Chỉ cách làm bài soạn ngữ văn lớp 7

MỤC LỤC SOẠN BÀI NGỮ VĂN LỚP 7—–Dưới đây là danh mục các bài soạn văn lớp 7 mới và đầy đủ nhất, các bạn bấm vào tên của mỗi bài để ra phần nội dung soạn bài, các nội dung soạn văn lớp 7 đã được biên soạn, chuẩn bị đầy đủ cẩn thận, mong phần nào giúp được các bạn. Chúc các bạn hoàn thành tốt môn học ngữ văn lớp 7.

Xem thêm: Những bài văn mẫu lớp 7 và hướng dẫn làm văn lớp 7

Văn lớp 7 và những kiến thức quan trọng “Phải nhớ”

Môn ngữ văn lớp 7 học những gì? bài viết trình bày khái quát về nội dung chương trình học ngữ văn lớp 7 trong bài viết ngắn dưới đây.

Thứ nhất, về phần Văn: các em học sinh sẽ được tiếp xúc nhiều với thơ trữ tình, trong đó có không ít tác phẩm viết bằng chữ Hán ở thời trung đại và một số tác phẩm văn chương nghị luận. Đọc -hiểu được thơ văn trữ tình và tác phẩm văn chương nghị luận không phải là dễ, viết văn biểu cảm và nghị luận cũng có mặt khó hơn văn tự sự và miêu tả – hai kiểu văn bản các em đã được học ở môn Tiếng Việt Tiểu học và Ngữ văn lớp 6. Tuy nhiên, sự bố trí phù hợp giữa thể loại văn học và kiểu văn bản như trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập và rèn luyện ở cả phần Văn và phần Tập làm văn. Ngoài ra, học sinh còn học những câu ca dao, dân ca, tục ngữ. Yêu cầu cho phần Văn là: nắm được hệ thống văn bản, những giá trị về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm, những quan niệm về văn chương, về đặc trưng thể loại của các văn bản, về sự giàu đẹp của Tiếng Việt thể hiện trong các tác phẩm. Thuộc lòng một số bài thơ, đoạn thơ hay.

Thứ hai, về phần Tiếng Việt: các em học sinh sẽ học một số kiến thức và rèn luyện một số kĩ năng về cấu tạo từ (từ ghép, từ láy), về từ vựng (từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, thành ngữ), về từ loại (đại từ, quan hệ từ), về cú pháp (trạng ngữ, rút gọn câu, câu bị động,..), về tu từ (điệp ngữ, chơi chữ) và về chuẩn mực sử dụng từ. Yêu cầu của phần Tiếng Việt là: các em cần liên hệ thường xuyên với những kiến thức về Tiếng Việt đã được học ở bậc Tiểu học, đặc biệt cần chú ý vận dụng những kiến thức về Tiếng Việt vào việc đọc – hiểu các tác phẩm văn học và viết các bài tập làm văn. Sách giáo khoa Ngữ văn 7 tiếp tục cung cấp 50 yếu tố Hán Việt, trong đó có một số yếu tố vốn là từ Hán được dùng trong nguyên văn các văn bản chữ Hán ở những tác phẩm được học. Hai giờ lí thuyết về Hán Việt ở học kì I cung cấp cho các em một số kiến thức cơ bản về từ Hán Việt, tạo điều kiện cho các em hiểu được sắc thái biểu cảm của từ Hán Việt và bước đầu biết sử dụng đúng từ Hán Việt.

Về phần Tập làm văn: các em chủ yếu sẽ học hai kiểu văn bản biểu cảm và nghị luận. Yêu cầu về phần này là: về văn bản biểu cảm các em phải năm được chắc chắn hệ thống khái niệm; bố cục; đặc điểm; cách làm; cách lập ý; sử sụng các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm; cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. Về văn bản nghị luận: các em phải nắm rõ được các khái niệm, đặc điểm,việc lập ý, phương pháp lập luận, cách làm bài văn nghị luận (phân tích, giải thích, chứng minh).

