Kinh nguyệt không đúng ngày có sao không

  • Hai tháng mình mới bị “đèn đỏ” một lần. Vợ chồng mình đang muốn có em bé, mình phải tìm cách giải tỏa căng thẳng thì mới có thể mang bầu được (Minh Trang, 25 tuổi).
  • Chu kỳ kinh nguyệt của mình là 21 ngày, như thế là ngắn quá phải không? (Thùy Dương, 29 tuổi).
  • Chu kỳ “đèn đỏ” của mình không đều chút nào. Mỗi tháng một kiểu, có tháng 28 ngày, có tháng lên đến 48 ngày (Linh Hà, 31 tuổi).
  • Kỳ kinh nguyệt của mình thỉnh thoảng đến muộn hơn dự kiến, và khi bị thì chỉ kéo dài hai hay ba ngày. Mình ra rất ít máu kinh. Mình không biết nguyên do là gì? (Phương Dung, 24 tuổi).

Hiện tượng mất cân bằng nội tiết tố nữ được cho là nguyên nhân gây ra tình trạng kỳ kinh nguyệt và chu kỳ kinh nguyệt không đều. Theo đó, nội tiết tố nữ gồm estrogen và progesterone, có vai trò điều chỉnh chu kỳ “đèn đỏ”. Nhưng trên thực tế, cơ chế tiết hoóc môn trong cơ thể của chúng ta rất phức tạp. Các cơ chế này liên quan đến hoạt động tương tác của ba cơ quan: vùng dưới đồi, tuyến yên và buồng trứng. Chỉ cần một trong các cơ quan này có vấn đề là kinh nguyệt của bạn sẽ bị ảnh hưởng ngay.

Kinh nguyệt thường được coi là thước đo tình trạng căng thẳng. Căng thẳng tâm lý thường ảnh hưởng đến sự bài tiết hoóc môn, gây ra trạng thái bất thường trong kỳ “đèn đỏ”. Dù căng thẳng kéo dài hay chỉ thoáng qua cũng đều có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Vì vậy, bạn nên biết cách giảm căng thẳng để điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt của mình. Nên đến khám bác sĩ phụ khoa hoặc chuyên gia tâm lý ngay nếu tình trạng của bạn không có tiến triển gì nhé.

Nhiều chị em ăn kiêng sai phương pháp dẫn tới cơ thể bị thiếu chất, giảm sự bài tiết hoóc môn estrogen gây ra hiện tượng kinh nguyệt không đều. Bên cạnh đó, phụ nữ có thói quen hút thuốc, uống nhiều rượu bia, cà phê cũng có nguy cơ bị rối loạn kinh nguyệt.

Việc vận động và tập luyện thể thao quá sức gây tiêu hao năng lượng, tụt cân nhanh cũng ảnh hưởng đến tình trạng kinh nguyệt.

Sử dụng thuốc kháng sinh dài ngày, thuốc tránh thai hoặc một số loại thuốc điều trị bệnh có thể gây nên tác dụng phụ như chậm kinh, kinh không đều, mất kinh,…

Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trong khoảng thời gian từ 21-35 ngày. Tuy nhiên, không ít bạn nữ có vòng kinh kéo dài hơn 39 ngày – đây gọi là hiện tượng kinh nguyệt thưa. Tình trạng này có thể do buồng trứng yếu hơn bình thường và cản trở quá trình tiết hoóc môn.

Hiện tượng kinh thưa ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Trứng rụng ít gây ra hiện tượng kinh nguyệt thưa làm tỷ lệ có thai của các bạn gái bị giảm theo. Nếu hiện tượng kinh thưa kéo dài, bạn nên đến đến ngay các bệnh viện chuyên khoa để khám và có biện pháp chữa bệnh kịp thời.

Kinh mau là khi chu kỳ kinh nguyệt cách nhau ít hơn 24 ngày. Tình trạng này có thể do chức năng buồng trứng bị yếu đi hoặc do mất cân bằng nội tiết khi bạn gái bị căng thẳng.

