Dđánh giá là gì

Đánh giá là quá trình có hệ thống, độc lập và được lưu lại thành văn bản, thu lại bằng chứng khách quan và xem xét đánh giá chúng một cách khách quan để xác định mức độ thực hiện các chuẩn mực đánh giá. 

Đánh giá được phân làm 3 loại hình dựa trên quan hệ giữa bên được đánh giá và bên đánh giá:

  • Đánh giá bên thứ nhất
  • Đánh giá bên thứ hai
  • Đánh giá bên thứ 3

Vậy đánh giá bên thứ nhất là gì? Đánh giá bên thứ hai là gì? Đánh giá bên thứ ba là gì? Sau đây ISOCERT sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng và dễ hiểu nhất về 3 loại hình đánh giá trên. 

Đánh giá bên thứ nhất hay còn gọi là đánh giá nội bộ. Đánh giá này do tổ chức/doanh nghiệp tự tiến hành đánh giá trong chính nội bộ của mình, hoặc bên tổ chức ủy quyền tự đánh giá với các mục đích nội bộ của công ty/tổ chức/doanh nghiệp đó. Việc đánh giá nội bộ giúp đánh giá viên kiểm tra hiệu quả tổng thể của hệ thống quản lý và tìm các rủi ro và cơ hội cải tiến hệ thống là cơ sở cho việc tự công bố sự phù hợp. Công ty phải thực hiện đánh giá nội bộ trước khi mời tổ chức đánh giá chứng nhận hệ thống. 

Đánh giá bên thứ hai là gì? 

Đánh giá bên thứ hai là loại hình đánh giá được tiến hành bởi các bên quan tâm đến tổ chức/doanh nghiệp như khách hàng, đại diện khách hàng, khách hàng tiến hành đánh giá nhà cung cấp của họ để xác minh doanh nghiệp/tổ chức/công ty đó có đáp ứng các yêu cầu đặt ra trong hợp đồng không. 

Trong quá trình đánh giá khách hàng có thể xem xét tất cả hoặc một phần nào đó trong hợp đồng để kiểm tra các quy trình tại chỗ, đánh giá tài liệu mà nhà cung cấp và bất cứ điều gì mà họ quyết định đánh giá. 

Nếu nhà cung cấp được tổ chức chứng nhận ISO đánh giá và được cấp giấy chứng nhận ISO thì việc đánh giá của bên thứ hai sẽ không còn cần thiết. 

Đánh giá bên thứ 3 là gì?

Đánh giá bên thứ ba là loại hình đánh giá do tổ chức độc lập bên ngoài tiến hành đánh giá, tổ chức chức độc lập bên thứ ba hay còn gọi là tổ chức chứng nhận. Tổ chức chứng nhận cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001, hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 hay sản phẩm của tổ chức phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn áp dụng.

Để dễ hiểu hơn, chúng ta có thể lấy một ví dụ đơn giản như sau:

Khi doanh nghiệp bạn thực hiện áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001 được một thời gian, doanh nghiệp bạn sẽ phải đăng ký đánh giá cấp chứng nhận tại tổ chức chứng nhận ISO 9001 (doanh nghiệp đăng ký cấp chứng nhận ISO tại isocert.org.vn).

Sau đó tổ chức chứng nhận ISO 9001 sẽ gửi đánh giá viên của chính mình để xác định liệu hệ thống quản lý chất lượng của công ty có phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001 hay không (đánh giá chứng nhận). Nếu có, tổ chức chứng nhận sẽ cấp giấy chứng nhận ISO 9001 cho doanh nghiệp. Hàng năm, tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành thực hiện đánh giá định kỳ để xác minh rằng doanh nghiệp tiếp tục tuân thủ các yêu cầu trong suốt thời gian đạt chứng nhận ISO 9001 (đánh giá giám sát). Vào cuối kỳ chứng nhận, sẽ là thời gian cho việc đánh giá lại chứng nhận ISO 9001.

Kết luật

Đánh giá bên thứ nhất: Thực hiện đánh giá nội bộ trong doanh nghiệp

Đánh giá bên thứ hai: Thực hiện đánh giá bởi khách hàng, đối tác của doanh nghiệp

Đánh giá bên thứ ba: Doanh nghiệp đăng ký chứng nhận tại tổ chức chứng nhận (ví dụ như Tổ chức chứng nhận và giám định quốc tế ISOCERT) độc lập đánh giá hệ thống quản lý và cấp chứng nhận hệ thống quản lý cho doanh nghiệp. 

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp quý doanh nghiệp có cái nhìn rõ nét hơn về các loại hình đánh giá, bao gồm đánh giá bên thứ nhất, đánh giá bên thứ hai và đánh giá bên thứ 3.

Nếu muốn được tư vấn chi tiết hơn về các vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn ISO 9001 hay các tiêu chuẩn ISO khác, xin vui lòng liên hệ qua số hotline 0976 389 199.