Khế ước vay ngân hàng là gì năm 2024

Hoạt động tài chính nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng đóng vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế đất nước. Các tổ chức tín dụng xuất hiện ngày càng nhiều, đồng nghĩa với việc pháp luật cũng cần có những quy định tạo điều kiện cho sự phát triển của hoạt động tín dụng, nhưng cũng cần quản lý và kiểm soát nó. Trong đó, hợp đồng tín dụng là minh chứng cho hoạt động tín dụng đang diễn ra sôi nổi. Vậy vấn đề này được quy định như thế nào, hãy cùng NPLaw tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

I. Hợp đồng tín dụng là gì?

Hợp đồng tín dụng là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng như ngân hàng thương mại, ngân hàng Nhà nước, quỹ tín dụng nhân dân… với các cá nhân, tổ chức về việc cho vay một khoản tiền trong thời hạn nhất định.

II. Phân biệt hợp đồng tín dụng và khế ước nhận nợ

Hợp đồng tín dụng

Khế ước nhận nợ

Khái niệm

Là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng với các cá nhân, tổ chức về việc cho vay một khoản tiền trong thời hạn nhất định.

Là văn bản có chứa nội dung ghi nhận một khoản nợ giữa bên vay và bên cho vay – chính là ngân hàng. Đây chính là giấy tờ xác nhận quan hệ pháp luật vay mượn giữa các bên để xác định quyền và nghĩa vụ của từng bên. Vì vậy khế ước nhận nợ này là một bộ phận không tách rời của Hợp đồng cho vay

Vai trò

Đảm bảo cho nhu cầu vốn để đầu tư, hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đồng thời ổn định cuộc sống người dân khi có thể vay trả góp hàng tháng hoặc theo từng đợt.

Là bằng chứng để đảm bảo quyền lợi cho cả bên nhận và bên cho vay. Đồng thời giúp khoản vay rõ ràng hơn, đảm bảo việc trả nợ cũng như khoản vay sẽ không bị thay đổi về số tiền lẫn lãi suất.

Chủ thể

Một bên phải tổ chức tín dụng

Có thể là cá nhân với cá nhân, cá nhân với tổ chức, hoặc cá nhân- tổ chức với tổ chức ngân hàng

III. Có bao nhiêu loại hợp đồng tín dụng?

Việc phân loại hợp đồng tín dụng phụ thuộc vào tính chất của hợp đồng tín dụng.

  • Căn cứ vào thời hạn cho vay. Hợp đồng tín dụng chia thành 3 loại: hợp đồng tín dụng ngắn hạn, hợp đồng tín dụng trung hạn, hợp đồng tín dụng dài hạn.
  • Căn cứ vào đối tượng tín dụng cho vay. Hợp đồng tín dụng chia làm 2 loại: hợp đồng tín dụng vốn cố định, hợp đồng tín dụng vốn lưu động.
  • Căn cứ vào mức độ tín nhiệm các tổ chức tín dụng. Hợp đồng tín dụng chia thành 2 loại: hợp đồng tín dụng không cần đảm bảo, hợp đồng tín dụng có đảm bảo.

IV. Một số loại hợp đồng

1. Hợp đồng tín dụng khung là gì?

Hợp đồng khung là loại hợp đồng thể hiện sự thỏa thuận mang tính chất định hướng về việc mua bán, cung ứng hàng hóa, dịch vụ. Các bên chỉ quy định những vấn đề chung để các bên ký kết Hợp đồng kinh tế hay bổ sung thêm các phụ lục.

2. Hợp đồng tín dụng từng lần là gì?

Hợp đồng tín dụng từng lần là văn bản thỏa thuận giữa ngân hàng thương mại với cá nhân, tổ chức về việc cấp tín dụng theo từng món. Theo đó, ngân hàng căn cứ vào kế hoạch, phương án kinh doanh cụ thể của bên vay vốn để quyết định cho vay. Ngược lại, người vay phải làm các thủ tục cần thiết như lập hồ sơ vay vốn để ngân hàng xét duyệt vay.

3. Hợp đồng tín dụng hạn mức là gì?

Hợp đồng tín dụng hạn mức là văn bản thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng với cá nhân, tổ chức mà theo đó ngân hàng sẽ cấp một hạn mức vay nhất định, và cá nhân, tổ chức sẽ duy trì mức dư nợ không vượt quá mức đã cấp. Hình thức cho vay này yêu cầu tài sản đảm bảo, thông thường là bất động sản, giấy tờ có giá hay những tài sản khác mà ngân hàng chấp nhận.