Trong một số trường hợp, kinh mau xảy ra do giai đoạn hoàng thể gặp vấn đề, khiến khoảng thời gian giữa thời gian rụng trứng và ngày “đèn đỏ” rút ngắn lại do mức progesterone quá thấp. Và nếu mức progesterone thấp, lớp niêm mạc tử cung sẽ không đủ dày, khiến khó thụ thai hoặc nếu có thai cũng sẽ dễ bị sảy. 

Kinh nguyệt kéo dài, hay còn gọi là rong kinh, là khi kỳ “đèn đỏ” của bạn dài quá 8 ngày. Nguyên nhân có thể do bạn bị mất cân bằng nội tiết hoặc có bệnh ở tử cung.

Lý do dẫn đến tình trạng này có thể là do nội tiết tố trong cơ thể chưa ổn định, khiến cho tiết tố buồng trứng không ổn định, dẫn đến rong kinh. Tuy nhiên, bạn cũng cần thận trọng với các triệu chứng như “ra máu” quá nhiều, máu vón cục và sẫm màu, đau bụng dữ dội vì những triệu chứng này có thể do các bệnh như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, viêm nội mạc tử cung, ung thư tử cung, hoặc polyp gây ra đấy.

Kinh nguyệt chỉ kéo dài trong 1 hoặc 2 ngày với lượng máu kinh ít (dưới 20ml) thì được coi là kinh nguyệt ngắn (cũng được gọi là chứng kinh nguyệt ít).

Các nguyên nhân gây ra kinh nguyệt ngắn là: do rồi loại nội tiết tố; do áp lực tâm lý, thường xuyên bị căng thẳng kéo dài; do nội mạc tử cùng không đủ dày,…

Các triệu chứng như kinh nguyệt không đều hoặc kinh nguyệt ít ở phụ nữ từ 40 – 50 tuổi cho thấy cơ thể chúng ta đang trải qua những thay đổi và bước sang thời kỳ mãn kinh.

Mãn kinh đúng tuổi là khoảng ngoài 50 tuổi. Một vài trường hợp tình trạng mãn kinh xảy ra trước tuổi 40 được coi là mãn kinh sớm. Điều này sẽ dẫn đến lão hóa cơ quan sinh dục và các cơ quan nội tiết sinh dục do có sự suy giảm về hoóc môn sinh dục nữ giới. Để trì hoãn tình trạng mãn kinh sớm cần tích cực sử dụng các thực phẩm giúp tăng mức nội tiết tố nữ trong cơ thể như: đậu nành, đậu xanh, lạc, vừng dừa,…

Bạn hãy mang theo biểu đồ nhiệt độ cơ thể của mình khi đi khám bác sĩ phụ khoa. Bác sĩ có thể dựa trên kiến thức của mình để chẩn đoán xem bạn đang thiếu hoóc môn nào trong từng giai đoạn của chu kỳ “đèn đỏ” bằng cách xem biến động nhiệt độ cơ thể của bạn đấy. Để biết thêm thông tin về nhiệt độ cơ thể, bạn hãy xem bài viết -> "Những điều chưa biết về nhiệt độ cơ thể”

Bạn cần để ý đến thói quen sinh hoạt của mình nếu phát hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào trong chu kỳ “đèn đỏ” của bạn. Hãy ngủ đủ giấc và duy trì chế độ ăn uống cân bằng ba bữa một ngày thay vì ăn kiêng quá mức để giảm cân nhanh nhé. Bạn cũng nên tìm hiểu cách kiểm soát tốt tình trạng căng thẳng, bởi đó là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều. Ví dụ, bạn có thể tập một số bài thể dục thông thường như yoga, thiền, thái cực quyền, hoặc các môn thể dục giúp điều hòa hệ thần kinh của mình.

Kinh nguyệt là gì?

Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu từ tử cung ra ngoài do bong niêm mạc tử cung dưới ảnh hưởng của sự tụt đột ngột nội tiết tố nữ estrogen hoặc estrogen và progesterone trong cơ thể.

