Kí hiệu mạch điện 220v-50hz nghĩa là gì năm 2024

Chắc hẳn, quý vị đã nghe qua các loại máy bơm 50Hz, 60Hz. Tại sao lại có sự khác biệt giữa tần số ở các loại bơm? Điều này ảnh hưởng thế nào đến tiêu chí mua các loại bơm và ứng dụng trong thực tế? Hãy cùng Hải Thu tìm hiểu và đưa ra giải đáp cho quý vị trong bài viết này.

Tần số nghĩa là gì?

Tần số dòng điện (kí hiệu F, đơn vị Hz) số lần lặp lại trạng thái cũ của dòng điện, được tính theo đơn vị thời gian là giây. Ví dụ như sau:

Tần số dòng điện 1Hz có nghĩa là cứ 1 giây thì dòng điện quay lại trạng thái cũ

Tần số dòng điện 50Hz có nghĩa là cứ 1/50 giây thì dòng điện quay lại trạng thái cũ

Các tần số được sử dụng phổ biến nhất thế giới và sự khác biệt

Trên thế giới, có 2 loại tần số dòng điện xoay chiều được sử dụng nhiều nhất, đó chính là 50Hz và 60Hz, cụ thể như sau:

Kí hiệu mạch điện 220v-50hz nghĩa là gì năm 2024

Các tần số dòng điện theo các khu vực trên thế giới

Dựa trên khái niệm mà chúng ta đã đề cập ở trên, thì tần số càng cao thì việc lặp lại trạng thái ban đầu của dòng điện sẽ càng nhanh. Điều này có nghĩa là, các thiết bị điện sử dụng tần số cao thì yêu cầu về mặt kĩ thuật sẽ khắt khe hơn. Ví dụ: chi phí nguyên vật liệu cao hơn, khả năng cách điện yêu cầu tốt hơn, đường dây tải điện cũng yêu cầu cao hơn...

Sự khác biệt nữa giữa các loại tần số khác nhau đó là ứng dụng trong thực tế. Ví dụ, các loại máy bơm có tần số 60Hz vẫn có thể sử dụng được trong mạng lưới điện 50Hz, tuy nhiên, máy bơm sẽ vận hành không hiệu quả so với mạng lưới điện 60Hz, thêm vào đó là máy bơm sẽ trở nên nóng hơn, hoặc giảm tuổi thọ bơm...

Tần số dòng điện xoay chiều tại Việt Nam

Dựa trên sơ đồ dòng điện theo các khu vực trên thế giới, nước Việt Nam đang sử dụng tần số dòng điện xoay chiều là 220V - 50Hz. Có một số tiêu chí mà hiện nay Việt Nam sử dụng tần số này, cụ thể như sau:

  • Với đường dây truyền tải điện: tần số cao sẽ yêu cầu về sụt áp cao hơn với tần số thấp. Điều này dẫn đến yêu cầu cao về chi phí và nguyên vật liệu đối với một đất nước đang phát triển như Việt Nam.
  • Trên thế giới hiện nay các quốc gia sử dụng tần số 50hz nhiều hơn so với tần số 60Hz (xem bản đồ phía trên). Đối với các nước sử dụng dòng điện 50Hz thì việc xuất khẩu và nhập khẩu các thiết bị 50Hz sẽ dễ dàng hơn.
  • Với tần số cao hơn (ví dụ như 60Hz) thì các yêu cầu kĩ thuật đối với thiết bị sẽ cao hơn, như khả năng cách điện cao hơn...

Để kết luận, chúng ta có thể thấy được rất nhiều các điểm nổi bật của tần số dòng điện xoay chiều 50Hz. Tuy nhiên, chúng ta không thể vội phán xét rằng 50Hz sẽ tốt hơn 60Hz bởi tần số cao hơn sẽ đi kèm với việc yêu cầu kĩ thuật của thiết bị sẽ cao hơn, khả năng cách điện tốt hơn, máy móc sử dụng sẽ có hiệu suất lớn hơn, thuận lợi hơn cho việc sản xuất, người sử dụng điện sẽ được sống trong môi trường an toàn hơn...

Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể kết luận rằng, khi mua máy bơm tại Việt Nam, chúng ta nên sử dụng các loại máy bơm với tần số 50Hz.

Quý vị có thể tham khảo Catalogue các sản phẩm 50Hz tại đây:

Công Ty TNHH Vật Tư Thiết Bị Cấp Thoát Nước Hải Thu là đại lý độc quyền của thương hiệu bơm Foras - Châu Âu, nơi có sử dụng mạng lưới điện 220V - 50Hz nên có thể dễ dàng đưa các sản phẩm tiên tiến, kĩ thuật cao từ Châu Âu về Việt Nam phục vụ cho các mục đích sử dụng khác nhau. Quý vị có nhu cầu về các loại bơm tiên tiến, công nghệ cao xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để có giá tốt nhất.

Dòng điện mạng lưới Việt Nam sử dụng tần số 50 Hz, còn nhiều nước trên thế giới sử dụng tần số 60 Hz. Điều này gây khó khăn cho việc sử dụng thiết bị điện nhập khẩu, cần đến bộ chuyển đổi tần số điện.

Kí hiệu mạch điện 220v-50hz nghĩa là gì năm 2024
Các quốc gia sử dụng tần số 50Hz và 60Hz

Sự khác nhau giữa tần số 50Hz và 60Hz.

Tần số là khái niệm để chỉ số lần lặp lại của 1 hiện tượng trên một đơn vị thời gian. Như vậy để tính tần số, ta đếm số lần xuất hiện của hiện này trong 1 thời gian nhất định. Kết quả thu được đem chia cho khoảng thời gian đo. Hz là đơn vị để đo tần số thường dùng.

Tần số 50 Hz tức là hiện tượng lặp lại sau mỗi 1/50 giây. Tương tự thì tần số 60Hz nghĩa là cứ 1/60s thì hiện tượng sẽ trở về trạng thái trước đó. Khi tần số càng lớn, số lần lặp lại của hiện tượng càng nhiều, đòi hỏi thiết bị dùng càng phải đảm bảo tốt về mặt kỹ thuật và chất lượng.

Hầu hết các thiết bị điện sử dụng tại Việt Nam hiện nay trên hướng dẫn đều ghi rõ tần số sử dụng phù hợp là 50 hoặc 60Hz. Có những thiết bị ghi từ 50Hz-60Hz. Vậy sự khác nhau giữa 2 chuẩn tần số này là gì?

Tần số 50Hz, 60 Hz hay mỗi một dải tần riêng đều có những ưu và nhược điểm, theo quan điểm của từng quốc gia mà người ta lựa chọn và áp dụng. Đánh giá chung thì tần số từ 50Hz-60Hz là phù hợp bởi nó vừa phải với tốc độ quay của máy phát và số đôi cực.

Nếu tần số tăng nhiều hơn khoảng này thì sẽ gây tăng tổn hao bậc cao và trong vật liệu tư, còn giảm tần số nhiều thì gây rung các thiết bị chiếu sáng như đèn huỳnh quang. Vì thế tần số chỉ nên nằm trong khoảng từ 50 – 60 hz. Đây là lí do mà dải tần này được sử dụng cho hầu khắp các quốc gia hiện nay.

Kí hiệu mạch điện 220v-50hz nghĩa là gì năm 2024
Dao động của hai tần số điện 50Hz và 60 Hz

Việc chọn tần số 50Hz và 60 Hz mà không phải các tần số 51, 52… chỉ để làm tròn số. Tuy nhiên, có hai sự khác nhau chính giữa tần số 50 Hz và 60 Hz đó là vấn đề bảo vệ và khả năng truyền tải điện đến thiết bị.

Về vấn đề bảo vệ, tần số 60Hz thì rơle bảo vệ và các thiết bị đóng cắt yêu cầu thời gian nhanh hơn là thiết bị 50Hz, Cụ thể như máy cắt hiện nay, điện 50Hz có thể cắt 1.5 cycle trong 30ms, còn điện 60Hz thì chỉ 25ms. Về khả năng truyền tải, cùng trong 1s thì giá trị dòng điện hiệu dụng ở mạng 60Hz lớn hơn so với dòng điện ở 50Hz. Do vậy nếu hai máy giống nhau về mọi thông số, nhưng tần số làm việc khác nhau thì tại 60Hz động cơ có mômen đầu trục lớn hơn.

