Aloe vera là thuốc gì

Từ hàng ngàn năm nay, người ta đã sử dụng gel từ lá lô hội để chữa bệnh và làm mềm da. Trên thực tế, lô hội từ lâu cũng là một phương pháp điều trị dân gian cho nhiều bệnh như táo bón và rối loạn trên da.

Nghiên cứu cho thấy, lô hội (Aloe) có thể được sử dụng như một phương pháp điều trị da, ít nhất là trong các điều kiện cụ thể. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng gel lô hội có thể có hiệu quả trong điều trị bệnh vảy nến, bã nhờn, gàu, bỏng nhẹ và trầy xước da, cũng như các tổn thương da do phóng xạ. Gel lô hội cũng có tác động tích cực trong việc điều trị các vết loét sinh dục ở nam giới.

Aloe vera là thuốc gì

Gel lô hội có thể sử dụng như một phương pháp điều trị da

Cũng có bằng chứng chứng minh rằng nước ép lô hội có chứa latex, nếu uống trực tiếp sẽ là một loại thuốc nhuận tràng mạnh. Trên thực tế, nước ép lô hội đã từng được bán trong các loại thuốc táo bón không kê đơn. Tuy nhiên, vì sự an toàn của lô hội chưa được nghiên cứu một cách toàn diện, FDA đã đưa ra yêu cầu vào năm 2002 rằng các loại thuốc nhuận tràng không kê đơn có chứa lô hội có thể được điều chỉnh hoặc loại bỏ khỏi các quầy thuốc.

Gel lô hội uống trực tiếp giúp giảm lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường. Nó cũng có thể giúp giảm cholesterol.

Nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng lô hội sẽ giúp điều trị một số tình trạng tổn thương sau:

Sử dụng gel lô hội dường như rút ngắn thời gian chữa lành vết thương cho vết bỏng độ một và độ hai. Gel lô hội cũng có thể thúc đẩy chữa lành vết thương.

Nghiên cứu cho thấy rằng gel lô hội được sử dụng vào buổi sáng và buổi tối, ngoài việc sử dụng thuốc trị mụn theo toa tại chỗ tretinoin (Retin-A, Atralin, các loại khác), có thể đem lại hiệu quả hơn trong việc giảm mụn trứng cá so với chỉ sử dụng thuốc theo toa.

Aloe vera là thuốc gì

Gel lô hội có thể giúp giảm mụn trứng cá

Kem chiết xuất lô hội có thể làm giảm mẩn đỏ, đóng vảy, ngứa và viêm do bệnh vẩy nến nhẹ đến trung bình. Bạn có thể cần sử dụng kem nhiều lần trong ngày trong một tháng (hoặc hơn) để thấy sự cải thiện trên làn da.

  • Nhiễm virus Herpes đơn giản:

Sử dụng một loại kem có chứa chiết xuất lô hội có thể giúp các tổn thương mau lành hơn.

  • Phát ban trên da hoặc miệng:

Nghiên cứu cho thấy rằng sử dụng gel lô hội 2 lần mỗi ngày trong 8 tuần có thể giúp giảm các triệu chứng của tình trạng phát ban trên da hoặc miệng.

Việc sử dụng lô hội qua đường uống có hiệu quả trong điều trị táo bón hay không vẫn chưa rõ ràng. Bên cạnh việc hoạt động như một thuốc nhuận tràng, nhựa lô hội cũng có thể gây ra chuột rút bụng và tiêu chảy.

Đã có bằng chứng cho thấy sử dụng kem chiết xuất từ lô hội 0,5% ba lần mỗi ngày làm tăng tỷ lệ chữa lành ở nam giới bị mụn rộp sinh dục.

Nghiên cứu ban đầu cho thấy rằng bôi gel lô hội ở mỗi bên phía trong của má ba lần mỗi ngày trong 3 tháng giúp cải thiện tình trạng bỏng rát, khả năng mở miệng và sự linh hoạt của má ở những người mắc bệnh ngậm miệng xơ hóa.