4. Hợp đồng cấp tín dụng là gì?

Hợp đồng cấp tín dụng là văn bản thỏa thuận giữa ngân hàng với tổ chức, cá nhân về việc sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.

V. Hợp đồng tín dụng là hợp đồng có đặc điểm gì?

Hợp đồng tín dụng có những đặc điểm chung của các loại hợp đồng, tuy nhiên nó cũng có những đặc điểm riêng biệt sau:

Thứ nhất, về chủ thể bao giờ cũng là tổ chức tín dụng có đủ các điều kiện luật định với tư cách là bên cho vay và tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác thỏa mãn những điều kiện vay vốn do pháp luật hoặc do tổ chức tín dụng quy định.

Khế ước vay ngân hàng là gì năm 2024
Thứ hai, đối tượng của hợp đồng tín dụng là số tiền xác định và phải được các bên thỏa thuận, ghi rõ trong văn bản hợp đồng.

Thứ ba, hợp đồng tín dụng chứa đựng nguy cơ rủi ro rất lớn cho quyền lợi của bên cho vay. Bởi bên cho vay chỉ có thể đòi tiền của bên vay sau thời hạn nhất định. Thời hạn cho vay càng dài thì nguy cơ rủi ro càng cao, cho nên tổ chức tín dụng phải quan tâm đến việc áp dụng các biện pháp quản trị rủi ro, ngoài ra quy định lãi suất cho vay cao hơn nhằm thu hồi đủ các chi phí bỏ ra cho việc quản lý các khoản cho vay dài hạn vốn có mức độ rủi ro cao.

Thứ tư, nghĩa vụ chuyển giao tiền vay của bên cho vay bao giờ cũng phải được thực hiện trước để làm cơ sở, tiền đề cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của bên vay. Vì vậy, chỉ khi nào bên cho vay chứng minh được rằng họ đã chuyển giao tiền vay theo đúng hợp đồng tín dụng cho bên vay thì khi đó họ mới có quyền yêu cầu bên vay phải thực hiện các nghĩa vụ đối với mình.

VI. Hợp đồng tín dụng ngắn hạn

Hợp đồng tín dụng ngắn hạn là văn bản thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và các tổ chức, cá nhân về việc chuyển giao một khoản tiền cho bên vay sử dụng trong một thời gian ngắn hạn – dưới 1 năm dựa trên nguyên tắc hoàn trả.

Mục đích của hợp đồng tín dụng ngắn hạn: Vì nguồn vốn tín dụng ngắn hạn dùng để cung cấp vốn cho chi tiêu, mua nguyên vật liệu, trả lương, bổ sung vốn lưu động nên số vốn vay thường nhỏ, nguồn vốn được quay vòng nhiều. Hợp đồng được ký kết đáp ứng nhu cầu của bên cần vay vốn.

VII. Hợp đồng tín dụng trung dài hạn

Hợp đồng tín dụng trung dài hạn là văn bản thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và các tổ chức, cá nhân về việc chuyển giao một khoản tiền cho bên vay sử dụng trong thời gian từ 1 năm trở lên. Theo đó, thời hạn cho vay được tính từ ngày ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng giải ngân vốn vay cho khách hàng cho đến thời điểm khách hàng phải trả hết nợ gốc và lãi tiền vay theo thỏa thuận.

Mục đích của hợp đồng tín dụng trung dài hạn: Các khoản vay trung và dài hạn lại nhằm đầu tư vào các dự án dài hơi, có thời gian phát triển, xây dựng tương đối dài. Thường là để mua sắm máy móc thiết bị, đổi mới trang thiết bị và công nghệ, xây dựng sửa chữa, đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật,… Nhằm để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và phát triển trong tương lai của doanh nghiệp. Cho nên đối tượng áp dụng vay trung dài hạn thường là các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cần nguồn vốn tương đối lớn cho trang thiết bị.