Dùng điện 60Hz cho thiết bị 50Hz có sao không?

Nếu thiết bị sử dụng có ghi là phù hợp với dòng điện 50Hz nghĩa là tại dòng điện này, máy sẽ chạy ổn định, hiệu suất cao nhất. Còn hầu hết các thiết bị 50Hz đều có thể chạy được với dòng 60Hz, tuy nhiên nó sẽ gây ra nhiều vấn đề về an toàn, cháy nổ, đặc biệt khiến thiết bị nhanh hỏng.

Vì thế nếu cần gấp tạm thời, bạn có thể dùng thiết bị 50Hz cho dòng điện 60Hz và ngược lại. Tuy nhiên¸ về lâu dài thì nên sử dụng bộ chuyển đổi tần số điện. Đặc biệt là những thiết bị điện tử nhạy với dòng điện, yêu cầu khắt khe về nguồn điện đầu vào.

Kí hiệu mạch điện 220v-50hz nghĩa là gì năm 2024
Thiết bị điện ở Việt Nam hầu hết là tần số 50 Hz

Còn nếu thiết bị điện ghi là 50 – 60Hz thì bạn dùng dòng 50Hz hay 60Hz đều được. Hiện nay, do mạng lưới Việt Nam dùng tần số 50Hz nên các thiết bị điện sản xuất cho thị trường Việt cũng đều chạy ở tần số này. Chỉ những thiết bị điện xách tay, nhập khẩu thì cần xem xét kĩ thông số máy.

Bộ biến tần chuyển đổi tần số dòng điện như thế nào?

Bộ chuyển đổi tần số, gọi tắt là bộ biến tần (frequency converter) có thể là thiết bị một pha hoặc 3 pha, có khả năng biến đổi tần số dòng điện từ 50Hz sang 60Hz và ngược lại, hoặc từ 50/60Hz sang tần số khác cho một số yêu cầu đặc biệt. Bộ biến tần có thể có nhiều chức năng khác như biến đổi điện áp nhưng chức năng chính vẫn là biến đổi tần số.

Bộ biến tần thường được sử dụng với ngành nào?

Ngành đóng tàu

Cung cấp dòng điện phù hợp cho tàu khi cập bến bằng nguồn điện lưới địa phương. Nhất là các tàu đi quốc tế, do các nước sử dụng tần số 60Hz hoặc 50Hz khác nhau. Ngoài ra cũng cung cấp dòng điện để testing các thiết bị điện khi đóng tàu cho các nước dùng dòng 60Hz trước khi bàn giao cho chủ đầu tư.

Thiết bị nhập khẩu

Khi nhập khẩu thiết bị từ các nước Nhật (60Hz/200V), Mỹ (208V/60Hz), Hàn Quốc (60Hz),… thì thiết bị sẽ được thiết kế hoạt động ở điều kiện dòng điện này. Mà điện tiêu chuẩn ở Việt Nam là 380VAC/50Hz nên muốn sử dụng sẽ cần đến bộ biến đổi tần số.

Bộ nguồn mặt đất cho sân bay

Khi ở các sân bay, máy bay không thể sử dụng nguồn điện mạng lưới địa phương là 50Hz hay 60Hz mà cần nguồn 400Hz đặc biệt. Do đó, bộ nguồn mặt đất cần bộ chuyển đổi tần số để cấp nguồn cho các tải và hệ thống dẫn hướng. Điện áp máy bay tại 400Hz thường là 200V/208V/115V.

Kí hiệu mạch điện 220v-50hz nghĩa là gì năm 2024
Bộ biến tần sử dụng cấp nguồn điện cho sân bay

Nguyên lý hoạt động của biến tần

Nguyên lý hoạt động của bộ biến tần nhìn chung khá đơn giản. Đầu tiên, nguồn điện xoay chiều 1 hay 3 pha sẽ được chỉnh lưu rồi lọc thành nguồn 1 chiều bằng phẳng. Thông thường, công đoạn này sẽ được thực hiện bởi bộ chỉnh lưu cầu diode và tụ điện. Vì thế, hệ số công suất cosphi của bộ biến tần có giá trị không phụ thuộc vào tải, đạt giá trị ít nhất 0.96.

