Đề bài - bài 38 trang 123 sgk toán 9 tập 1

Trả lời: Tâm của các đường tròn có bán kính \(1cm\) tiếp xúc trong với đường tròn \((O;3cm)\) nằm trên đường tròn \((O;\ 2cm)\).

Đề bài

Điền các từ thích hợp vào chỗ trống (...):

a) Tâm của các đường tròn có bán kính \(1cm\) tiếp xúc ngoài với đường tròn \((O;\ 3cm)\) nằm trên ...

b) Tâm của các đường tròn có bán kính \(1cm\) tiếp xúc trong với đường tròn \((O;\ 3cm)\) nằm trên ...

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Cho hai đường tròn \((O;\ R)\) và \((O';\ r)\). Khi đó:

a)\((O;\ R)\) và \((O';\ r)\) tiếp xúc ngoài nếu \(OO'=R+r\);

b)\((O;\ R)\) và \((O';\ r)\) tiếp xúc trong nếu \(OO'=R-r > 0\).

Lời giải chi tiết

a)

Đề bài - bài 38 trang 123 sgk toán 9 tập 1

Giả sử hai đường tròn (O;3cm) và (O';1cm) tiếp xúc ngoài tại A.

Khi đó \(OO'=R+r=OA+O'A=3+1=4 (cm).\)

Vậy \(O'\) luôn cách \(O\) một khoảng không đổi là \(4cm\). Do đó \(O'\) nằm trên đường tròn tâm \(O\) bán kính \(4cm\).

Trả lời: Tâm của các đường tròn có bán kính 1cm tiếp xúc ngoài với đường tròn \((O;\ 3cm)\) nằm trên đường tròn \((O; 4cm)\).

b)

Đề bài - bài 38 trang 123 sgk toán 9 tập 1

Giả sử hai đường tròn (O;3cm) và (O';1cm) tiếp xúc trong tại A.

Khi đó \(OO'=R-r=AO-AO'=3-1=2 (cm).\)

Vậy \(O'\) luôn cách \(O\) một khoảng không đổi là \(2cm\). Do đó \(O'\) nằm trên đường tròn tâm \(O\) bán kính \(2cm\).

Trả lời: Tâm của các đường tròn có bán kính \(1cm\) tiếp xúc trong với đường tròn \((O;3cm)\) nằm trên đường tròn \((O;\ 2cm)\).