Đề tài sáng kiến hộ có mức sống trung bình năm 2024

Giấy phép xuất bản số: 141/GP-TTĐT ngày 28/10/2022 của Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử.

Cơ quan chủ quản: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC.

Cơ quan quản lý: Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Vĩnh Phúc.

Trụ sở: Đường Mê Linh, phường Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên.

Điện thoại: 0211.3728.582. Fax: 0211.3615.777. Email: [email protected].

Bản quyền thuộc Cổng Thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc.

Ghi rõ nguồn 'Cổng Thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc' hoặc 'www.vinhphuc.gov.vn' khi phát hành lại thông tin từ Cổng Thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc.

SÁNG KIẾN, ĐỀ TÀI ĐỀ NGHỊ ĐÁNH GIÁ, CÔNG NHẬN HIỆU QUẢ ÁP DỤNG, PHẠM VI ẢNH HƯỞNG HUYỆN TRÀ BỒNG NĂM 2023

TT

Họ và tên

Chức vụ, đơn vị

Tên sáng kiến, đề tài

Tóm tắt nội dung sáng kiến

Đánh giá của Thành vên tổ tư vấn

Nhận xét

Kết luận

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(9)

1

Đỗ Ngọc Trường

CC Tư pháp - Hộ tịch, UBND xã Trà Giang

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa xã Trà Giang

Giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa xã:

Một là, Tập trung triển khai hạ tầng số; nâng cấp, tái cấu trúc hệ thống mạng nội bộ; nâng cấp, bổ sung trang thiết bị, máy tính; triển khai đường truyền số liệu chuyên dùng, tích cực xây dựng và phát triển hệ thống truyền thanh thông tin tuyên truyền đa dạng bằng nhiều hình thức; tăng cường hệ thống camera an ninh, giám sát tại bộ phận một cửa, trụ sở UBND xã và tại những nơi công cộng hay xảy ra điểm nóng về tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội. Hai là, Xác định đối tượng trọng tâm của chuyển đổi số trong cơ quan hành chính nhà nước là Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả và lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm để phục vụ. Ba là, Đẩy mạnh chuyển đổi về nhận thức, nhất là người đứng đầu; đồng thời tham mưu xây dựng chương trình nâng cao nhận thức, đào tạo kỹ năng về chuyển đổi số, phát triển Chính quyền số, các kỹ năng cơ bản về an toàn thông tin cho CBCC và người lao động xã, đặc biệt là CBCC làm việc tại bộ phận một cửa. Bốn là, Tạo lập niềm tin, bảo đảm an toàn, an ninh mạng, đây là vấn đề sống còn vì đối với mỗi cá nhân, rủi ro lớn nhất là lộ lọt dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư. Năm là, Thường xuyên rà soát các TTHC, đơn giản hóa thành phần, giảm thời gian giải quyết trung bình từ 60% thời gian so với quy định. Sáu là, Tăng cường ứng dụng CNTT trong thực hiện nhiệm vụ như: tích cực sử dụng chứng thư số, chữ ký số, hệ thống quản lý văn bản và điều hành office; tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC trên hệ thống Một cửa điện tử; sử dụng phần mềm chuyên ngành, nâng cấp trang thông tin điện tử của xã, thiết lập các kênh truyền thông trên các mạng xã hội nhằm đối thoại, trao đổi trực tiếp giữa UBND xã và người dân góp phần thúc đẩy mỗi người dân trở thành một “công dân số”. Bảy là, Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền đến người dân và doanh nghiệp về chuyển đổi số, đặc biệt là chuyển đổi số trong tiếp nhận và giải quyết TTHC tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả xã, tuyên truyền dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 nhằm nâng cao tỷ lệ giải quyết TTHC trên môi trường điện tử. Tám là, Lấy người dân là trung tâm của chuyển đổi số để từng bước thành công dân số, hướng đến chính quyền số, tạo sự hài lòng cao của người dân trong thực hiện các TTHC.

- Tính mới: Các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về chuyển đổi số và hướng đến công dân số phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay. Có cải tiến so với trước đây, tuy nhiên cải tiến chưa hoàn toàn mới.