Một nghiên cứu khác cho thấy rằng bôi gel lô hội 2 lần mỗi ngày trong tối đa 6 tháng cùng với các phương pháp điều trị khác có thể làm giảm tình trạng bỏng rát và cải thiện chuyển động của miệng. Nghiên cứu bổ sung cho thấy rằng bôi gel lô hội 3 lần mỗi ngày và uống nước ép lô hội hai lần mỗi ngày trong 3 tháng giúp cải thiện tình trạng bỏng rát, khả năng mở miệng, linh hoạt của má và chuyển động lưỡi.

Nghiên cứu cho thấy dùng một sản phẩm lô hội cụ thể (phức hợp Aloe QĐM, Univera Inc., Seoul, Hàn Quốc) có chứa 147 mg gel lô hội 2 lần mỗi ngày trong 8 tuần giúp giảm trọng lượng cơ thể và khối lượng mỡ ở những người thừa cân, béo phì mắc bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường.

Aloe vera là thuốc gì

Lô hội cũng có thể dùng để giảm cân

Đối với người lớn, bổ sung lô hội cần lưu ý một số điểm sau:

  • Với đối tượng bị táo bón: Sử dụng 100-200 mg lô hội hoặc 50 mg chiết xuất lô hội uống vào buổi tối. Ngoài ra, có thể sử dụng một viên nang 500 mg có chứa lô hội, bắt đầu với liều một viên mỗi ngày và tăng lên ba viên mỗi ngày theo yêu cầu.
  • Với bệnh nhân bị tiểu đường: Liều lượng sử dụng lô hội hiệu quả nhất cho bệnh tiểu đường vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng. Nhiều liều lượng và dạng lô hội đã được sử dụng trong 4 đến 14 tuần, bao gồm dạng bột, chiết xuất và nước ép. Liều lượng bột từ 100-1000 mg mỗi ngày; liều lượng nước ép từ 15-150 mL mỗi ngày.
  • Với trường hợp bị xơ hóa niêm mạc miệng: Sử dụng nước ép lô hội nguyên chất 30ml hai lần mỗi ngày cùng với việc bôi gel lô hội nguyên chất tại các tổn thương ba lần mỗi ngày trong 3 tháng.
  • Để giảm cân: Sử dụng gel chứa 147mg lô hội với tần suất 2 lần/ngày trong vòng 8 tuần.
  • Đối với mụn trứng cá: Dùng gel 50% lô hội vào buổi sáng và buổi tối sau khi rửa mặt, cùng với một đơn thuốc gọi là gel tretinoin vào buổi tối.
  • Đối với bỏng: Bôi kem lô hội và dầu ô liu hai lần mỗi ngày trong 6 tuần. Ngoài ra, bôi gel lô hội hoặc kem hai lần hoặc ba lần mỗi ngày sau khi thay băng vết thương, hoặc cứ sau ba ngày cho đến khi vết bỏng lành.
  • Đối với mụn rộp: Sử dụng loại kem chứa 0,5% chiết xuất lô hội với tần suất ba lần mỗi ngày trong 5 ngày liên tiếp trong khoảng thời gian 2 tuần.
  • Đối với phát ban ngứa trên da hoặc miệng (Lichen planus): Dùng gel lô hội bôi hai đến ba lần mỗi ngày trong 8 tuần. Hai muỗng nước súc miệng lô hội, ngậm trong 2 phút rồi nhổ, dùng bốn lần mỗi ngày trong một tháng.
  • Đối với tình trạng xơ hóa niêm mạc miệng: Dùng 5mg gel lô hội bôi ở mỗi bên má ba lần mỗi ngày trong 3 tháng. Sử dụng gel lô hội nguyên chất cho các tổn thương ba lần mỗi ngày trong 3 tháng, cùng với uống nước ép lô hội nguyên chất 30ml hai lần mỗi ngày.
  • Đối với bệnh vẩy nến: Sử dụng kem chiết xuất 0,5% lô hội bôi ba lần mỗi ngày trong 4 tuần.

