Báo cáo lao động bằng tiếng hàn nghĩa là gì

Theo thông tin từ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, mới đây nhân chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, Phó Chủ tịch Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc (HRD Korea) Kim Sung Jae đã có cuộc làm việc với lãnh đạo Bộ này về tiệc hợp tác nhân lực giữa hai nước.

Tại cuộc làm việc, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Nguyễn Bá Hoan cho biết, từ khi thực hiện Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài (Chương trình EPS) đến nay, Việt Nam đã đưa được hơn 126.900 lượt lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc.

Tính từ đầu năm đến hết tháng 10/2023, Việt Nam đã phái cử được gần 9.600 lao động, dự kiến cả năm 2023 phấn đấu đạt mục tiêu trên 10.000 lao động xuất cảnh sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình này.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan, đối với người lao động Việt Nam, Hàn Quốc là thị trường có thu nhập cao, gần gũi về văn hóa nên thu hút nhiều lao động lựa chọn sang làm việc.

Do đó, Thứ trưởng đề nghị Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc báo cáo Bộ Việc làm và Lao động nước này tăng chỉ tiêu tiếp nhận đối với lao động Việt Nam, tăng số lượng trúng tuyển trong các kỳ thi tiếng Hàn, để tránh lãng phí, gây tốn kém cho người lao động, giảm chi phí tiếp cận Chương trình EPS.

Thứ trưởng cũng thông tin, trong kỳ thi tiếng Hàn đợt 1 năm 2023, có 5.225 người lao động Việt Nam đăng ký tham gia trong ngành đóng tàu, tuy nhiên phía Hàn Quốc phân bổ chỉ tiêu tiếp nhận là 1.149 người, nếu chỉ lấy số lượng người lao động đạt yêu cầu theo chỉ tiêu phân bổ thì tỷ lệ chỉ là 21,9%.

Vì vậy, Thứ trưởng đề nghị phía Hàn Quốc thông báo sớm các kỳ thi tiếng Hàn để người lao động chủ động học tiếng, nâng cao hiệu quả, chất lượng. Bởi hiện nay các kỳ thi tiếng Hàn chỉ được thông báo trước khoảng 2 tháng, nên người lao động gặp khó khăn trong việc học tập tiếng Hàn; đề xuất chuyển phòng thi tiếng Hàn từ TP.HCM về Cần Thơ nhằm tạo thuận lợi hơn cho người lao động thuộc khu vực phía Nam khi tham dự kỳ thi tiếng Hàn.

Đồng thời, Thứ trưởng cũng đề nghị xem xét thúc đẩy các chính sách hỗ trợ việc làm, khởi nghiệp, thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo nghề, hướng nghiệp cho lao động hồi hương, từ đó góp phần giảm tỷ lệ ở lại cư trú bất hợp pháp khi hết hạn hợp đồng.

Báo cáo lao động bằng tiếng hàn nghĩa là gì
Cuộc làm việc giữa Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội với Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc (HRD Korea). Ảnh - MOLISA.

Về phía Hàn Quốc, ông Kim Sung Jae, Phó Chủ tịch tịch Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc nhấn mạnh, Việt Nam là quốc gia đứng đầu về số lượng lao động phái cử sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS trong tổng số 16 nước tham gia. Một số lao động Việt Nam sau khi hồi hương đã khởi nghiệp thành công và có cuộc sống tốt đẹp.

Với những đề xuất của lãnh đạo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, ông Kim Sung Jae cho biết sẽ báo cáo và tham mưu với cơ quan chức năng của Hàn Quốc để tăng hạn ngạch theo Chương trình EPS cho Việt Nam; nghiên cứu các yếu tố để bố trí thêm phòng thi tiếng Hàn tại khu vực TP. Cần Thơ, cũng như thông báo sớm các kỳ thi tiếng Hàn.

Bên cạnh đó, theo ông Kim Sung Jae, hiện xu hướng lao động Hàn Quốc làm việc tại Việt Nam ngày càng gia tăng nhờ các yếu tố như: môi trường làm việc tại Việt Nam, chính sách thu hút đầu tư từ nước ngoài, đặc biệt Hàn Quốc là một trong những nước dẫn đầu về vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Việt Nam cũng có văn hóa gần gũi với người Hàn Quốc. Vì vậy, nhiều người Hàn Quốc mong muốn được sang làm việc tại Việt Nam, tuy nhiên do thời gian qua việc xin cấp Giấy phép lao động cho lao động nước ngoài đang gặp nhiều khó khăn, do đó đề xuất phía Việt Nam sớm có giải pháp tháo gỡ.