VIII. Quy định về hợp đồng tín dụng

Hợp đồng tín dụng về bản chất là những hợp đồng cho vay tài sản được quy định tại Bộ luật Dân sự 2015. Tuy nhiên, bên cho vay là các tổ chức tín dụng, vì vậy hợp đồng tín dụng còn được điều chỉnh bởi: Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010; Luật 17/2017/QH14 sửa đổi Luật 47/2010/QH12 về Tổ chức tín dụng; Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. Cụ thể:

Thứ nhất, điều khoản hợp đồng về thời hạn và phương thức trả nợ. Điều 19 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, trong đó tổ chức tín dụng xem xét quyết định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ trên cơ sở đề nghị của khách hàng, khả năng tài chính của tổ chức tín dụng và kết quả đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.

Thứ hai, điều khoản về lãi suất cho vay được quy định tại điều 468 Bộ luật Dân sự 2015. Đồng thời, theo Khoản 2 Điều 91 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.

Theo Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa theo quy định tại Điều 2 Luật này.

Thứ ba, về nợ quá hạn và chuyển nợ quá hạn quy định tại điều 20 Thông tư 39/2016/TT-NHNN

IX. Hợp đồng tín dụng mẫu

Hiện nay không quy định về mẫu của hợp đồng tín dụng, nhưng hợp đồng tín dụng cơ bản sẽ phải đáp ứng các nội dung sau:

Về chủ thể: Bên cho vay, bên vay

Về nội dung:

  • Tổng số tiền vay
  • Mục đích sử dụng tiền vay
  • Biện pháp bảo đảm
  • Thời hạn cho vay
  • Lãi suất cho vay và phương thức thanh toán nợ, nợ quá hạn
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên
  • Sửa đổi, bổ sung hợp đồng
  • Giải quyết tranh chấp
  • Hiệu lực và số bản hợp đồng

Chữ ký của các bên

X. Hợp đồng tín dụng có hiệu lực khi nào?

Thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng tín dụng chính là thời điểm các bên đã thoả thuận xong các điều khoản hợp đồng và bên sau cùng đã ký tên, đóng dấu (nếu có) vào hợp đồng tín dụng. Theo đó, việc chuyển giao tiền vay (giải ngân) là nghĩa vụ của bên cho vay và nếu họ không thực hiện đúng nghĩa vụ này mà lại gây thiệt hại tính được thành tiền cho bên vay thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm nộp phạt vi phạm hợp đồng và chịu cả trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

XI. Hợp đồng tín dụng vô hiệu

Hợp đồng tín dụng bị coi là vô hiệu tuyệt đối khi mục đích, nội dung và hình thức của hợp đồng vi phạm các điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội và phương hại đến lợi ích chung theo Điều 123, Điều 124 Bộ luật dân sự 2015. Khi đó, bất kỳ ai quan tâm đều có quyền yêu cầu toà án tuyên bố hợp đồng tín dụng vô hiệu và thời hạn thực hiện quyền yêu cầu này là không hạn chế theo khoản 3 Điều 132 Bộ luật dân sự năm 2015.

Khế ước vay ngân hàng là gì năm 2024
Hợp đồng tín dụng bị coi là vô hiệu tương đối khi chủ thể tham gia hợp đồng không có năng lực hành vi dân sự hoặc hợp đồng được ký kết không có sự tự nguyện và đồng thuận giữa các bên ký kết hoặc hình thức của hợp đồng tuy không phù hợp với quy định của pháp luật nhưng hợp đồng đã được các bên thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng theo khoản 1 Điều 129 Bộ luật dân sự 2015 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức.

XII. Thẩm quyền ký hợp đồng tín dụng

Căn cứ khoản 1 Điều 7 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về Điều kiện vay vốn thì tổ chức tín dụng xem xét, quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây:

“1. Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật. Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, mỗi bên chỉ cần một người đại diện ký hợp đồng tín dụng. Có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo uỷ quyền. Người đại diện này cũng phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Việc đại diện này phải được lập thành văn bản, trong đó ghi rõ phạm vi đại diện là ký kết các hợp đồng tín dụng vay vốn Ngân hàng. Người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã đại diện. Thực tế, nhiều trường hợp bên ngân hàng có hai chữ ký (giám đốc và trưởng phòng tín dụng), đồng thời yêu cầu bên vay cũng có hai chữ ký (giám đốc và kế toán trưởng đối với doanh nghiệp hoặc hai vợ chồng đối với cá nhân).

Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về hợp đồng tín dụng mà NPLaw gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLaw theo thông tin liên hệ sau.