Gel lô hội thường được coi là an toàn khi áp dụng thích hợp cho da. Nó có thể an toàn nếu dùng liều phù hợp trong một thời gian ngắn.

Mủ lô hội hoặc chiết xuất từ lá có thể không an toàn khi sử dụng ở liều cao. Uống 1 gram mủ lô hội trong vài ngày có thể gây suy thận cấp và có thể gây tử vong. Mủ lô hội cũng có khả năng gây ung thư. Các tác dụng phụ khác bao gồm chuột rút bụng và tiêu chảy. Sử dụng đường uống mủ lô hội và chiết xuất toàn lá không được khuyến cáo cho trẻ dưới 12 tuổi.

Aloe vera là thuốc gì

Không nên uống mủ lô hội ở liều cao

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng lô hội như:

Sử dụng nha đam tại chỗ có thể gây kích ứng da. Lô hội dùng đường uống có thể gây chuột rút và tiêu chảy. Điều này có thể gây mất cân bằng điện giải trong máu của những người ăn lô hội trong hơn một vài ngày. Nó cũng có thể nhuộm màu đại tràng, gây khó khăn cho việc hình dung đại tràng trong khi nội soi, vì vậy cần tránh uống lô hội trong một tháng trước khi nội soi. Gel lô hội dùng tại chỗ hoặc uống, không chứa aloin, có thể gây kích ứng đường tiêu hóa.

Không thoa lô hội tại chỗ cho vết cắt sâu hoặc bỏng nặng. Những người dị ứng với tỏi, hành và hoa tulip có nhiều khả năng bị dị ứng với lô hội. Không nên uống lô hội nếu bạn có vấn đề về đường ruột, bệnh tim, bệnh trĩ, các vấn đề về thận, tiểu đường hoặc mất cân bằng điện giải.

Nếu bạn dùng bất kỳ loại thuốc nào thường xuyên, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi bạn bắt đầu sử dụng bổ sung lô hội. Nó có thể tương tác với các loại thuốc và chất bổ sung như thuốc trị tiểu đường, thuốc trợ tim, thuốc nhuận tràng, steroid và rễ cây cam thảo. Việc sử dụng đường uống gel lô hội cũng có thể ngăn chặn sự hấp thụ của các loại thuốc dùng cùng một lúc.

Không nên sử dụng lô hội cho trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Nguồn tham khảo: mayoclinic.org; webmd.com

XEM THÊM:

Cây thuốc truyền thống Aloe vera ( Lô hội – nha đam) là một loại cây trồng tiến hóa từ họ cây đinh tử hương, cùng họ với cây tỏi. Cả hai có đặc tính chữa bệnh và công dụng cung cấp dinh dưỡng.

Cây Aloe Vera lô hội nha đam với đặc tính phục hồi và chữa trị, đã được đề cập trong trong Kinh thánh cũng được chuyển sang chữ viết tượng hình cổ của người Ai Cập được Alexander Đại Đế mang theo trong cuộc trường chinh của ông là thuốc duy nhất làm dịu các vết thâm tím và vết thương.

Đến thời hiện đại Aloe Vera lô hội lại được tái phát hiện. Tuy nhiên ngày nay cây lô hội được thí nghiệm và các thử nghiệm lâm sàng có đối chứng để khẳng định chắc chắn công hiệu chữa bệnh của nó.

Một trong 200 loại lô hội, Aloe vera Barbadensis là một loại cây có đặc tính chữa bệnh và dinh dưỡng tốt nhất.

Cây lô hội có đặc tính dinh dưỡng tốt nhất là từ khoảng 2-3 năm tuổi.

Chất keo Aloe vera lấy trong lá mà phải bóc vỏ của nó, giải phóng một mô nhựa dính nom giống gelatin có chứa những đặc tính khác thường để làm thuốc.

Aloe vera là thuốc gì

Cho nên rất cần thiết phải có quy trình ổn định chất hoặc làm lạnh để trung hòa các tác động không mong muốn của sự ôxy hoá.