Trên đây là toàn bộ nội dung chương trình kèm theo yêu cầu cần đạt được của môn Ngữ văn lớp 7.

Hướng dẫn Soạn Bài 12 sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập một. Nội dung bài Soạn bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học sgk Ngữ văn 7 tập 1 bao gồm đầy đủ bài soạn, tóm tắt, miêu tả, tự sự, cảm thụ, phân tích, thuyết minh… đầy đủ các bài văn mẫu lớp 7 hay nhất, giúp các em học tốt môn Ngữ văn lớp 7.

Chỉ cách làm bài soạn ngữ văn lớp 7
Soạn bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học sgk Ngữ văn 7 tập 1

– Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học là trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, hồi tưởng, suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức của tác phẩm đó.

– Bố cục của một bài cảm nghĩ về tác phẩm văn học gồm có ba phần:

+ Mở bài: Giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm.

+ Thân bài: Những cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi lên

+ Kết bài: Ấn tượng chung về tác phẩm.


1. Câu 1 trang 146 sgk Ngữ văn 7 tập 1

Đọc bài văn

CẢM NGHĨ VỀ MỘT BÀI CA DAO

Đêm qua ra đứng bờ ao

Trông cá cá lặn trông sao sao mờ…

Cảnh minh họa trong bài học có bóng một người đội khăn, mặc áo dài, chắp tay sau lưng, quay mặt trông trời lấp lánh sao, bên cái cầu rửa ở bờ ao tối mờ mờ.

Có lúc tôi đã nghĩ đây là một người quen thật của tôi, có thể là họ hàng ruột thịt kiếm ăn ở một phương xa đang hướng về cố hương:

Buồn trông con nhện giăng tơ

Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai?

Tôi chỉ lơ mơ nghe thầy giáo giảng các nghĩa, các ý và so sánh hình tượng.Tất cả tâm trí và mắt nhìn của tôi càng như dính vào mạng tơ rung rung trước gió với một con nhện lơ lửng giữa khoảng không đang giơ giơ càng, vừa ra vẻ nghển trông, vừa ra vẻ vờn đón, ngạc nhiên và thất vọng.Tiếng gió khuya vu vu.Và chính bóng người chỉ thấy đầu đội khăn, tay chắp sau lưng mà không thấy mặt kia, đang nấc lên mà gọi trời, gọi sao, gọi nhện.

Đêm đêm tưởng dải Ngân Hà

Chuôi sao Tinh Đẩu đã ba năm tròn….

Thì ra cái vùng sao như cát, như thủy tinh vãi kia ở trong tranh minh họa là dải Ngân Hà? A! Sông Ngân! Sông Ngân! Thế là con sông điển tích mà tôi được biết bấy lâu, hằng năm cứ đến tháng bảy thì có một đôi vợ chồng tên là Ngưu Lang và Chức Nữ được quá giang gặp nhau, và chỉ được gặp nhau có một ngày thôi ấy, lại chính là con sông có một người không có tên nhưng tôi thấy lại quen quen và thân thương, đang ngước mặt lên trông ngắm mà nhớ thương, mà mong đợi. Mong đợi và nhớ thương không tả rõ là ai, là đâu, là gì, mà sao vẫn thấy có một người, có một nơi, có một tình, có một cảnh, vừa man mác, vừa bâng khuâng, vừa da diết vô cùng.

Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn

Tào Khê nước chảy vẫn còn trơ trơ.

Lại con sông Tào Khê này nữa! Hơn bốn mươi năm sau đấy, tôi đã được tới đứng bên bờ phù sa của nó mà trông trời mây sông nước rồi cả sao khuya. Sông Tào Khê vắt qua huyện Quế Võ tỉnh Hà Bắc(a), thông ra sông Cầu, nhỏ hẹp thôi, nhưng cũng chảy xiết lòng người, khiến những ai kia đã phải nghẹn ngào:

Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn

mà nói với sông:

– Ôi Tào Khê! Nước Tào Khê làm đá mòn đấy! Nhưng dòng nước Tào Khê không bao giờ cạn chính là lòng chung thủy của ta!

