Điều trị lao màng phổi bao lâu

Lao màng phổi là bệnh lý có thể mắc ở mọi lứa tuổi. Thể bệnh biểu hiện trên lâm sàng của lao màng phổi là tràn dịch màng phổi. Với số lượng dịch ít thì sẽ khiến người bệnh cảm thấy khó thở, mệt mỏi. Nhưng tuy nhiên, sẽ có những trường hợp tràn dịch màng phổi nặng sẽ dẫn đến tình trạng suy hô hấp, đe dọa không nhỏ đến tính mạng của bệnh nhân. Hãy cùng ISOFHCARE tìm hiểu bệnh lý lao màng phổi qua bài viết dưới đây nhé!

  • Màng phổi gồm có lá thành và lá tạng tạo nên khoang màng phổi. Bình thường khoang màng phổi là khoang ảo, áp lực hơi âm, không có dịch tồn dư.
  • Trực khuẩn lao người là nguyên nhân chính gây bệnh, vi khuẩn lao đến gây bệnh ở màng phổi theo đường máu, bạch huyết và kế cận. Biểu hiện lâm sàng hay gặp là lao màng phổi là tràn dịch màng phổi tự do. Các thẻ khác: Tràn dịch khu trú, Viêm khô ít gặp hơn.
  • Lao màng phổi là thể lao ngoài phổi phổ biến hiện nay còn hay gặp, mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, đặc biệt ở những người có điều kiện thuận lợi: đang mắc lao tiên phát hoặc có điều kiện dễ mắc lao: Tiếp xúc nguồn lây lao, trẻ em không được tiêm BCG, có tình trạng suy giảm miễn dịch: Tiểu đường, HIV,...
  • Nhìn chung lao màng phổi là thể bệnh nhẹ, tuy vậy nếu phát hiện muộn và điều trị không đúng vẫn gặp biến chứng và di chứng nặng, có thể tử vong.

Điều trị lao màng phổi bao lâu

Thể tràn dịch màng phổi tự do

Là thể điển hình và hay gặp của lao màng phổi với các triệu chứng lâm sàng:

  • Triệu chứng toàn thân: thường có sốt, mệt mỏi, ăn kém gây xu hướng diễn biến mãn tính.
  • Các triệu chứng cơ năng hay gặp: Đau ngực, ho khan do tổn thương kích thích màng phổi và khó thở do tràn dịch chèn ép.
  • Triệu chứng thực thể: phát hiện có hội chứng ba giảm ở vùng tràn dịch. Triệu chứng thực thể không rõ khi tràn dịch ít; Khi tràn dịch màng phổi nhiều ngoài hội chứng ba giảm rõ còn có thể phát hiện các dấu hiệu chèn ép: Lồng ngực vồng, di động kém, khoang liên sườn giãn, đẩy trung thất, cơ hoành…
  • Ở giai đoạn đầu hoặc cuối của tràn dịch có thể phát hiện tiếng cọ màng phổi. Bệnh nhân ở giai đoạn bệnh muộn có thể phát hiện các triệu chứng do di chứng dày màng phổi: ổ cặn màng phổi có thể kèm tình trạng viêm mủ, dò mủ màng phổi

Một số biểu hiện khác

  • Thường gặp tràn dịch màng phổi tự do một bên với số lượng dịch tùy theo quá trình bệnh. Ngoài ra có gặp tràn dịch màng phổi hai bên hoặc phối hợp với các tràn dịch ở các màng khác: màng tim, màng bụng, tràn dịch đa màng.
  • Thể tràn dịch màng phổi khu trú: rãnh liên thủy, trung thất, cơ hoành và thể viêm khô ít gặp hơn và khó chẩn đoán.
  • Có thể  gặp tràn dịch màng phổi phối hợp với tràn khí màng phổi, viêm dò mủ màng phổi trong quá trình bệnh đặc biệt là ở giai đoạn muộn.
  • Lao màng phổi ở một số cơ địa đặc biệt: trẻ nhỏ không được tiêm BCG, người già, nhiễm HIV thường có diễn biến nặng.