Về vấn đề này, Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan cho biết, mới đây Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định số 70 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 152 quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam với nhiều điểm mới, tạo điều kiện tối đa, thông thoáng để người lao động nước ngoài đến Việt Nam làm việc.

Hai bên cũng thống nhất sẽ thúc đẩy sớm việc ký kết phụ lục của Bản Ghi nhớ về phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS đã được Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam Đào Ngọc Dung và Bộ trưởng Việc làm và Lao động Hàn Quốc Lee Jung Sik ký, nhân chuyến thăm chính thức của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol và Phu nhân đến Việt Nam hồi tháng 6 năm nay.

Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) vừa thông tin cảnh báo đến người lao động việc xuất hiện các thông tin không chính thống về Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc (Chương trình EPS).

Qua theo dõi của Trung tâm Lao động ngoài nước, thời gian gần đây xuất hiện một số đối tượng sử dụng mạng xã hội để cung cấp thông tin không chính xác, có chủ ý kích động gây tâm lý hoang mang cho người lao động đang tham gia Chương trình EPS.

Trong bối cảnh Trung tâm Lao động ngoài nước, Cơ quan Phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc (HRD Korea) và các cơ quan liên quan đã triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều biện pháp để hướng đến hiệu quả cao nhất trong công tác tuyển chọn và phái cử người lao động sang Hàn Quốc làm việc, hạn chế tối đa ảnh hưởng do dịch Covid-19 gây ra đối với người lao động, việc những đối tượng nêu trên lợi dụng kết quả chung và tâm lý sốt ruột của người lao động để tạo ảnh hưởng phục vụ mục đích cá nhân là hành vi gây ảnh hưởng xấu đến Chương trình.

Báo cáo lao động bằng tiếng hàn nghĩa là gì
Thông tin không chính xác được đăng tải trên mạng xã hội. Nguồn - Trung tâm Lao động ngoài nước.

Trung tâm Lao động ngoài nước đề nghị người lao động tham gia Chương trình EPS lưu ý, không tham gia hoặc tiếp tay cho những hành vi nêu trên.

Trung tâm Lao động ngoài nước cũng sẽ phối hợp với Cơ quan Phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh/thành phố và các cơ quan chức năng xử lý nghiêm nếu phát hiện vi phạm. Cơ quan quản lý lao động cũng khuyến cáo người lao động nên tỉnh táo, tránh bị các đối tượng cò mồi lừa đảo, dụ dỗ, lôi kéo để mất tiền oan.

Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc (Chương trình EPS) được ký kết bằng bản ghi nhớ bởi Bộ Lao động và Việc làm Hàn Quốc với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam.

Người lao động có nguyện vọng đi làm việc tại Hàn Quốc phải tham dự và đạt yêu cầu tại kỳ thi tiếng Hàn do Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Việt Nam tổ chức.

Người lao động đạt yêu cầu về tiếng Hàn, tay nghề và đáp ứng các điều kiện theo quy định sẽ nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển về Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Việt Nam) thông qua Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các địa phương.

Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Hàn Quốc hiện là một trong những thị trường lao động trọng điểm, thu hút nhiều lao động Việt Nam lựa chọn sang làm việc, với mức thu nhập bình quân từ 1.500 - 2.000 USD/tháng.

Tính đến nay, Việt Nam đã đưa hơn 110.000 lượt lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình này. Chương trình đã có những đóng góp tích cực trong tạo việc làm ổn định, đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động.

Năm 2023, Việt Nam và Hàn Quốc cũng phối hợp tổ chức kỳ thi tiếng Hàn cho gần 23.400 lao động có nguyện vọng đi làm việc tại Hàn Quốc với số lượng đăng ký lớn nhất trong 10 năm trở lại đây. Dự kiến kiến cả năm 2023, Việt Nam sẽ phấn đấu đạt mục tiêu 10.000 lao động xuất cảnh sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS.

Những năm gần đây, do già hóa dân số, Hàn Quốc ngày càng thiếu hụt nhân lực, nhất là trong các ngành công nghiệp sản xuất chế tạo, đóng tàu, nông nghiệp chăn nuôi, thu hoạch rau quả, thủy sản đánh bắt cá…

Vì vậy, Chính phủ nước này đang tích cực điều chỉnh chính sách để thu hút nhiều nhân lực nước ngoài như tăng hạn ngạch theo Chương trình EPS, kéo dài thời gian làm việc đối với lao động nông nghiệp thời vụ, mở rộng tiếp nhận nhân lực trong ngành đóng tàu với các điều kiện thuận lợi hơn cho người lao động.