Digital campaign là gì

Trong thị trường đầy cạnh tranh như hiện nay, nhiều doanh nghiệp vẫn có thể đứng vững, thậm chí còn phát triển mạnh mẽ. Để làm được điều đó, Campaign Marketing là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Một Campaign tốt có thể giúp doanh nghiệp lấy được lòng tin của khách hàng, đồng thời khẳng định giá trị thương hiệu trên thương trường. Vậy Campaign là gì?

Campaign được tạm dịch sang tiếng Việt là chiến dịch. Có thể hiểu đây là tập hợp của nhiều công việc được làm để giải quyết một vấn đề nào đó trong một thời gian cụ thể.

Trong Marketing, Campaign là thuật ngữ quen thuộc được dùng với hàm ý là chiến dịch quảng cáo, tiếp thị sản phẩm/dịch vụ thông qua các phương tiện và hình thức khác nhau.

Các Campaign trong Marketing có thể được xây dựng cho các mục tiêu khác nhau xây dựng hình ảnh thương hiệu, giới thiệu sản phẩm mới, tăng doanh số sản phẩm đang bán trên thị trường hoặc làm giảm ảnh hưởng từ các tin tức tiêu cực.

Không phải cứ đầu tư chi phí khổng lồ thì campaign của bạn sẽ thành công. Điều quan trọng nhất là doanh nghiệp phải biết cách sử dụng kênh truyền thông như thế nào mới có thể truyền tải thông điệp một cách hiệu quả nhất. Campaign là yếu tố quyết định đến sự thành bại của một thương hiệu.

Digital campaign là gì

  • Giúp khẳng định và nâng cao giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Campaign còn giúp tạo nên sự khác biệt về thương hiệu của bạn so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường.
  • Tiếp cận, thu hút và mở rộng nguồn khách hàng mới cũng như phát triển nguồn khách hàng tiềm năng.
  • Giúp tăng doanh số bán hàng, đem lại sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp theo thời gian.
  • Phát hiện sai sót và chỉnh sửa một cách triệt để, hạn chế những thông tin tiêu cực hay các vấn đề không đúng về doanh nghiệp trên thị trường.
  • Hỗ trợ đo lường và đánh giá hiệu quả các chiến dịch trong Marketing một cách chính xác và đơn giản hơn.

Xem Thêm:   Banner là gì? Top 3 website làm Banner online miễn phí

Marketing Campaign hay Chiến dịch Marketing gồm nhiều hoạt động quảng cáo, tiếp thị trên các kênh truyền thông xã hội với mục đích đưa sản phẩm/dịch vụ và hình ảnh thương hiệu đến với khách hàng.

Trong Marketing Campaign, 4P (Product, Price, Places, Promotion) là yếu tố được đặc biệt chú trọng. Vì đây là cách tốt nhất giúp doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt và mang lại sự uy tín đến với khách hàng.

Digital campaign là gì

Creative Campaign chịu trách nhiệm về nội dung và hình ảnh của các chiến dịch truyền thông Marketing. Tùy vào từng mục tiêu của mỗi doanh nghiệp sẽ đưa ra các Campaign khác nhau.

IMC Campaign

IMC Campaign là chiến dịch truyền thông tích hợp. Doanh nghiệp sẽ sử dụng kết hợp nhiều công cụ truyền thông để quảng bá sản phẩm/dịch vụ và hình ảnh thương hiệu đến với khách hàng.

Viral Campaign

Mục tiêu của Viral Campaign là tạo ra những chiến dịch quảng bá thương hiệu sản phẩm, dịch vụ rộng rãi, có tính cộng đồng cao và sức lan tỏa cực kì lớn. Khi các khách hàng tiếp cận với một sản phẩm truyền thông từ chiến dịch này, họ sẽ cảm thấy thích thú, chia sẻ và khả năng chuyển đổi từ trạng thái suy nghĩ sang trạng thái mua hàng là rất lớn.

Digital campaign là gì

ADVERTISEMENT

Advertising Campaign

Chiến dịch này là mô hình bao gồm nhiều nhóm quảng cáo có mục tiêu chia sẻ thông điệp, ý tưởng, mong muốn,…đến với khách hàng nhằm mang đến truyền thông tiếp thị phù hợp.