Ở đầu chu kỳ, nồng độ 2 nội tiết này tăng cao để làm dày niêm mạc tử cung nhằm chuẩn bị cho việc thụ thai và thai nhi làm tổ. Nếu trứng không được thụ tinh, lượng nội tiết này sẽ giảm ở cuối chu kỳ, làm cho niêm mạc tử cung sẽ hoại tử và rụng, gây chảy máu, còn gọi là máu kinh.

Kinh nguyệt xảy ra theo chu kỳ hàng tháng, kéo dài từ 21 - 35 ngày, trung bình là 28 ngày. Số ngày hành kinh sẽ nằm trong khoảng từ 3- 5 ngày, thậm chí có thể là 7 ngày. Lượng máu kinh mất đi trong mỗi chu kỳ là 50 - 150ml.

Thế nào được xem là kinh nguyệt không đều?

Nếu chu kỳ kinh nguyệt của chị em tháng trước là 28 ngày, tháng này lại 40 ngày nhưng tháng sau lại 30 ngày… sẽ được coi là chu kỳ kinh nguyệt không đều.

Bên cạnh đó, để biết chu kỳ kinh nguyệt của mình có đều, có bị bất ổn hay không. chị em có thể dựa vào 1 số dấu hiệu chu kỳ kinh nguyệt dưới đây:

- Chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn 21 ngày hoặc dài hơn 35 ngày.

- Số ngày ra máu kinh quá 7 ngày hoặc dưới 2 ngày.

- Màu sắc hoặc tính chất máu kinh bị thay đổi như máu kinh có màu nâu, máu kinh bị vón cục.

- Lượng máu kinh quá nhiều hoặc quá ít…

- Rong kinh, rong huyết.

- Đau bụng, đau lưng quá nhiều.

Kinh nguyệt không đều gây những ảnh hưởng gì?

Kinh nguyệt không đúng ngày có sao không

Ảnh minh hoạ

Kinh nguyệt được ví như tấm gương phản chiếu sức khỏe sinh sản của nữ giới. Do đó, tình trạng kinh nguyệt không đều sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng tới tâm, sinh lý, nhan sắc và sức khỏe của chị em.

- Kinh nguyệt không đều gây ảnh hưởng sinh hoạt, cuộc sống, vùng kín dễ bị viêm nhiễm phụ khoa do máu kinh ra nhiều ẩm ướt kéo dài, tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh xâm nhập và phát triển gây bệnh.

- Kinh nguyệt không đều làm ảnh hưởng quan hệ vợ chồng, khó nắm bắt bắt thời gian rụng trứng để thụ thai hoặc dễ có thai ngoài ý muốn.

- Kinh nguyệt không đều cảnh báo bất ổn trong cơ thể, có thể là dấu hiệu của tình trạng rối loạn, suy giảm nội tiết, từ đó làm ảnh hưởng tới nhan sắc, sinh lý, sức khỏe cả trước mắt và lâu dài.

- Kinh nguyệt không đều có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh nguy hiểm như u xơ tử cung, hội chứng buồng trứng đa nang,...

Cách khắc phục tình trạng kinh nguyệt không đều hiệu quả

Tình trạng kinh nguyệt không đều thường do nhiều nguyên nhân khác nhau. Kinh nguyệt không đều có thể do áp lực tâm lý, do sử dụng chất kích thích, do mất cân bằng nội tiết tố, do tác dụng phụ của thuốc hoặc do mắc các bệnh viêm nhiễm, bệnh lý phụ khoa,... Mỗi nguyên nhân sẽ có những cách khắc phục khác nhau. Chị em có thể tham khảo một số cách dưới đây.

- Nếu kinh nguyệt không đều do yếu tố tâm lý: Các yếu tố tâm lý tiêu cực như căng thẳng, stress, lo lắng, sợ hãi, đau buồn quá độ… gây ức chế hoạt động của tuyến yên khiến cho quá trình tiết dịch và rụng trứng không đều dẫn đến kinh nguyệt không đều. Hãy giải tỏa tâm lý, không nên lo lắng quá.

