Chính phủ việt nam thanh toán nợ cho năm 2024

Theo đó, ngày 22/4/2023, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp với tập thể Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc tiếp tục đôn đốc, thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trong đó có việc xây dựng các Thông tư hướng dẫn các tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh và sửa đổi, bổ sung Thông tư số 16/2021/TT-NHNN ngày 10/11/2021 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Tại Thông báo số 149/TB-VPCP kết luận cuộc họp nêu trên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chắc chắn, chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách khác để kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và góp phần thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội;

Tìm điểm cân bằng hợp lý giữa tăng trưởng và lạm phát, giữa lãi suất và tỷ giá... để có giải pháp kịp thời, hiệu quả, đặc biệt là ưu tiên cung cấp vốn tín dụng, hỗ trợ thanh khoản và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững;

Khẩn trương xem xét sử dụng kịp thời công cụ cho vay tái cấp vốn, lãi suất điều hành phù hợp và chỉ đạo các tổ chức tín dụng, nhất là các ngân hàng thương mại nhà nước nỗ lực tiết giảm chi phí, giảm mặt bằng lãi suất cho vay, tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng, đời sống của người dân.

Chính phủ việt nam thanh toán nợ cho năm 2024

Mở rộng cho vay tiêu dùng; bổ sung đối tượng, thời gian cơ cấu nợ

Thông báo kết luận của Thủ tướng nêu rõ, việc xây dựng và sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật theo hình thức Thông tư thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và phải tích cực, chủ động thực hiện theo tinh thần đã chỉ đạo nhiều lần của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, không chậm trễ nữa, cần ban hành ngay trong ngày 23/4/2023.

Cụ thể, đối với việc xây dựng Thông tư hướng dẫn các tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giãn, hoãn nợ, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp: Trên cơ sở thống nhất ý kiến của các đại biểu dự họp và ý kiến phát biểu đầy đủ đồng thuận của tập thể Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong cuộc họp, thực hiện theo hướng xem xét mở rộng đối tượng cho vay tiêu dùng là một trong những động lực tăng trưởng và hỗ trợ sản xuất, kinh doanh trong điều kiện khó khăn hiện nay; thời hạn cơ cấu lại nợ xem xét kéo dài đến tháng 6 năm 2024; nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân là bên vay vượt qua khó khăn hiện nay (như chúng ta đã từng làm trong thời kỳ phòng chống dịch COVID-19);

Đồng thời, quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong tổ chức triển khai thực hiện, bảo đảm nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả, không để lạm dụng, trục lợi chính sách, thất thoát, vi phạm pháp luật.

Thống nhất ý kiến của tập thể Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam báo cáo Chính phủ về việc đề xuất chủ trương bổ sung đối tượng cơ cấu nợ và thời gian thực hiện cơ cấu nợ. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương đề xuất và báo cáo Chính phủ.

Trước mắt xem xét cho phép các tổ chức tín dụng tiếp tục được mua trái phiếu doanh nghiệp

Đối với việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 16/2021/TT-NHNN ngày 10/11/2021 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Trên cơ sở ý kiến thống nhất cao của các Bộ, ngành và tập thể Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trước mắt xem xét cho phép các tổ chức tín dụng tiếp tục được mua trái phiếu doanh nghiệp để góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong tình hình khó khăn hiện nay (ban hành trong ngày 23/4/2023).

Đối với các nội dung khác còn ý kiến khác nhau, khẩn trương phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, rà soát sửa đổi, bổ sung theo hướng xem xét thuận lợi hơn cho việc thúc đẩy thị trường trái phiếu doanh nghiệp, góp phần tạo ra kênh huy động vốn hiệu quả, an toàn, lành mạnh, bền vững cho nền kinh tế.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái trực tiếp chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ, công việc nêu trên./.

Trong đó, vay cho ngân sách trung ương khoảng 152.610 tỷ đồng (bằng 23,6% kế hoạch), vay về cho vay lại 7.724 tỷ đồng (bằng 28,9% hạn mức được Chính phủ phê duyệt).