Vì nhớ mà buồn, một bài không phải học kĩ mà cũng thuộc lòng ngay, cả nhiều bạn tôi xưa cũng thấy như thế.

(Nguyên Hồng, Một tuổi thơ văn)


2. Trả lời câu hỏi 2 trang 147 sgk Ngữ văn 7 tập 1

Trả lời câu hỏi:

a) Bài văn viết về bài ca dao nào? Hãy đọc liền mạch bài ca dao đó.

b) Tác giả phát biểu cảm nghĩ của mình về bài ca dao bằng cách tưởng tượng, liên tưởng, hồi tưởng, suy ngẫm về các hình ảnh, chi tiết của nó. Hãy chỉ ra các yếu tố đó trong bài văn.

Trả lời:

a) Bài viết của Nguyên Hồng viết về bài ca dao: Đêm qua ra đứng bờ ao (bài ca dao nói về nỗi nhớ của người bình dân xưa).

Đêm qua ra đứng bờ ao

Trông cá cá lặn trông sao sao mờ

Buồn trông con nhện chăng tơ

Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai?

Đêm đêm tưởng dải Ngân Hà

Chuôi sao Tinh Đẩu đã ba năm tròn

Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn

Tào Khê nước chảy vẫn còn trơ trơ.

b) Các yếu tố trong bài văn:

– Yếu tố tưởng tượng: một bóng người đội khăn, áo dài,…

– Liên tưởng và tưởng tượng: Có lúc tôi nghĩ đây là một người quen thật của tôi, có thể là họ hàng ruột thịt,…

– Hồi tưởng và tưởng tượng: tiếng gió khuya vu vu và chính bóng người,…

– Liên tưởng và suy ngẫm: Lại đến con sông Tào Khê này nữa! Hơn bốn mươi năm sau đấy, tôi đã được tới đứng ben bờ phù sa của nó mà trông trời mây sông nước và cả sao khuya,…


II – Luyện tập

1. Trả lời câu hỏi 1 trang 148 sgk Ngữ văn 7 tập 1

Phát biểu cảm nghĩ về một trong các bài thơ: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng.

Trả lời:

♦ Bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh:

Mở bài:

– Đôi nét về tác giả.

– Giới thiệu bài thơ.

Thân bài: Cảm xúc và suy nghĩ do tác phẩm gợi lên:

– Khung cảnh ngắm trăng.

– Sự mơ hồ, giọng điệu buồn.

– Cái ngẩng đầu, cái cúi đầu, phép đối thể hiện nỗi nhớ, nhớ “cố hương”.

→ Nhận ra tình yêu thiên nhiên và nỗi nhớ của tác giả.

Kết bài: Bài thơ ngắn nhưng mang ý nghĩa sâu sắc. Nỗi nhớ quê nhà, sự cảm nhận tinh tế PDF EPUB PRC AZW miễn phí đọc trên điện thoại – máy tính, ứng dụng đọc file epub, prc reader, azw reader của tác giả về thiên nhiên thật khiến người ta suy nghĩ.

♦ Bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê:

Mở bài: Giới thiệu nét chính về tác giả tác phẩm, hoàn cảnh ra đời bài thơ.

Thân bài:

– Cảm nghĩ về sự ra đi và trở vè của nhà thơ. Cái không thay đổi và cái thay đổi : sự đối lập từ ngữ già – trẻ, đi xa – trở về. Hình ảnh sương pha mái đầu.

– Nỗi xót xa, cảnh ngộ bi kịch khi nhà thơ bị gọi là khách ngay chính trên quê hương của mình.

– Cảm thương cho hoàn cảnh của nhà thơ.

Kết bài: Cảm xúc chung với tác phẩm, cảm thông với những người xa quê, với nỗi nhớ xa quê.