Các phòng thí nghiệm như Viện Khoa học và Y học Linus Pauling ở Palo Alto, California, Hội đổng quốc tế Cây Lô hội và Trường đại học Oklahoma đều nghiên cứu chính thức về cây lô hội.

Công dụng của Aloe Vera lô hội như thế nào mà để nó thành ra một sản phẩm tự nhiên tuyệt vời chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp?

Greg Henderson, Giám đốc Viện lâm sàng tự nhiên ở bang California, tiến sĩ Michael T.Murray, tiến sĩ Guillermo Pelly, BS. Jeffrey Bland, nhờ sự hỗ trợ của các thí nghiệm ở labô, đã lưu ý các đặc tính cây lô hội như sau:

Các đặc tính chính của cây Aloe Vera lô hội (nha đam)

Thoa lô hội trên vùng bị thương thì sẽ giảm đau. Khác với các sản phẩm khác hiện có, nó có khả năng thấm rất sâu. Aloe Vera Lô hội phong bế đau ở vết thương từ trong tận các lớp da sâu vì có các thành phần hoạt tính, xâm nhập sâu và chống viêm.

  1. Chống viêm và chống dị ứng

Aloe Vera Lô hội có hoạt động tương tự các steroid như cortison nhưng không có tác dụng phụ có hại. Quan trọng nhất là glycoprotein kiềm chế và loại trừ bradykinin là chất trung gian chủ yếu của quá trình đau và viêm, cũng có nhiều loại anthraquinon và các salicylat là chất chống viêm và chống đau có trong Aspirin. Lô hội có tác dụng rất tốt trong chữa lành vết trầy và bỏng ở da, bởi vì nó có chứa magiê lactat, một chất ức chế các phản ứng của histamin sinh ra do hệ thống miễn dịch để đáp ứng các kích ứng.

Cho nên bạn có thể sử dụng trong các loại viêm như viêm bao hoạt dịch, viêm khớp, hoặc thậm chí côn trùng cắn đốt. Để có công hiệu tốt nhất bạn nên thấm thuốc vào bông gòn đặt trên da và phải giữ cho lô hội khỏi bốc hơi.

Một điều quan trọng cần lưu ý là lô hội không chứa cotison, nhưng có chứa men và các thành phần khác có công dụng rất hữu hiệu giải đau trên vùng da bệnh.

  1. Tác dụng làm lành vết thương

Lô hội (Aloe vera) có chứa rất nhiều canxi, kali và kẽm, cũng như Vitamin E và c. Các chất khoáng này thúc đẩy sự tạo nên mạng lưới sợi xơ để giữ các huyết cầu đỏ trong máu, đẩy nhanh tiến trình làm lành da. Canxi giữ một val trò quan trọng trong hoạt động của hệ thống thần kinh và mô cơ. Nó cũng là chất xúc tác chính trong tất cả các quá trình chữa lành vết thương.

Đây là tác dụng loại bỏ da bị tổn thương để thay nó bằng các tế bào da mới. Nó cũng cho phép máu lưu thông tự do ở tĩnh mạch và động mạch, làm sạch các cục máu đông nhỏ.

Chống vi khuẩn: ngăn cản tác động phá huỷ của các vi khuẩn như salmonella và tụ cầu sinh ra mủ, chống escherichia coli, Streptococcus faecalis cũng như rất hiệu quả chống nấm Candida albicans v.v. Lô hội còn có tác dụng tuyệt vời loại trừ các vi khuẩn, cũng như chống nhiễm khuẩn nếu thoa trực tiếp lên vùng da bị tổn thương với nồng độ cao hơn 75%.

Chống virus: Chống được virus với nồng độ cao hơn 75% và áp trực tiếp lên virus. Lô hội cũng có tác dụng chống lại Trichomonas âm đạo. Acetyl-manosa có trong lô hội rất có hiệu quả chống lại một số virus. Hiện nay được tiêm để chữa một số bệnh bạch cầu và u xơ saccôm ở động vật và hiện đang nghiên cứu hỗ trợ AZT chống HIV (AIDS).