- Phạm vi ảnh hưởng: Có phạm vi ảnh hưởng trong huyện

- Hiệu quả áp dụng: Được áp dụng tại 03 đơn vị:

+ UBND xã Trà Giang

+ UBND xã Trà Phú

+ UBND xã Trà Hiệp

- Đạt: Đạt

- Đề nghị:

+ Cấp huyện: Công nhận

+ Cấp tỉnh

- Không đạt:

2

Trương Thị Quỳnh Dung

CC Văn phòng - Thống kê, UBND xã Trà Giang

Nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực Người có công, Bảo trợ xã hội

Giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực NCC, BTXH: Một là, thành lập tổ tư vấn các chế độ, chính sách thuộc lĩnh vực Người có công, bảo trợ xã hội 24/7, thành viên tổ tư vấn am hiểu về các chế độ, chính sách theo quy định hiện hành, có khả năng hướng dẫn cho người dân hoàn thiện các thủ tục hành chính nộp hồ sơ trên cổng dịch vụ công quốc gia hoặc qua cổng dịch vụ công tỉnh Quảng Ngãi. Thời gian làm việc của Tổ là ngoài giờ hành chính, kể cả thứ 7, chủ nhật để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân nộp hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính. Tránh tình trạng người dân phải đi lại nhiều lần để hoàn thiện hồ sơ. Hai là, Tổ chức các điểm nộp hồ sơ trực tuyến tại thôn. Người dân có thể đến điểm nộp hồ sơ trực tuyến tại thôn để giảm bớt tình trạng chờ đợi khi đến cơ quan hành chính nộp hồ sơ, tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng Người có công, bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt hoặc gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại; đồng thời giảm bớt tâm lý e ngại khi đến bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa xã để giải quyết thủ tục hành chính. Ba là, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền đến người dân, các đối tượng chính sách về giải quyết thủ tục hành chính trên cổng dịch vụ công quốc gia, cổng dịch vụ công tỉnh Quảng Ngãi thông qua các video clip hướng dẫn được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử xã Trà Giang hoặc các trang thông tin điện tử xã hội khác, nhằm giúp cho người dân nắm đầy đủ quy trình và các hồ sơ cần hoàn thiện, từ đó việc giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực Người có công, bảo trợ xã hội được xử lý chính xác, nhanh chóng, thuận lợi hơn.

- Tính mới: Sáng kiến mới, được áp dụng lần đầu; tính khả thi cao, có thể nhân rộng, áp dụng rộng rãi, tính hiệu quả cao, khả năng đem lại giá trị thiết thực.

- Phạm vi ảnh hưởng: Có phạm vi ảnh hưởng trong huyện

- Hiệu quả áp dụng: được áp dụng tại 3 đơn vị:

+ UBND xã Trà Giang;

+ UBND xã Trà Sơn;

+ UBND xã Trà Hiệp.

- Đạt: Đạt

- Đề nghị:

+ Cấp huyện: Công nhận

+ Cấp tỉnh

- Không đạt:

3

Lê Thị Minh Hà

Phó Chánh Thanh tra huyện

Nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai nhằm tạo sự đồng thuận và giảm thiểu các “điểm nóng” chính trị - xã hội trên địa bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi

Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh giúp Nhân dân tham gia vào quá trình quản lý nhà nước, quản lý xã hội và ngày càng phát huy tốt hơn quyền dân chủ của Nhân dân, nhằm góp phần ổn định tình hình chính trị và trật tự xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, khi sáng kiến được áp dụng sẽ góp phần đem lại một số hiệu quả như sau: Một là, kiện toàn về tổ chức, nhân sự, nâng cao chất lượng, hiệu quả, hiệu lực trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp, phản ánh, kiến nghị; giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo, tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân và không để phát sinh thành "điểm nóng", không để công dân khiếu kiện vượt cấp gây mất ổn định chính trị - xã hội, trật tự công cộng. Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng để xử lý kịp thời các vụ việc khiếu kiện đông người, phức tạp, vượt cấp. Hai là, nâng cao nhận thức, tăng cường trách nhiệm của Chủ tịch UBND các cấp, thủ trưởng các cơ quan hành chính Nhà nước, các tổ chức đoàn thể trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai. Kiện toàn và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tiếp dân và tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai, có phẩm chất, đạo đức tốt, có trình độ, năng lực, chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thời gian tới. Bố trí trụ sở, trang bị phương tiện và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác tiếp công dân, bảo đảm thuận lợi cho công dân và cán bộ, công chức tiếp công dân. Ba là, tăng cường và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Quán triệt đầy đủ, thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho mọi tầng lớp nhân dân. Bốn là, cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện và phát huy quyền làm chủ thông qua việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh những vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình theo quy định của pháp luật, khắc phục những hạn chế, bất cập trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.

