Hướng dẫn ký số điện tử liên thông năm 2024

Hướng dẫn việc tạo lập bản điện tử Giấy khai sinh, Trích lục khai tử trên Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử phục vụ liên thông 2 nhóm TTHC tại địa phương

Ngày 30/6/2023, Bộ Tư pháp có văn bản số 2721/BTP-HTQTCT gửi UBND, Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố về việc cấp bản điện tử Giấy khai sinh, Trích lục khai tử thực hiện liên thông thủ tục hành chính. Theo đó, thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 23/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ Tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) tại các bộ, ngành, địa phương năm 2023 và những năm tiếp theo; Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp ngày 10/02/2023 về tình hình triển khai Đề án 06 về việc triển khai một số nhiệm vụ thực hiện Đề án 06 (Thông báo số 36/TB-VPCP ngày 19/02/2023); chỉ đạo của Chính phủ, Tổ công tác triển khai Đề án 06/CP của Chính phủ về việc mở rộng triển khai Phần mềm dịch vụ công liên thông trên toàn quốc, Bộ Tư pháp đã nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện chức năng tạo lập bản điện tử Giấy khai sinh, Trích lục khai tử khi thực hiện việc đăng ký khai sinh, đăng ký khai tử (mới) trên Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung để chuyển cho Phần mềm dịch vụ công liên thông thực hiện liên thông điện tử đối với 2 nhóm thủ tục hành chính (TTHC): Đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi; Đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, trợ cấp mai táng phí và triển khai thí điểm tại các cơ quan đăng ký hộ tịch trên địa bàn thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Nam. Để chủ động chuẩn bi tốt các điều kiện triển khai thực hiện liên thông 2 nhóm TTHC liên quan đến đăng ký khai sinh (ĐKKS), đăng ký khai tử (ĐKKT) trên phạm vi toàn quốc theo chỉ đạo của Chính phủ tại Công văn số 3649/BC-VPCP ngày 23/5/2023 của Văn phòng Chính phủ; Thông báo số 2880/TB-TCTTKĐA ngày 04/5/2023 của Tổ công tác 06/CP (dự kiến trong tháng 7/2023) hiệu quả, đồng bộ, thống nhất trên toàn quốc, Bộ Tư pháp đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Tư pháp, UBND các cấp trên địa bàn quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện một số nội dung sau: 1. Bố trí trang thiết bị, hạ tầng kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu thực hiện việc liên thông TTHC, nhất là việc bố trí trang thiết bị cơ bản phục vụ giải quyết TTHC trên môi trường điện tử như: máy scan, thiết bị ký số để ký số bản điện tử Giấy khai sinh, Trích lục khai tử. Đẩy mạnh việc tuyên truyền, hướng dẫn người dân, nâng cao nhận thức, kỹ năng thực hiện TTHC trực tuyến, thực hiện liên thông TTHC; huy động các nguồn lực tại chỗ phù hợp để hỗ trợ người dân thực hiện TTHC. 2. Sở Tư pháp làm đầu mối, chủ động phối hợp với các Sở, ngành, cơ quan liên quan triển khai tập huấn, hướng dẫn việc tạo lập bản điện tử Giấy khai sinh, Trích lục khai tử trên Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử phục vụ liên thông 2 nhóm TTHC tại địa phương; hướng dẫn các thao tác kỹ thuật, tạo tài khoản người dùng trên Hệ thống đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử cho người có thẩm quyền ký giấy tờ hộ tịch (theo tài liệu hướng dẫn gửi kèm); cử công chức có trình độ phù hợp làm đầu mối tham gia nhóm kỹ thuật để tổng hợp những vướng mắc, hướng dẫn hỗ trợ người dùng của địa phương; … 3. Chỉ đạo các cơ quan đăng ký hộ tịch trên địa bàn triển khai thực hiện theo đúng Tài liệu hướng dẫn do Bộ Tư pháp cung cấp; Sở Tư pháp tổng hợp, phản ánh kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện tại địa phương báo cáo về Bộ Tư pháp (qua Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực) để phối hợp tháo gỡ, xử lý./.


Công văn số 3649/BC-VPCP ngày 23/5/2023 của Văn phòng Chính phủ; Thông báo số 2880/TB-TCTTKĐA ngày 04/5/2023 của Tổ công tác 06/CP. Tài liệu hướng dẫn: Tải tại đây.

0 người đã bình chọn. Trung bình 0

Ngày 05/3/2020 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư. Nội dung Nghị định hướng dẫn ký số văn bản điện tử thông qua sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số do Ban Cơ yếu Chính phủ cung cấp.

1. Quy định trong hướng dẫn ký số văn bản bằng chữ ký số

Các dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng cho Chính phủ gồm:

  • Tạo và phân phối các cặp khóa;
  • Cấp chứng thư số, gia hạn chứng thư số, thay đổi thông tin chứng thư số, thu hồi chứng thư số;
  • Khôi phục thiết bị lưu khóa bí mật, dịch vụ công bố;
  • Duy trì trực tuyến cơ sở dữ liệu về chứng thư số, dịch vụ kiểm tra chứng thư số trực tuyến, cấp dấu thời gian;

Trong đó, quy định về chữ ký số sẽ là:

1.1 Đối với văn bản chính

Chữ ký số của cơ quan, tổ chức là hình ảnh dấu của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản trên văn bản, màu đỏ, kích thước bằng kích thước thực tế của dấu, định dạng (.png) nền trong suốt, trùm lên khoảng 1/3 hình ảnh chữ ký số của người có thẩm quyền về bên trái.

