Chỉ số đổi mới sáng tạo là gì năm 2024

Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, cấu trúc Bộ Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII) được thiết kế với hai nhóm chỉ số đầu vào (5 trụ cột) và đầu ra (2 trụ cột).

Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII - Provincial Innovation Index) được Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng nhằm cung cấp bức tranh tổng thể về hiện trạng mô hình phát triển kinh tế - xã hội dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo của từng địa phương. Năm 2022 là năm đầu tiên bộ chỉ số được xây dựng thử nghiệm với 20 địa phương. Sau khi có kết quả thử nghiệm, Chính phủ đã giao Bộ Khoa học và Công nghệ "chính thức triển khai xây dựng Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương trên phạm vi toàn quốc từ năm 2023" (Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2023).

Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, cấu trúc bộ chỉ số PII được thiết kế với hai nhóm chỉ số đầu vào (5 trụ cột) và đầu ra (2 trụ cột). Mỗi trụ cột có các nhóm với 52 chỉ số thành phần (GII thường có khoảng 80 chỉ số thành phần).

PII được xây dựng bám sát cấu trúc của bộ chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu GII (Global Innovation Index) do tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) công bố hàng năm và được Chính phủ sử dụng trong quản lý, điều hành từ năm 2017. Bộ chỉ số GII được áp dụng cách tiếp cận hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, cho phép đối chuẩn (benchmark) giữa các quốc gia; còn chỉ số PII hiện được triển khai theo cách tiếp cận hệ thống đổi mới sáng tạo vùng, áp dụng với các địa phương ở Việt Nam.

.jpg)

So sánh khung chỉ số GII năm 2023 và PII Việt Nam năm 2023. Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ

Các địa phương có sự khác biệt về quy mô kinh tế xã hội, dân số, đất đai, cơ cấu kinh tế, định hướng phát triển... nên cần chọn mô hình phát triển dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo khác nhau, phù hợp với bối cảnh, điều kiện, đặc điểm riêng có của địa phương mình. Do đó, nhiều địa phương kiến nghị cần có bộ chỉ số đổi mới sáng tạo dành riêng cho địa phương để căn cứ vào đó chỉ đạo điều hành tốt hơn, sát với thực tiễn hơn.

PII có tầm quan trọng và ý nghĩa đặc biệt với mỗi địa phương bởi thông qua bộ chỉ số này sẽ bộc lộ điểm mạnh, điểm yếu, các yếu tố tiềm năng và điều kiện cần thiết để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo của từng địa phương, cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng và thực thi hiệu quả các chính sách thúc đẩy, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo ở địa phương;

Bên cạnh đó, thúc đẩy thực hiện các sáng kiến phát triển kinh tế xã hội ở địa phương dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, tận dụng thế mạnh và vượt qua các thách thức. Cung cấp công cụ và kỹ thuật cho phép đánh giá, so sánh tiềm lực, kết quả hoạt động giữa các địa phương cũng như công tác điều hành, quản lý nhà nước về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Góp phần nâng cao năng lực và kết quả hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo quốc gia; đặc biệt là góp phần thực hiện và theo dõi, đánh giá việc thực hiện Chiến lược khoa học công nghệ và Đổi mới sáng tạo đến năm 2030, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030, Chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030 và các Mục tiêu phát triển bền vững.

Bộ chỉ số PII còn có ý nghĩa đối với nhà đầu tư, doanh nghiệp. Kết quả đánh giá PII của địa phương sẽ là thông tin tham khảo hữu ích về môi trường đầu tư, điều kiện nguồn lực cho hoạt động sản xuất, kinh doanh ở địa phương. Đối với giới nghiên cứu, theo thời gian, bộ chỉ số PII cung cấp cơ sở dữ liệu toàn diện, đầy đủ, đáng tin cậy, có khả năng so sánh, tạo tiền đề thực hiện các nghiên cứu thực chứng có chất lượng. Bộ chỉ số PII cũng có ý nghĩa đối với cộng đồng các tổ chức quốc tế và nhà tài trợ để xem xét, cân nhắc tài trợ và hoạt động có liên quan tại các địa phương ở Việt Nam.

Theo báo cáo của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới vừa công bố, Việt Nam được xếp hạng 46/132 quốc gia và nền kinh tế về chỉ số đổi mới sáng tạo.

Chỉ số đổi mới sáng tạo là gì năm 2024

Công nhân hoàn thiện sản phẩm bo mạch điện tử tại Công ty TNHH MTV công nghệ cao Điện Quang trong Khu công nghệ cao TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Chiều tối ngày 27-9 (giờ Việt Nam), tại Thụy Sĩ, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới đã tổ chức lễ công bố báo cáo chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2023 (Global Innovation Index 2023).

Theo báo cáo chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2023, Việt Nam tiếp tục có sự cải thiện thứ hạng đầu vào đổi mới sáng tạo tăng 2 bậc so với năm 2022, từ vị trí 59 lên 57.

Đầu vào đổi mới sáng tạo gồm 5 trụ cột: thể chế, nguồn nhân lực và nghiên cứu, cơ sở hạ tầng, trình độ phát triển của thị trường, trình độ phát triển của doanh nghiệp.

Đầu ra đổi mới sáng tạo tăng 1 bậc so với năm 2022, từ vị trí 41 lên 40, gồm 2 trụ cột là sản phẩm tri thức và công nghệ, sản phẩm sáng tạo.

Việt Nam duy trì vị trí thứ 2 trong nhóm các quốc gia thu nhập trung bình thấp. Quốc gia thu nhập trung bình thấp xếp trên Việt Nam là Ấn Độ với thứ hạng 40.

Ngoài ra, có 5 quốc gia có thu nhập trung bình cao xếp trên Việt Nam là Trung Quốc (xếp hạng 12), Malaysia (xếp hạng 36), Bulgaria (xếp hạng 38), Thổ Nhĩ Kỳ (xếp hạng 39) và Thái Lan (xếp hạng 43).

Còn lại, tất cả các quốc gia xếp trên Việt Nam đều là các nước có nền công nghiệp phát triển, thuộc nhóm thu nhập cao.

Chỉ số đổi mới sáng tạo là gì năm 2024

Thông tin về xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2023

Theo Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, Việt Nam là 1 trong 7 quốc gia thu nhập trung bình đạt được nhiều tiến bộ nhất về đổi mới sáng tạo trong thập niên qua, gồm Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Việt Nam, Philippines, Indonesia và Cộng hòa Hồi giáo Iran.

Việt Nam cũng là 1 trong 3 quốc gia giữ kỷ lục có thành tích vượt trội so với mức độ phát triển trong 13 năm liên tiếp, gồm Ấn Độ, Cộng hòa Moldova và Việt Nam.

Năm 2023, chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu có một số thay đổi về các chỉ số thành phần, nguồn dữ liệu và cách tính chỉ số thành phần. Trong đó, có chỉ số mới về start-up như "giá trị của các doanh nghiệp kỳ lân" (Việt Nam được xếp hạng 33).

Thời gian qua, Chính phủ đã sử dụng bộ chỉ số này như một trong các công cụ quản lý điều hành quan trọng.

Từ năm 2017 đến nay, chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của Việt Nam liên tục được cải thiện, tăng từ vị trí 59 (năm 2016) lên 42 (năm 2019 và 2020), vị trí 44 năm 2021, 48 năm 2022 và vị trí 46 năm 2023.