- Tính mới: Có cải tiến so với trước đây với mức độ khá.

- Phạm vi ảnh hưởng: Có phạm vi ảnh hưởng trong huyện

- Hiệu quả áp dụng: Được áp dụng tại 03 đơn vị:

+ Thanh tra huyện;

+ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện;

+ Ban tiếp công dân huyện.

- Đạt: Đạt

- Đề nghị:

+ Cấp huyện: Công nhận

+ Cấp tỉnh

- Không đạt:

4

Hoàng Minh Hoa

Chuyên viên Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Trà Bồng

Nâng cao hiệu quả các giải pháp, kỹ thuật giảm thiểu tác hại của thiên tai đối với hỗ trợ xây dựng nhà ở tránh bão xã Hương Trà

Những giải pháp, kỹ thuật sáng kiến để hỗ trợ xây dựng nhà ở tránh bão trong thời gian tới.

- Giải pháp thứ nhất: Những đợt lụt - bão xảy ra trên địa bàn huyện, trong dó xã Hương Trà vừa qua, lũ lụt - lở đất đã ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân dân, gây thiệt hại vô cùng to lớn về người và tài sản nhà ở, đường, cầu...

- Giải pháp thứ hai: Do đó, sáng kiến - nghiên cứu những phải pháp cho nhà ở xây dựng có thể ứng phó hiệu quả với bão, lũ, lụt rất quan trọng, liên quan đến đời sống nhân dân xã Hương Trà và cả sự phát triển chung của huyện. Đặc biệt là ở những vùng nông thôn, miền núi nơi cuộc sống người dân còn rất khó khăn.

- Giải pháp thứ ba: Làm nhà nổi trên mặt nước khi nước dâng lên bằng các vật nâng. Giải pháp này cho phép ứng phó kịp thời với những trận lũ lụt mà nước dâng rất nhanh (lũ quét). Tuy nhiên, nhược điểm của nó là ngôi nhà nổi thường khó ổn định trong nước, nhất là với ngôi nhà có trọng lượng nhỏ, chiều cao khá lớn, khi có gió to, sóng lớn. Người ta khắc phục bằng các vật cân bằng, trụ hoặc khung cố định, phần đế “chìm” trong nước một cách hợp lý…(Vì vậy đối với nhà nỗi trên mặt nước các xã đồng bằng cần nghiên cứu).

- Giải pháp thứ tư: Giải pháp nhà ở cố định trên mặt đất nhưng sẽ bổ sung các bộ phận công trình hoặc giải pháp kỹ thuật có thể khắc phục các vấn đề do lụt, bão gây nên “sống chung với bão”. Giải pháp này hạn chế sự ảnh hưởng (xáo trộn) cuộc sống con người trong và sau lụt, bão:

+ Nhà cố định chống lụt, bão: Ngôi nhà ở tích hợp tránh bão, giải pháp khắc phục tình trạng nguy hiểm do bão gây ra là nhà có hơn một tầng, nhà kiên cố có tầng gác xép (lững).

+ Nhà sàn kiên cố là: Ngôi nhà được xem là hiệu quả nhất trong các phương án nhà cố định chống lại lụt, bão. Ngoài ra, nhà sàn cũng là giải pháp ít nhiều mang đến cơ hội thoát hiểm trong những vụ lở đất, lũ ống.

- Giải pháp thứ năm: Nhà ở vùng thung lũng, lòng chảo thấp: Đặc điểm thiên tai tại khu vực này là hay bị ảnh hưởng của bão lũ. Vì vậy, giải pháp xây dựng nhà ở dựa trên nguyên tắc chú trọng đến khả năng chống lũ và gió bão, do đó tập trung vào các đề xuất như sau: Lựa chọn địa điểm trên cao, cách xa các con suối, sông để xây dựng nhà ở; Hướng nhà bố trí xuôi theo hướng thoát nước lũ, kiến trúc nhà sàn thường để trống tầng 1, giảm thiếu tối đa khả năng cản dòng nước lũ.