Mỗi nhóm quảng cáo có thể coi là một Campaign riêng biệt,khác nhau về ngân sách, kênh truyền thông, tiếp thị và cả các cách thực hiện bán hàng.

Digital campaign là gì

SEM Campaign là chiến dịch tối ưu hóa các công cụ tìm kiếm giúp đưa website của doanh nghiệp lên top đầu trên các trang tìm kiếm như Google,…Các hoạt động chính trong chiến dịch này là tạo ra các bài viết chuẩn SEO để thu hút traffic truy cập website. Đây được coi là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho kênh bán hàng online hiện nay.

Như đã chia sẻ, Marketing Campaign sẽ căn cứ vào mô hình Marketing Mix 4P gồm: Sản phẩm (Product), giá cả (Price), kênh phân phối (Places) và xúc tiến bán (Promotion).

Sản phẩm được xem như linh hồn và cũng là nguồn sống của một doanh nghiệp, sản phẩm có thể là vô hình (dịch vụ) hoặc hữu hình. Chiến dịch Marketing này nhằm đưa sản phẩm của doanh nghiệp tiếp cận với nhóm khách hàng tiềm năng. Ngoài ra, doanh nghiệp cần xây dựng chiến dịch Marketing sản phẩm là để mang đến sự khác biệt trong thương hiệu, tạo uy tín trong lòng khách hàng cũng như vị thế trên thị trường.

Giá luôn là một yếu tố nhạy cảm trong chiến lược. Doanh nghiệp cần định mức giá phù hợp và thể hiện được vị thế của thương hiệu sản phẩm. Để đưa ra mức giá chuẩn xác, doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu, khảo sát thị trường. Các tiêu chí để quyết định mức giá bao gồm: Chi phí sản xuất, nguyên vật liệu, thị phần, cạnh tranh, chất lượng sản phẩm và giá trị cảm nhận của khách hàng về sản phẩm.

Xem Thêm:   Top 5 trang tạo intro video online miễn phí tốt nhất

Sau khi đã xác định được mức giá cho sản phẩm, doanh nghiệp cần xác định kênh phân phối phù hợp để khách hàng có thể mua thuận lợi nhất. Bên cạnh đó, hình thức bán hàng cũng cần được quan tâm với những câu hỏi như: Nên bán hàng online, mở cửa hàng hay phân phối tới các đại lý, siêu thị?

Các hoạt động này có mục đích chính là thúc đẩy hành vi mua hàng của người tiêu dùng. Chiến dịch xúc tiến bán thường thông qua các hình thức như tiếp thị, khuyến mãi, dùng thử sản phẩm. Các phương thức thực hiện có thể là quảng cáo, PR, bán hàng cá nhân, thực hiện các chương trình khuyến mãi đặc biệt, tài trợ các chương trình truyền hình có tầm ảnh hưởng lớn,…nhằm mang thương hiệu của doanh nghiệp đến với người tiêu dùng hiệu quả.

Digital campaign là gì

Khi đã biết chiến dịch tiếp thị của mình phù hợp với kế hoạch tổng thể như thế nào, doanh nghiệp có thể nhận ra được đâu là thị trường mục tiêu và cách để truyền tải thông điệp một cách hiệu quả nhất.

Với KPI, bạn sẽ cần phải liệt kê các tham số. Trong đó, thời gian là tham số phổ biến nhất cần được đưa vào khi chiến dịch tiếp thị, sau đó sẽ đến tài chính, mức độ tiếp cận, doanh thu sau chiến dịch….Một công thức đo lường độ hiệu quả của chiến dịch tiếp thị là: Những gì sẽ đạt được + chiến dịch tiếp thị sẽ chạy trong bao lâu?

Chiến dịch tiếp thị mà doanh nghiệp chọn sẽ ảnh hưởng lớn đến ngân sách doanh nghiệp cần chi. Hãy luôn đặt câu hỏi: đây có phải là cách tốt nhất, hiệu quả nhất và thuyết phục nhất để tiếp cận khách hàng hay không? Doanh nghiệp không cần thiết phải chi tiêu nhiều, nhưng phải biết lên kế hoạch chi tiêu một cách chặt chẽ.