♦ Bài thơ Cảnh khuya:

Mở bài: Giới thiệu bài thơ, những nét tiêu biểu nhất.

Thân bài:

– Thời điểm tiếp xúc với thiên nhiên của người viết.

– Phân tích cái hay của sự so sánh tinh tế và hình ảnh thơ mộng “tiếng suối”, “trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”.

– Cảm nhận được tâm hồn yêu thiên nhiên và tấm lòng vì dân vì nước của người thi sĩ – chiến sĩ.

Kết bài: Ấn tượng chung về tác phẩm và nhà thơ qua tác phẩm.

♦ Bài thơ Rằm tháng giêng:

Mở bài: Hiểu biết của em về Bác Hồ và ngày rằm tháng giêng. Giới thiệu bài thơ.

Thân bài:

– Không gian rộng lớn bao la của bài thơ.

– Khung cảnh trăng rằm đầu xuân, ánh trăng “lồng lộng”, sức xuân tràn ngập. → tình yêu thiên nhiên, tâm hồn thi sĩ.

– Hình ảnh Bác cùng các chiến sĩ “bàn bạc việc quân” trên thuyền → ung dụng, lạc quan yêu đời của người chiến sĩ cách mạng.

– Câu thơ cuối tràn ngập ánh trăng thơ mộng “trăng ngân đầy thuyền” → chiến thắng không còn xa, thể hiện niềm tin vô cùng với cách mạng.

Kết bài: Rằm tháng giêng là một bài thơ độc đáo. Vừa thể hiện tình yêu thiên nhiên của Bác và còn cho thấy tinh thần lạc quan giữa hoàn cảnh chiến tranh khắc nghiệt.


2. Trả lời câu hỏi 2 trang 148 sgk Ngữ văn 7 tập 1

Lập dàn ý cho bài phát biểu cảm tưởng về bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.

Trả lời:

Dàn ý: phát biểu cảm tượng về bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”.

Mở bài: Giới thiệu đôi nét về Hạ Tri Chương và bài thơ.

Thân bài: Cảm xúc, suy nghĩ về các hình ảnh và cảm xúc của tác phẩm.

– Hoàn cảnh viết bài thơ có nét gì độc đáo, đặc biệt.

– Sự đối lập các trạng thái trẻ – già, đi xa – trở về và sự thay đổi PDF EPUB PRC AZW miễn phí đọc trên điện thoại – máy tính, ứng dụng đọc file epub, prc reader, azw reader của tác giả (tóc mai đã rụng).

– Điểm không thay đổi sau bao năm xa cách: giọng quê (cũng chính là cái tình đối với quê hương).

– Cuộc gặp gỡ với lũ trẻ con trong làng.

– Sự xót xa PDF EPUB PRC AZW miễn phí đọc trên điện thoại – máy tính, ứng dụng đọc file epub, prc reader, azw reader của tác giả khi bị lũ trẻ coi là người khách lạ.

→ Chính sự trớ trêu này lại càng làm nổi rõ tình yêu quê hương của nhà thơ.

Kết bài: Cảm xúc chung về tác phẩm. Tình cảm của người viết đối với quê hương.


Bài trước:

  • Soạn bài Viết bài tập làm văn số 3 – Văn biểu cảm sgk Ngữ văn 7 tập 1

Bài tiếp theo:

  • Soạn bài Tiếng gà trưa sgk Ngữ văn 7 tập 1

Xem thêm:

  • Các bài soạn Ngữ văn 7 khác
  • Để học tốt môn Toán lớp 7
  • Để học tốt môn Vật lí lớp 7
  • Để học tốt môn Sinh học lớp 7
  • Để học tốt môn Lịch sử lớp 7
  • Để học tốt môn Địa lí lớp 7
  • Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 7
  • Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 7 thí điểm
  • Để học tốt môn Tin học lớp 7
  • Để học tốt môn GDCD lớp 7

Trên đây là bài Hướng dẫn Soạn bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học sgk Ngữ văn 7 tập 1 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài Ngữ văn tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com“