Cụ thể, về huy động vốn vay trong nước 10 tháng năm 2022, tổng khối lượng trái phiếu chính phủ phát hành là 139.432 tỷ đồng (trong đó khối lượng phát hành cho Bảo hiểm Xã hội Việt Nam là 106.444 tỷ đồng), tương đương 34,9% kế hoạch năm Bộ Tài chính giao (400.000 tỷ đồng). Toàn bộ trái phiếu chính phủ được phát hành theo phương thức đấu thầu và có kỳ hạn từ 10 năm trở lên.

Về ký kết và huy động vốn vay nước ngoài của Chính phủ, trong tháng 10/2022, Chính phủ không thực hiện ký kết hiệp định vay. Lũy kế 10 tháng của năm 2022, Chính phủ ký kết được 2 hiệp định vay nước ngoài, với tổng trị giá 184,6 triệu USD.

ƯU TIÊN PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU BẰNG NỘI TỆ

Hiện nay, Bộ Tài chính đang tích cực đàm phán với các tổ chức tài chính quốc tế, như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc... để từ nay đến cuối năm có thể ký kết các khoản vay ưu đãi với điều kiện vay thuận lợi, kỳ hạn dài, lãi suất thấp.

Theo Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính), thực hiện quy định của pháp luật, các khoản vay mới đều phải được xem xét kỹ lưỡng về hiệu quả kinh tế, phương án tài chính, đảm bảo các chỉ tiêu an toàn nợ công, phù hợp với kế hoạch đầu tư công trung hạn theo các nghị quyết của Quốc hội. Do đó, các hiệp định, thỏa thuận vay được đàm phán, ký kết năm 2022 và các năm tiếp theo dự báo sẽ thu hẹp hơn so với giai đoạn Việt Nam được tiếp cận nguồn vốn ODA, nhằm giảm thiểu rủi ro tỷ giá, lãi suất và đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.

Bộ Tài chính ưu tiên phát hành trái phiếu chính phủ trong nước bằng nội tệ, kỳ hạn phát hành bình quân có thể dưới 9 năm, trong 2 năm 2022 và 2023; trường hợp cần thiết báo cáo cấp có thẩm quyền phát hành bằng ngoại tệ; vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài theo hình thức hỗ trợ cân đối ngân sách; trong trường hợp cần thiết, vay từ các nguồn tài chính hợp pháp khác hoặc phát hành trái phiếu chính phủ trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để thực hiện chương trình...

TRẢ NỢ ĐẦY ĐỦ, ĐÚNG HẠN

Theo đánh giá của Bộ Tài chính, cho đến nay, việc trả nợ của Chính phủ tiếp tục được thực hiện đầy đủ theo cam kết, trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc trả nợ của ngân sách trung ương đảm bảo trong dự toán được Quốc hội phê duyệt; thực hiện thanh toán trả nợ đầy đủ, đúng hạn, đảm bảo nghĩa vụ đã cam kết với các chủ nợ.

Trong tháng 10/2022 (tính đến 26/10), Chính phủ đã trả nợ vay khoảng 15.615 tỷ đồng, trong đó trả nợ trong nước khoảng 12.092 tỷ đồng, trả nợ nước ngoài khoảng 3.523 tỷ đồng.

Lũy kế 10 tháng đầu năm, Chính phủ trả nợ khoảng 241.040 tỷ đồng (71,8% kế hoạch), trong đó trả nợ trong nước 184.026 tỷ đồng (76,0% dự toán), trả nợ nước ngoài 57.014 tỷ đồng (60,8% dự toán); trả nợ trực tiếp của Chính phủ khoảng 220.182 tỷ đồng (73,4% kế hoạch), trả nợ cho vay lại khoảng 20.858 tỷ đồng (58,0% kế hoạch). Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu ngân sách nhà nước 10 tháng của năm khoảng 15%.

Theo Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại, tính từ đầu năm 2022 đến 26/10 đã thực hiện rút vốn vay nước ngoài của Chính phủ khoảng 906,1 triệu USD (tương đương khoảng 20.902 tỷ đồng), trong đó cấp phát khoảng 571,3 triệu USD (13.178 tỷ đồng), cho vay lại khoảng 334,8 triệu USD (7.724 tỷ đồng).

Số rút vốn vay nước ngoài 10 tháng năm 2022 thấp hơn cùng kỳ năm 2021 là 196 triệu USD (tương đương 4.556 tỷ đồng), trong đó cấp phát thấp hơn khoảng 233,3 triệu USD và cho vay lại cao hơn khoảng 27,3 triệu USD.