1.2 Đối với văn bản kèm theo không cùng tệp tin với văn bản điện tử

Hình ảnh: Không hiển thị.

Thông tin: Số và ký hiệu văn bản; thời gian ký (ngày tháng năm; giờ phút giây; múi giờ Việt Nam theo tiêu chuẩn ISO 8601) được trình bày bằng phông chữ Times New Roman, chữ in thường, kiểu chữ đứng, cỡ chữ 10, màu đen.

1.3 Đối với văn bản số hóa

Hình ảnh: Không hiển thị.

Thông tin: Hình thức sao, tên cơ quan, tổ chức sao văn bản, thời gian ký (ngày tháng năm; giờ phút giây; múi giờ Việt Nam theo tiêu chuẩn ISO 8601) được trình bày bằng phông chữ Times New Roman, chữ in thường, kiểu chữ đứng, cỡ chữ 10, màu đen.

2. Quy trình nhận văn bản đến trước khi ký số văn bản điện tử

Bước 1: Văn bản được văn thư tiếp nhận, nếu là văn bản giấy thì kiểm tra tính hợp lệ và chuyển sang Bước 2. Nếu là văn bản điện tử thì Văn thư kiểm tra, xác thực chữ ký số bằng phần mềm và chuyển sang Bước 3 Nếu chữ ký số không hợp lệ, loại bỏ văn bản đó đồng thời báo lại bên gửi để ký và gửi lại.

Bước 2: Số hóa văn bản, scan văn bản, đặt tên file và lưu trữ theo quy định.

Bước 3: Văn thư chuyển văn bản theo luồng xử lý văn bản trong phần mềm Quản lý văn bản và theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ của công chức, viên chức.

3. Hướng dẫn ký số văn bản điện tử

Hướng dẫn ký số văn bản điện tử chi tiết

Quá trình soạn thảo, lấy ý kiến góp ý và chỉnh sửa văn bản theo ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo đơn vị được tiến hành thông qua luồng xử lý văn bản đi trong phần mềm Quản lý văn bản hoặc thông qua hình thức gửi qua Email công vụ.

Sau khi hoàn chỉnh dự thảo văn bản, trình tự ký số để ký văn bản bằng chữ ký số và phát hành văn bản điện tử được thực hiện như sau:

Bước 1: Văn bản cuối cùng được lãnh đạo đồng ý phát hành được chuyển đến Văn thư. Văn thư lấy số, điền số vào file văn bản word rồi chuyển thành file .PDF, cập nhật lại hệ thống và chuyển cho các lãnh đạo có liên quan ký văn bản bằng chữ ký số theo trình tự (theo luồng ký văn bản trong phần mềm QLVB hoặc thông qua gửi nhận email công vụ.)

Bước 2: Các Lãnh đạo có liên quan nhận văn bản PDF, ký số trên tệp PDF rồi cập nhật lại tệp PDF đã ký lên hệ thống QLVB, hệ thống QLVB sẽ tự động chuyển đến người ký tiếp theo hoặc chuyển cho Văn thư (nếu đã đầy đủ chữ ký). Trường hợp gửi qua hệ thống thư điện tử công vụ, các lãnh đạo liên quan sau khi ký số thì chuyển lại văn bản cho văn thư.

Bước 3: Văn thư xác nhận lại chữ ký của lãnh đạo đơn vị trên tệp PDF. Đối với văn bản cần ký số của tổ chức thì văn thư thực hiện ký số của tổ chức, nếu không cần thì bỏ qua việc này. Sau đó, Văn thư thực hiện gửi văn bản tới nơi nhận thông qua phần mềm QLVB hoặc qua hệ thống email công vụ.

4. Hướng dẫn quy trình ký số văn bản điện tử trên phần mềm

Bước 1: Cài đặt phần mềm hỗ trợ

Truy cập website Ban Cơ yếu Chính phủ tại địa chỉ https://ca.gov.vn, tải bộ thư viện tích hợp hỗ trợ ký văn bản bằng chữ ký số theo quy định tại Nghị đinh số 30/2020/NĐ-CP và cài đặt trên máy tính sử dụng ký số.

Bước 2: Thực hiện ký số văn bản đến

Văn thư đăng nhập và hệ thống Quản lý văn bản, tại phần Văn bản đến, nhấn thêm mới văn bản đến.

Thực hiện quy trình ký số văn bản điện tử đến, nhấn Sao văn bản điện tử chọn:

  • Ký Sao y;
  • Ký Sao lục;
  • Ký Trích sao;

Văn bản đã được ký số và tiếp nhận vào hệ thống Quản lý văn bản của đơn vị.

Bước 3: Ký số văn bản đi, văn bản đi kèm không cùng tệp tin với bản chính

Để thực hiện ký văn bản đi bằng chữ ký số, Văn thư vào phần Văn bản đi và thêm mới văn bản đi

Tương tự hướng dẫn ký số văn bản đến, Văn thư lựa chọn thao tác ký số:

  • Sao văn bản điện tử;
  • Ký tài liệu đính kèm;
  • Đóng dấu phát hành;

Sau đó ban hành điện tử đi trên hệ thống Quản lý văn bản.

\>>> Tải đầy đủ Nghị định số 30/2020/NĐ-CP:

nghi-dinh-30-2020-nd-cp-ve-cong-tac-van-thu.pdf

Liên hệ Lạc Việt Suresignature để được hướng dẫn ký số văn bản và hỗ trợ về chữ ký số, phần mềm trình ký online theo hotline: 0901 555 063