Điện áp một chiều được biến đổi (nghịch lưu) thành điện áp xoay chiều 3 pha đối xứng. Quá trình này được thực hiện bởi hệ IGBT (transistor lưỡng cực có cổng cách ly), với phương pháp điều chế độ rộng xung (PWM).

Do tiến bộ của công nghệ vi xử lý và bán dẫn lực hiện nay mà tần số chuyển mạch xung có thể lên đến dải tần số siêu âm. Điều này giúp giảm tiếng ồn cho động cơ và tổn thất trên lõi động cơ.

– Đầu ra là hệ thống điện áp xoay chiều 3 pha có thể biến đổi giá trị biên độ và tần số vô cấp, tuỳ theo điều khiển. Theo lý thuyết, có 1 quy luật nhất định giữa tần số và điện áp tuỳ theo chế độ điều khiển. Với tải có mô men không đổi, tỉ số này là không đổi. Tuy vậy ở tải bơm và quạt, quy luật này là hàm bậc 4, nghĩa là điện áp là hàm bậc 4 của tần số. Điều này nghĩa là mô men là hàm bậc hai của tốc độ, phù hợp với yêu cầu của tải bơm/quạt.

Kí hiệu mạch điện 220v-50hz nghĩa là gì năm 2024
Bộ biến tần 3 pha phổ biến hơn cả

– Bộ biến tần đạt hiệu suất chuyển đổi nguồn rất cao bởi nó sử dụng các bộ linh kiện bán dẫn công suất, chế tạo với công nghệ hiện đại. Vì vậy, năng lượng tiêu thụ thường xấp xỉ bằng năng lượng yêu cầu. – Ngoài ra, bộ biến tần hiện đại được tích hợp nhiều kiểu điều khiển khác nhau, phù hợp với hầu hết các loại phụ tải. Biến tần thường có tích hợp bộ PID, thích hợp với nhiều loại chuẩn truyền thông khác nhau, phù hợp sử dụng cho điều khiển và giám sát trong hệ thống SCADA.

Biến tần hiện nay có rất nhiều loại, nếu chia theo nguồn điện đầu vào thì có 2 loại cơ bản là biến tần cho động cơ 3 pha và biến tần cho động cơ 1 pha. Trong đó, loại biến tần cho động cơ 3 pha phổ biến, rộng rãi hơn.

Trên đây là một số thông tin về bộ chuyển đổi tần số điện. Nếu còn thắc mắc gì về cách vận hành, sử dụng hay chọn mua bộ biến tần, hãy liên hệ với Thành Công để được hỗ trợ nhé.

Dòng điện xoay chiều có tần số bao nhiêu?

Dựa trên sơ đồ dòng điện theo các khu vực trên thế giới, nước Việt Nam đang sử dụng tần số dòng điện xoay chiều là 220V - 50Hz.

Thế nào là tần số dòng điện xoay chiều?

Tần số đề cập đến số lần dòng điện xoay chiều (AC) chuyển đổi giữa dương và âm trong 1 giây. Việc chuyển đổi này không xảy ra trong dòng điện một chiều (DC). Đơn vị tần số là hertz (Hz). Ví dụ: nếu một dòng điện thay đổi giữa dương và âm 60 lần một giây, chúng tôi nói rằng nó có tần số 60 Hz.

Các thông số 220V 50Hz có ý nghĩa gì?

Dòng điện 50 Hertz (50Hz) là dòng điện đổi chiều 50 lần trong mỗi giây. Điều này có nghĩa là trong mỗi 1/50 giây thì dòng điện thay đổi hướng về đúng điểm ban đầu. Hiện nay, điện xoay chiều 220V và dòng điện 380V thường có tần số là 50Hz.

Ký hiệu 50Hz là gì?

Dòng điện 50Hz là gì? Dòng điện thông thường là 50Hz, có nghĩa mỗi 1/50 giây thì dòng điện sẽ quay trở về điểm ban đầu lúc thực hiện xoay chiều. Nói cách khác, trong 1 giây, dòng điện đổi chiều 50 lần.