Chống nấm: Có dược tính chống nấm khi thoa trực tiếp lên nấm.

Trong lô hội có chứa hóc-môn kích thích tăng trưởng tế bào mới, đồng thời loại bỏ những tế bào già.

Canxi có trong lô hội điều chỉnh đến số lượng chất lỏng trong tế bào, duy trì sự cân bằng trong và ngoài, tạo ra các tế bào khỏe mạnh trong tất cả các mô.

Đối với ung thư da: Bác sĩ Faith Strickland ở Trung tâm ung thư Anderson thuộc Trường đại học Texas khẳng định rằng trong tương lai lô hội sẽ là một vũ khí chống lại căn bệnh ung thư da, bảo vệ hệ thống miễn dịch cho da chống lột các tác hại.

Một yếu tố quan trọng là lô hội có chứa 17 axit amin cần thiết để cơ thể tổng hợp protein và mô (protein là một mạng lưới được tạo thành từ sự kết hợp các axit amin). Ngoài ra còn chứa các chất khoáng như canxi, phốt pho, đồng, sắt, mangan, magiê, kali, natri, các nguyên tố thiết yếu cho sự trao đổi chất và hoạt động của tế bào.

Lô hội thúc đẩy quá trình trao đổi chất, sinh ra năng lượng cần thiết cho cơ thể. Trong lô hội có chứa vitamin c cũng đóng vai trò kích thích và tăng cường hệ thống tuần hoàn và hệ thống tim mạch. Trong cơ thể người không tự tổng hợp vitamin c nên chúng ta phải bổ sung từ bên ngoài, vitamin c rất quan trọng trong việc duy trì hệ thống miễn dịch, tuần hoàn và tiêu hóa cũng như ngàn chặn rất nhiều bệnh mà sẽ được đề cập trong cuốn sách này.

Lô hội chứa một số lượng lớn enzym (men) . Có một số enzym do cơ thể sản xuất (như tuyến tuy) còn một số thì không và phải được bổ sung từ bên ngoài. Trong quá trình tiêu hóa enzym sẽ chuyển hóa protein bằng cách phá vỡ chúng để tạo các axit amin, cacbon hyđrat thành đường (glucose) và mỡ thành axit béo. Các chất đã chuyển hóa này sau đó được ruột hấp thụ vào và đi vào hệ thống tuần hoàn.

Một thành phần khác của lô hội là aloin, được sử dụng như là thuốc nhuận tràng. Chất này được lấy từ vỏ lá lô hội.

Đối với các bệnh đường dạ dày – ruột thì lô hội dường như làm chậm quá trình làm rỗng dạ dày, ức chế tiết quá nhiều men pepsin và axit hydrochloric.

Chúng tôi khuyên bạn nên bắt đầu dùng lô hội với liều thấp 1 hay 2 auxơ mỗi ngày (khoảng 30-60g) để xem cơ thể bạn đáp ứng như thế nào, sau đó sẽ tàng lượng dùng.

Giải độc = Bài tiết + Tái sinh + Đồng hóa

Lần đầu tiên bạn uống Aloe Vera lô hội vào sẽ xảy ra tiêu chảy nhẹ, bởi vì nó sẽ tẩy sạch ruột, tẩy đi các vi khuẩn có từ những thức ăn nằm kẹt trong các nếp gấp trong ruột hoặc trong các túi thừa.Lô hộl (Aloe vera) có chứa kali cải thiện và kích thích gan và thận là các cơ quan chủ yếu tham gia giải độc. Trong lô hội có chứa axit uronic là chất loại trừ các chất độc ở trong tế bào.

Lô hội thấm sâu vào trong da và phục hồi những chất lỏng bị mất. Đồng thời sữa chữa những mô bị tổn hại từ trong ra ngoài, vết bỏng hay cháy nắng.

Lô hội chứa 18 trong số 23 loại axit amin (để tạo protein) cần cho cơ thể để hình thành tế bào và mô. Nó cũng chứa các enzym cần thiết để phân giải cacbon hyđrat, chất béo và protein trong dạ dày và đường ruột.