- Giải pháp thứ sáu: Nhà ở vùng giữa hay các sườn núi: Đặc điểm khu vực này có địa hình đồi núi dốc, thường hay bị sạt lở, lũ quét, lũ ống. Ngoài ra hiện tượng giông lốc cũng gây thiệt hại tốc mái, đổ tường.

- Giải pháp thứ bảy: Tránh xây nhà tại các điểm có nguy cơ sạt lở, xây nhà trên nền cứng vững chắc, tránh bị đẩy dạt.

- Giải pháp thứ tám: Nhà hình khối: phù hợp với địa hình, bố trí nằm ngang theo đường đồng mức, kết hợp bố trí tường hướng dòng, hào thu thoát nước, tránh xối nước trực tiếp vào công trình.

- Giải pháp thứ chín: Đối với khu vực nền đất yếu, dễ sạt lở, phải có giải pháp gia cố móng, móng nhà được bố trí ở độ sâu khác nhau, áp dụng kỹ thuật xây dựng theo loại đất khác nhau theo yêu cầu ổn định.

- Giải pháp thứ mười: Xây nhà hạn chế mái có đua dài và hạn chế cửa sổ mở rộng, nhằm giảm thiểu thiệt hại của bão tới kết cấu nhà.

- Giải pháp thứ mười một: Vùng núi cao: Khu vực này có mùa đông lạnh, thời tiết cực đoan kèm theo sương muối, mưa đá và gió lốc. Chính vì vậy giải pháp kỹ thuật xây dựng chủ yếu phòng chống thiên tai do cực trị nhiệt độ biến đổi bất thường. Do đó khi tính toán Thiết kế nhà thường nhỏ, xây thấp, kín, ít cửa, tường dày, mái đua rộng nhằm chống lạnh, sương muối về mùa đông và nắng nóng mùa hè.

- Giải pháp thứ mười hai: Mẫu thiết kế nhà ở giúp dân sống chung với lụt bão, giải pháp, kỹ thuật, chi phí xây dựng thấp nhất để hộ nghèo, cận nghèo ai cũng được hưởng sự giúp đỡ từ cộng đồng hoặc tự làm được cho minh một căn nhà kiên cố.

- Giải pháp thứ mười ba: Những Mẫu thiết kế nhà ở hỗ trợ xây dựng theo Đề án năm 2023. Giải pháp, kỹ thuật, nghiên cứu tính toán quy mô xây dựng có một phòng bằng: Cột, đầm, sàn bê tông cốt thép hoặc kết cấu sàn gỗ. Kinh phí bổ sung xây dựng tăng thêm khoản 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng/một căn nhà. Vậy tổng số tiền để xây dựng từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng/một căn nhà có phòng kiên cố, an toàn, tránh bão cho hộ gia đình các hộ lân cận, khoảng 15 người, tuổi thọ căn nhà khoảng 20 năm.

- Giải pháp thứ mười bốn: Những Mẫu thiết kế nhà ở hỗ trợ xây dựng theo Đề án năm 2023. Giải pháp, kỹ thuật, nghiên cứu tính toán quy mô xây dựng: Cột, đầm, sàn bê tông cốt thép hoặc kết cấu sàn gỗ. Kinh phí bổ sung xây dựng tăng thêm khoản 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng/một căn nhà. Vậy tổng số tiền để xây dựng từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng/một căn nhà kiên cố, an toàn, tránh bão cho hộ gia đình các hộ lân cận khoảng 40 người, tuổi thọ căn nhà trên 30 năm. Mẫu nhà này nhà nước có thể đầu tư xây dựng mỗi tổ (đội), khu dân cư tập trung chỉ cần một nhà là đảm bão tránh bão, không cần phải di dời dân đi xa khi có mưa bão.