Tải ứng dụng ISOFHCARE để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 1900638367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

3. Triệu chứng cận lâm sàng của tràn dịch màng phổi do lao

Điều trị lao màng phổi bao lâu

- Xét nghiệm dịch màng phổi

Là xét nghiệm quan trọng, do vậy khi phát hiện có tràn dịch màng phổi phải hút dịch để xét nghiệm. Nếu do lao thường có tính chất: Thường màu vàng nhạt, thuộc loại dịch tiết albumin tăng ( > 30 g/l ), Rivalta (+), Fibrin và LDH tăng, tế bào tăng chủ yếu là lympho.

Tìm vi khuẩn lao trong dịch màng phổi, nếu (+) rất có giá trị trong chẩn đoán, thực tế khả năng tìm thấy BK thấp. Các phương pháp hiện thường dùng: soi trực tiếp tìm AFB trong dịch màng phổi ít thấy, soi bằng phương pháp thuần nhất khả năng phát hiện cao hơn. Nuôi cấy tìm BK bị hạn chế vì thời gian lâu. Các kỹ thuật mới phát hiện BK: PCR, MGIT, BACTECH, ELISA có khả năng chẩn đoán tốt, cần áp dụng cho các trường hợp khó chẩn đoán và có điều kiện áp dụng.

- Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh

  • Chụp XQuang phổi thẳng, nghiêng, siêu âm màng phổi có giá trị hỗ trợ lâm sàng chẩn đoán xác định tràn dịch màng phổi và mức độ tràn dịch.
  • Chụp Xquang phổi sau hút dịch màng phổi ở các trường hợp tràn dịch nhiều, chụp CT phổi có thể phát hiện các nguyên nhân tổn thương ở nhu mô phổi, trung thất, thành ngực có giá trị chẩn đoán nguyên nhân, trong lao màng phổi cần chú ý tìm tổn thương lao phổi.

- Phản ứng Mantoux thường (+)

-Công thức máu

  • Các thay đổi thường không đặc hiệu, thay đổi thường có phù hợp với bệnh cảnh nhiễm trùng xu hướng mãn tính.

- Sinh thiết màng phổi

Qua soi màng phổi hoặc sinh thiết trực tiếp qua thành ngực xét nghiệm giải phẫu bệnh có giá trị chẩn đoán nếu tìm được tổn thương đặc hiệu do lao.

4. Chẩn đoán lao màng phổi

Chẩn đoán xác định

Thông thường chẩn đoán tràn dịch màng phổi do lao dựa vào

  • Trên lâm sàng là bệnh cảnh tràn dịch màng phổi, có biểu hiện toàn thân tình trạng nhiễm trùng xu hướng mạn tính
  • Những ảnh hưởng thường có: mệt mỏi, gầy sút, dịch màng phổi màu vàng chanh, tính chất là dịch tiết: albumin > 30 g/l, phản ứng Rivalta (+).
  • Tế bào tăng chủ yếu là lympho, phản ứng Mantoux (+), công thức máu có tình trạng nhiễm trùng.

Nếu có các yếu tố: tìm thấy vi khuẩn lao trong dịch màng phổi, xét nghiệm miễn dịch ELISA dịch màng phổi (+), sinh thiết màng phổi có tổn thương viêm do lao, có đáp ứng tốt với điều trị lao thì khả năng chẩn đoán xác định hơn.

Việc vận dụng các kĩ thuật mới: tìm vi khuẩn lao bằng phương pháp nuôi cấy kỹ thuật MGIT, BACTEC, chụp cắt lớp vi tính phổi, soi màng phổi,... nên áp dụng cho các trường hợp khó và có điều kiện tiến hành.