Lô hội chứa rất nhiều vitamin như B1, B5, B6, B12, A và C. Cũng như các chất khoáng như canxi, phốt pho, dồng, sắt, magiê, mangan, kali, và natri.

Lô hội là chất làm sạch tự nhiên vì nó có chứa chất dầu.

Mặt khác nó còn chứa các enzym tiêu protein, giúp phá hủy các mô chết, đồng thời làm sạch các vết thương.

Trị vết cắn đốt của côn trùng gây ngứa, rát.

Làm giãn các mao mạch, tăng cường lưu thông máu.

Aloe vera là thuốc gì

bởi vì trong lô hội có chất lignin (chất gỗ) nên nó có thể thấm sâu và làm phương tiện hoàn hảo chuyên chở các yếu tố khác mà nó liên kết để đưa vào tận bên trong da. Đó là lý do tạl sao hàng ngàn sản phẩm dược phẩm và mỹ phẩm pha trộn với lô hội Một số thí dụ:

  • Kết hợp với khuynh diệp và jojoba trị đau do thấm sâu vào ba lớp của da và các vùng cơ bắp.
  • Pha trộn với keo ong tạo nên một loại kem chống nhiễm trùng da tuyệt hảo.
  • Pha trộn với dầu dừa và chất chống nắng sẽ có kem chống nắng tuyệt hảo.
  1. Lồ hội không có phần ứng phụ
  2. Sử dụng lô hội trong nha khoa

Bác sĩ Timothy E. Moore của Trường đại học Oklahoma đã nghiên cứu ứng dụng lồ hội vào trong nha khoa và ông ta đã đạt được kết quả đáng ngạc nhiên ồng ta đã khẳng địng rằng kem đánh răng làm từ lô hội hoặc chiết dịch từ lô hội có khả năng chống chảy máu răng và viêm nướu lợi, chống sâu răng mà không mài mòn răng, kéo dài tuổi thọ răng đã bị sâu.

Lô hội trộn với dầu Jojoba trị nứt nẻ và phổng giộp môi.

  1. sử dụng lô hội trong chăm sóc sắc dẹp

Từ xa xưa lô hội đã dược nữ hoàng Cleopatr và Nefertifi sử dụng để làm đẹp. Cho đến ngày nay lô hội đã trở thành một dược phẩm chăm sóc sắc đẹp truyền thống, là một trong những thành phần quan trọng của nhiều loại mỹ phẩm. Điều quan trọng là làm sạch da mặt nhưng vẫn giữ cho bạn làn da mịn màng và mềm mại. Điều này đặc biệt quan trọng bởi vì da phải hứng chịu rất nhiều yếu tố như gió, bụi và ánh nắng mặt trời, sẽ làm mất đi nét trẻ trung của mặt. Lô hội có 2 thành phần là lignin (cellulose) và polysaccharid (cacbon hyđrat), thấm sâu vào lớp của da (biểu bì-trung bì, hạ bì), tẩy sạch đi vi khuẩn và cặn dầu bịt kín lỗ chân lông của bạn. Đồng thời các chất dinh dưỡng tự nhiên như các chất khoáng, vitamin, 19 axit amin và enzym, kích thích tái sinh tế bào mới, thay thế tế bào chết. Nếu như lớp biểu bì không tống khứ các bụi bặm và dầu này, lỗ chân lông sẽ bị bịt kín, ngăn cản tuyến mồ hôi bài tiết, da sẽ bị nhiễm trùng. Bởi vì lô hội có công hiệu tái sinh, làm lành vết thương, tăng tương lực có khả năng thấm sâu, cho nên được sử dụng làm kem giữ ẩm cho da, kem dưỡng da, kem lột mặt nạ, xà bông, kem massage, kem tẩy sạch da mặt v.v. cũng như kem chống nắng và các loại kem bảo vệ da.

Lô hội cũng được dùng dưới dạng kem bôi làm giảm đau và cứng cơ bap, bẹnh thap và chống mụn trứng cá dưới dạng keo gelatin.