- Tính mới: Giải pháp kỹ thuật trong hỗ trợ xây dựng nhà tránh bão có cải tiến so với giải pháp trước đây ở mức độ khá

- Phạm vi ảnh hưởng: Phạm vi đề tài có thể áp dụng trên địa bàn huyện và tỉnh

- Hiệu quả áp dụng: Được áp dụng tại 03 đơn vị:

+ UBND xã Trà Thanh;

+ UBND xã Hương Trà;

+ UBND xã Trà Hiệp.

- Đạt: Đạt

- Đề nghị:

+ Cấp huyện: Công nhận

+ Cấp tỉnh

- Không đạt:

5

Đồng Thị Vị

Chuyên viên văn phòng HĐND và UBND huyện

Áp dụng mã QR trong niêm yết, tra cứu thông tin về danh mục thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả một cửa huyện Trà Bồng

Việc niêm yết danh mục TTHC bằng bảng niêm yết và niêm yết bằng giấy tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả một cửa phần nào gây khó khăn, tốn kém cho cơ quan trong thực hiện công khai, niêm yết thông tin về TTHC cũng như việc cập nhật bổ sung niêm yết sau này, nhất là giai đoạn hiện nay, UBND tỉnh Quảng Ngãi thường xuyên công bố danh mục thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung. Mặc khác, qua việc tham gia các đoàn kiểm tra cải cách hành chính hàng năm, tại một số địa phương, nhất là tại các xã phía Tây huyện Trà Bồng, do trụ sở UBND xã được đặt ở vị trí cao, đón gió cho nên mỗi năm đến mùa mưa bão, gió lốc những thủ tục hành chính được niêm yết tại các bảng biểu sẽ bị thổi bay, rách hàng loạt, gây khó khăn cho địa phương trong việc niêm yết bằng hình thức trên.

Mã QR Code là giải pháp tối ưu để niêm yết, tra cứu thông tin nói chung và thông tin TTHC nói riêng. Để thực hiện đổi mới trong niêm yết, công khai danh mục về TTHC bằng mã QR Code chứa thông tin thủ tục hành chính phục vụ công tác niêm yết, tra cứu thông tin tại Bộ phận một cửa huyện Trà Bồng, chúng ta thực hiện như sau:

* Quy trình tạo mã QR Code niêm yết TTHC tại Bộ phận một cửa huyện

Bước 1: Truy cập địa chỉ: https://vi.qr-code-generator.com/ để tạo mã QR Code hoặc có thể truy cập một trang Web khác tùy chọn để tạo mã.

Bước 2: Truy cập trang https://dichvucong.quangngai.gov.vn/ tìm đến Lĩnh vực TTHC cần tạo mã QR Code để coppy đường dẫn truy cập.

Bước 3: Thao tác trên phần mềm tạo Mã QR Code để cho ra mã QR Code cần tạo.

Bước 4: Tải xuống mã QR Code và sử dụng niêm yết .

* Quy trình tra cứu thông tin TTHC dành cho công dân khi thực hiện TTHC tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả huyện

Bước 1: Truy cập máy ảnh trên điện thoại hoặc mở ứng dụng Zalo hoặc một ứng dụng bất kỳ có thể quét và đọc mã QR Code (điện thoại có kết nối internet).

Bước 2: Hướng Camera điện thoại vào mã QR Code, ứng dụng sẽ đọc mã và xuất hiện một đường dẫn hướng đến truy cập vào cổng dịch vụ công tỉnh Quảng Ngãi tại địa chỉ: https://dichvucong.quangngai.gov.vn/ và hệ thống truy cập thông tin đến tận từng lĩnh vực, từng TTHC.

Bước 3: Công dân tra cứu thông tin về TTHC như: Thông tin chung về TTHC; các bước thực hiện TTHC; thành phần hồ sơ của TTHC; yêu cầu của TTHC; căn cứ pháp lý của TTHC...

* Tính mới của sáng kiến: Lần đầu được áp dụng. Không trùng về nội dung với các sáng kiến đã được công nhận trước đó

- Tính mới: Nâng cao nhận thức của người dân trong ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính. Sáng kiến có sự cải tiến thay vì tra cứu thủ công bằng giấy thì thực hiện tra cứu trên điện thoại thông minh (Smartphone), tuy nhiên chưa áp dụng đầu tiên.