Chẩn đoán phân biệt

  • Nếu lâm sàng tràn dịch màng phổi có kèm tình trạng nhiễm trùng cần phải phân biệt với tràn dịch do tạp khuẩn và virus.
  • Nếu bệnh cảnh tràn dịch màng phổi không rõ tình trạng nhiễm trùng cần phân biệt với tràn dịch do ung thư và một số bệnh nội khoa khác( suy gan, suy tim, suy thận, suy dinh dưỡng )

5. Điều trị lao màng phổi

Điều trị lao là quan trọng, cần được điều trị khi chẩn đoán bệnh, áp dụng công thức điều trị theo chương trình chống lao quốc gia

  • Các trường hợp nhẹ, trung bình: bệnh nhân bị lần đầu, đơn thuần, dùng phác đồ 1: 2RHZS/ 6HE cho người lớn và phác đồ: 2RHZE/4RH cho trẻ em.
  • Các trường hợp nặng: phát hiện muộn, có biến chứng, có phối hợp lao ở nơi khác. Dùng phác đồ (2): 2RHZSE/1RHZE/5R3H3E3 hoặc 2RHZSE/RHZE/5RHE.

Điều trị triệu chứng và biến chứng:

  • Hút dẫn lưu dịch màng phổi: những trường hợp tràn dịch nhiều, ngoài điều trị thuốc lao cần hút dẫn lưu dịch để giảm triệu chứng và di chứng.
  • Ở giai đoạn sớm (2 tháng đầu) dùng thêm Corticoid với thuốc điều trị lao có tác dụng giảm xơ hóa dày dính màng phổi.
  • Cần phục hồi chức năng hô hấp khi bệnh nhân có di chứng xơ dính màng phổi.
  • Khi có di chứng và biến chứng nặng ở màng phổi: ổ cặn màng phổi, dò mủ màng phổi: cần phải kết hợp điều trị ngoại khoa: mở màng phổi dẫn lưu mủ, bóc màng phổi.

6. Tiến triển, tiên lượng và phòng bệnh lao màng phổi

Điều trị lao màng phổi bao lâu

Lao màng phổi có tiến triển tốt khi phát hiện sớm, điều trị đúng phương pháp: Dịch màng phổi giảm dần và hết bệnh không để lại hoặc để lại ít di chứng dày dính màng phổi.

Những trường hợp nặng do phát hiện muộn và điều trị không đúng có di chứng nặng ở màng phổi ( sơ ổ cặn màng phổi ) hoặc bị lao ở các cơ quan khác.

Lao màng phổi nhìn chung thường có tiên lượng nhẹ. Tuy vậy những trường hợp nặng vẫn có thể tử vong do di chứng màng phổi và biến chứng.

Biện pháp phòng bệnh lao màng phổi: Hạn chế các điều kiện thuận lợi và khi mắc bệnh cần được chẩn đoán sớm và điều trị đúng.

Cẩm nang ISOFHCARE cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

ISOFHCARE | Ngày đăng 27/11/2021 - Cập nhật 27/11/2021

BS Oanh

 Thứ 2, Thứ 3, Thứ 5, Thứ 6: 18 – 20g

Thứ 7: 7g30 – 9g30

BS Trí

Thứ 4: 18 - 20g

HOTLINE LIÊN HỆ: 0908 120 626

Lao màng phổi là một bệnh lý đứng đầu trong các thể lao ngoài phổi, tuy nhiên, bạn đã biết rõ các triệu chứng nhận biết căn bệnh này chưa?


Lao màng phổi là gì?

Lao màng phổi là một dạng bệnh được xếp vào những bệnh lao ngoài phổi, chiếm khoảng 5% trong số các thể lao và đứng thứ 2 trong số bệnh lao ngoài phổi (chỉ sau lao hạch bạch huyết). Đặc biệt, trong các bệnh về tràn dịch màng phổi thì nguyên nhân do bệnh lao gây ra chiếm tới 70 - 80%. Bệnh xuất hiện ở giới trẻ nhiều hơn, nhưng nhiều người vẫn thường chủ quan bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo bệnh.