Lô hội dễ dàng kết hợp với các sản phẩm tự nhiên khác và các sản phẩm gia dụng như dầu gội đầu và các chất tẩy rửa.

Aloe vera là thuốc gì

Lô hội có nhiều tên gọi khác nhau như Aloe Vera, Sabila, Savila, Zabila.

Sau dây là danh sách một số bệnh chủ yếu mà lô hội có thể hỗ trợ phòng chống, khống chế và điểu trị

  1. Mụn trứng cá
  2. Loét đường tiêu hóa và loét dạ dày
  3. Cao huyết áp
  4. Nhức đầu
  5. Bệnh nấm bàn chân
  6. Chứng mất ngủ
  7. Viêm tấy
  8. Táo bón
  9. Viêm đại tràng
  10. Bệnh lỵ
  11. Các chứng bệnh tiêu hóa
  12. Sẹo tỉa X quang
  13. Tuần hoàn kém
  14. Nhiễm trùng da
  15. Sung huyết mũi kinh niên
  1. Thiếu máu
  2. Bệnh thấp
  3. Đông máu tạo cục huyết khối
  4. Bệnh lao
  5. Đau cơ
  6. Viêm da
  7. Bỏng
  8. Ban ở da
  9. Bệnh xơ cứng rải rác
  10. Giãn tĩnh mạch
  11. Viêm khớp
  12. Ung thư dạ dày và đại tràng
  13. Viêm ruột
  14. Tiết bã nhờn và rụng tóc

Ngoài ra lồ hội còn: có các tác dụng

– Thấm sâu vào da

– Tái sinh tế bào

– Loại bỏ các tế bào chết (tác dụng tiêu sừng)

– Có tác dụng như kháng sinh

– Cung cấp năng lượng

– Giúp đỡ tiêu hóa 

– Giải độc

– Bù nước cho da

– Bổ dưỡng

– Chăm sóc sắc đẹp

Các thành phẩn hóa học và dinh dưỡng trong lô hội:

– Polysaccharid:     Cellulose, Glucose, L- rhamnose, aldopentose, galactose, xylose, arabinòse, mannose acetyl hoá (acemannan). Acemannan rất được các nhà nghiên cứu chú ý bởi vì là chất tuyệt vời kháng virus và tăng cường hệ thống miễn dịch. Gần đây họ đang tập trung nghiên cứu đề điểu trị virus HIV/AISD.

– Prostaglandins và axit béo: Axit. gammar/linolenic. Prostaglandins giúp giảm sưng, dị ứng và giúp chóng lành.

– Enzym: Oxidase, amylase, catalase, lipase, phosphatase kiềm.

– Antraquinon: Aloin, barbaloin, isobarbaloin, anthranol, aloetic acid, anthracen, ester của axit cinnamic, axlt hrysophanlc, dâu este hoá, resistannol, emodin, aloe- emodin.

Axit amin, vitamin và khoáng chất (theo danh sách dưới đây).

Khoáng chất:   Vitamin
– Canxi – Titan – Vitamin A
– Phốt pho – Kẽm – Vitamin C
-Đồng – Iốt – Vitamin B1
– Sắt – Lưu huỳnh – Vitamin B5
– Magiê – Nicken – Vitamin B6
– Mangan – Boron – Vitamin B12
– Kali    
– Natri    

 AXIT AMIN

Cẩn thiết : Không cẩn thiết:
– Lysin

– Leucin

– Axit aspatic

– Histidin

– Isoleucin

– Methionin

– Axit glutamic

– Serin

– Phenylalanin

-Trytophan

– Alanin

– Glycin
– Valin – Threonin
– Prolin – Arginin
   

LÔ HỘI (ALOE VERA)

1.  Tăng cường loại trừ chất độc

2.  Cải thiện đòng hoá

3.  Cải thiện dinh dưdng

4.  Tăng cường tái tạo tế bào

5.  Tăng cường năng lượng

LÔ HỘI CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG SỐNG