Lựa chọn được một kênh truyền thông phù hợp là vấn đề hết sức quan trọng. Bởi tùy vào từng loại sản phẩm sẽ cần có một kênh tiếp thị khác nhau giúp đạt được hiệu quả tốt nhất.

Cần lên kế hoạch chính xác những gì bạn sẽ làm và làm khi nào. Việc làm này không yêu cầu phải quá phức tạp nhưng việc xây dựng timeline sẽ giúp cung cấp cho bạn hồ sơ để đánh giá sự thành công của chiến dịch.

Ở bước này, bạn cần ra deadline để hoàn thành chúng. Điều này sẽ giữ cho bạn thực hiện đúng mục tiêu đã đề ra và giúp chiến dịch trở nên hiệu quả hơn. Khi chạy Campaign, bạn cần phải có tính sáng tạo cao để xử lý và khắc phục những trường hợp xấu có thể xảy ra.

Digital campaign là gì

Để biết chiến dịch của mình có đang hiệu quả hay không, bạn hãy thường xuyên thực hiện đo lường. Việc làm này sẽ giúp cho bạn có những kinh nghiệm quý báu để có thể tạo ra các Campaign tiếp theo hiệu quả hơn nữa trong quá trình kinh doanh của mình.

Xem Thêm:   Bật mí kế hoạch thu hút khách hàng hiệu quả chỉ với 8 bước

Sau khi đo lường và biết được chiến dịch đã thành công hay thất bại, doanh nghiệp hoàn toàn có thể quyết định xem có tiếp tục chạy chiến dịch đó trong tương lai hay không hoặc cũng có thể điều chỉnh lại để giúp chiến dịch hoàn thiện hơn.

Để tồn tại trên thị trường, các doanh nghiệp phải thường xuyên xây dựng những chiến dịch Marketing gây ấn tượng mạnh đến tâm lý của khách hàng. Trên đây là những thông tin cơ bản xung quanh chủ đề Campaign. Hy vọng bài viết này sẽ là một nguồn kiến thức hữu ích giúp doanh nghiệp của bạn phát triển thuận lợi nhé!

Chiến dịch tiếp thị kỹ thuật số bao gồm việc thực hiện các chiến lược tiếp thị trên tất cả các kênh kỹ thuật số mà người tiêu dùng tương tác với thương hiệu. Chiến dịch này thường có mục đích cải thiện tỷ lệ chuyển đổi của doanh nghiệp.

Chiến lược Marketing là tổng hợp các quyết định của doanh nghiệp về hoạt động Marketing để đạt được những mục tiêu đã đề ra. Để doanh nghiệp đạt được hiệu quả tiếp thị như mong muốn, việc xây dựng các chiến lược marketing là điều không thể bỏ qua.

Chiến dịch Marketing là thuật ngữ dùng để để chỉ chiến lược và chiến thuật. Chiến lược là một kế hoạch cụ thể được đặt ra trong khoảng thời gian có hạn, còn chiến thuật là các phương pháp thực hiện để hoàn thành kế hoạch đó.

Một số nguyên nhân khiến chiến dịch Marketing thất bại gồm:

  • Thiếu chiến lược cụ thể
  • Bạn không hiểu tâm lý khách hàng của mình
  • Thiếu có lời kêu gọi hành động để tăng chuyển đổi
  • Bạn đang thực hiện truyền thông trên một kênh không phù hợp
  • Khả năng nhắm mục tiêu kém
  • Sản phẩm/dịch vụ có chất lượng kém
  • Bạn thiếu tính kiên nhẫn.

Ngoài Marketing, Campaign còn được sử dụng trong các chuyên ngành khác như: Poster Campaign, PR Campaign, Sales campaign,..Bạn có thể tìm hiểu thêm về các thuật ngữ này ở những tài liệu khác nhé!

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TINO

  • Trụ sở chính: L17-11, Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
    Văn phòng đại diện: 42 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 0364 333 333
    Tổng đài miễn phí: 1800 6734
  • Email:
  • Website: www.tino.org