định về Tổ chức và hoạt động của Đại học Quốc gia và các cơ sở giáo dục đại học thành viên. Theo Điều 17, khoản 3 - Về văn bằng, chứng chỉ, Quyết định nêu rõ: Đại học quốc gia được quyền in các loại văn bằng, chứng chỉ theo mẫu riêng phù hợp với hệ thống văn bằng, chứng chỉ của Nhà nước…”.

Danh sách các đơn vị đủ điều kiện cấp chứng chỉ CNTT

Theo quy định tại Thông tư Liên tịch số 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT ngày 21/6/2016 của liên Bộ GD&ĐT và Bộ TTTT quy định hoạt động tổ chức thi và cấp chứng chỉ ứng dụng CNTT đáp ứng Thông tư 03/2014/TT-BTTTT, các đơn vị cấp chứng chỉ phải đảm bảo được các điều kiện như: Quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị của trung tâm sát hạch [có phòng thi, phòng chức năng đủ để tổ chức cả 2 phần thi trắc nghiệm và thực hành; có hệ thống CNTT đảm bảo cho việc tổ chức thi trên máy]; Quy định về nhân sự của trung tâm sát hạch [có giám đốc và ít nhất một phó giám đốc có năng lực quản lý, chỉ đạo và có bằng tốt nghiệp đại học trở lên; có ít nhất 10 cán bộ ra đề thi và giám khảo có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành CNTT trở lên, có kinh nghiệm trong công tác ra đề và chấm thi; có đội ngũ giám thị, kỹ thuật viên đáp ứng yêu cầu sử dụng các thiết bị CNTT, âm thanh, hình ảnh phục vụ cho việc tổ chức thi và chấm thi]; Quy định về ngân hàng câu hỏi thi trắc nghiệm [ngân hàng câu hỏi thi trắc nghiệm kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản; ngân hàng câu hỏi thi trắc nghiệm kỹ năng sử dụng CNTT nâng cao]…

Căn cứ các quy định này, Viện Công nghệ Thông tin đã tổ chức Hội đồng có sự tham gia của đại diện lãnh đạo Sở GD&ĐT, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội để thẩm định các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực của Trung tâm sát hạch, bộ phần mềm và ngân hàng câu hỏi đáp ứng các quy định tại Thông tư Liên tịch số 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT ngày 21/6/2016 của liên Bộ GD&ĐT và Bộ TTTT quy định hoạt động tổ chức thi và cấp chứng chỉ ứng dụng CNTT.

Như vậy, văn bản số 77/SGD&ĐT-VP ngày 12/01/2017 thông tin về 16 đơn vị trên địa bàn Hà Nội đủ điều kiện tổ chức thi và cấp chứng chỉ ứng dụng CNTT theo chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT quy định tại Thông tư 03/2014/TT-BTTTT lại một lần nữa khẳng định Viện Công nghệ Thông tin là đơn vị có đầy đủ các điều kiện và thẩm quyền để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra, sát hạch và cấp các chứng chỉ tin học đáp ứng “Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT” theo Thông tư 03/2014/TT-BTTTT.

HUYỀN NHUNG

Video liên quan

Chủ Đề