Tất tần tật những điều bạn cần biết về căn bệnh lao màng phổi

Điều trị lao màng phổi bao lâu

Nguyên nhân gây bệnh lao màng phổi

Bệnh chủ yếu do vi khuẩn lao xâm nhập vào người nên gây ra bệnh, tuy nhiên, nó cũng có thể phát sinh nếu gặp phải các yếu tố sau:

- Người chưa tiêm vắc-xin phòng tránh lao màng phổi từ nhỏ.

- Người bị lao phát hiện muộn và điều trị không đúng cách.

- Người tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với người mắc bệnh lao phổi.

- Người bị chấn thương lồng ngực hoặc nhiễm lạnh đột ngột.

- Người mắc một số bệnh gây suy giảm hệ miễn dịch như HIV/AIDS.

Điều trị lao màng phổi bao lâu

Triệu chứng của bệnh lao màng phổi

Bệnh lao màng phổi sẽ phát triển qua 2 giai đoạn là khởi phát và toàn phát.

*Giai đoạn khởi phát:

- Khoảng 50% người mắc bệnh sẽ bị sốt cao tới 39 - 40 độ C, kèm theo triệu chứng đau tức ngực đột ngột và dần trở nên nặng hơn, hay khó thở, ho khan...

Tất tần tật những điều bạn cần biết về căn bệnh lao màng phổi

Điều trị lao màng phổi bao lâu

- Khoảng 30% người khác sẽ có triệu chứng sốt nhẹ về chiều tối, đi kèm cùng tình trạng đau tức ngực, khó thở tăng dần lên.

- Khoảng 20% người còn lại sẽ không có biểu hiện rõ rệt và rất khó phát hiện. Do đó, nếu cảm thấy đau tức ngực thường xuyên thì bạn nên chủ động đi chụp X-quang để biết rõ xem mình có mắc bệnh hay không.

Tất tần tật những điều bạn cần biết về căn bệnh lao màng phổi

Điều trị lao màng phổi bao lâu

*Giai đoạn toàn phát:

Trong giai đoạn này, người bệnh sẽ có biểu hiện như ốm yếu, người xanh xao, thiếu sức sống, giảm cân đột ngột dù không ăn kiêng, sốt cao 38 - 40 độ C, hạ huyết áp, mạch đập nhanh, buồn nôn và nôn. Khi thay đổi tư thế thường bị ho khan thành từng cơn, đau tức ngực nhưng không biểu hiện nhiều như giai đoạn khởi phát.

Bệnh lao màng phổi có nguy hiểm không?

Thực chất, bệnh lao màng phổi không quá nguy hiểm nếu bạn phát hiện ra bệnh sớm và điều trị bệnh đúng cách. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể để lại những biến chứng nặng nề như tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi, viêm màng phổi, dày dính màng phổi và ổ cặn màng phổi. Vậy nên, bạn cần chú ý tới sức khỏe để phát hiện bệnh kịp thời và tìm cách điều trị bệnh phù hợp càng sớm càng tốt.

Tất tần tật những điều bạn cần biết về căn bệnh lao màng phổi

Điều trị lao màng phổi bao lâu

Cách điều trị bệnh lao màng phổi

Nguyên tắc điều trị bệnh lao màng phổi là phải chọc hút dịch màng phổi ra sớm và triệt để hoàn toàn. Đặc biệt, phải làm theo đúng hướng dẫn của bác sĩ và uống thuốc điều trị lao sớm. Đồng thời, phải tập phục hồi chức năng chống dày dính màng phổi để tránh gặp phải di chứng về sau.

Tất tần tật những điều bạn cần biết về căn bệnh lao màng phổi

Để điều trị hoàn toàn khỏi bệnh lao màng phổi, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc chống lao theo đường toàn thân và thuốc chống dính màng phổi. Mặt khác, ở các bệnh viện cũng tiến hành hút dịch cho bệnh nhân (mỗi tuần từ 2 - 3 lần) cho tới khi hết dịch. Khi có biến chứng ổ cặn màng phổi, dày dính màng phổi nhiều, dò màng phổi - thành ngực, dò màng phổi - phế quản gây ho khạc, mủ... cần điều trị kết hợp với phương pháp ngoại khoa.