- Nếu kinh nguyệt không đều do sử dụng chất kích thích: Các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, đồ uống có gas, thực phẩm cay nóng… sẽ làm rối loạn các quá trình sinh lý trong cơ thể, từ đó gây kinh nguyệt không đều. Hãy tạo thói quen hạn chế chất kích thích.

- Nếu kinh nguyệt không đều do ăn uống không đầy đủ dinh dưỡng: Ăn uống không đầy đủ dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân gây kinh nguyệt không đều khá phổ biến, do khi đó cơ thể người phụ nữ sẽ bị thiếu đi một lượng lớn nội tiết tố (chất dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình sản sinh nội tiết tố, mà nội tiết tố là yếu tố quy định sự ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt đều hay không đều, bình thường hay bất thường). Để cải thiện nguyên nhân này, hãy bổ sung chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và có chế độ ăn lành mạnh.

- Nếu kinh nguyệt không đều do tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc co mạch… đặc biệt là thuốc phá thai. Khi sử dụng có thể sản sinh ra những tác dụng phụ nhất định gây hại cho sức khỏe, trong đó có tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Cách khắc phục nguyên nhân này là hãy dừng thuốc, kinh nguyệt sẽ sớm đều trở lại.

- Nếu kinh nguyệt không đều do mất cân bằng, suy giảm nội tiết tố trong cơ thể: Sự mất cân bằng nội tiết trong cơ thể, có thể là tăng hoặc giảm về lượng nội tiết. Đây cũng là lý giải cho tình trạng kinh nguyệt không đều ở phụ nữ cho con bú, tiền mãn kinh, mãn kinh…

Cách khắc phục là hãy bổ sung Estrogen thảo dược và các tiền nội tiết tố nữ (như Pregnenolone). Biện pháp bổ sung nội tiết tố nữ sẽ giúp cải thiện nguyên nhân gây kinh nguyệt không đều từ sâu bên trong nhưng chị em cần biết cách bổ sung để không bị "phản chủ".

Trong số các Estrogen thảo dược hiện nay, EstroG-100 đang được nhiều chuyên gia khuyên dùng và được các chị em tin tưởng và sử dụng. EstroG-100 được bào chế từ 3 cây thuốc quý của Hàn Quốc gồm Đương quy, Tục đoạn, Cách sơn tiêu, mang lại tác dụng mạnh gấp hơn 3 lần các estrogen thông thường. EstroG -100 cũng đã được Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm các quốc gia Mỹ, Canada và Hàn Quốc khẳng định là an toàn, không có tác dụng phụ qua các thử nghiệm lâm sàng.

Việc bổ sung EstroG-100 cùng các tiền nội tiết tố sẽ giúp bổ sung nội tiết tố đầy đủ theo nhóm để phát huy tác dụng đồng bộ, tránh gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

Trước đây, người ta thường bổ sung nội tiết tố nữ theo dạng liệu pháp hormone thay thế (tổng hợp) song cách làm này cần có sự kê đơn, theo dõi nghiêm ngặt của bác sỹ và lại gây ra nhiều tác dụng phụ: gây đau nửa đầu, béo bụng, tăng nguy cơ u vú, ung thư vú, u xơ tử cung, u nang buồng trứng...

Khi nội tiết tố trong cơ thể được ổn định, kinh nguyệt cũng sẽ dần trở lại quỹ đạo bình thường. Khi đó, tình trạng kinh nguyệt không đều sẽ được cải thiện rõ rệt.

Chị em nên kiên trì sử dụng sản phẩm trong vòng từ 3 - 6 tháng để đạt hiệu quả tốt nhất.

- Nếu kinh nguyệt không đều do các bệnh phụ khoa: Các bệnh gây ra kinh nguyệt không đều như: Viêm lộ tuyến cổ tử cung, u xơ tử cung, đa nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung,…đều gây ra hiện tượng kinh nguyệt không đều ở chị em phụ nữ. Cách khắc phục là chị em nên đi thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được tư vấn điều trị.

Chú ý: Với tình trạng kinh nguyệt không đều, chị em nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ, cẩn thận bằng sản phẩm vệ sinh chuyên dụng chứa Nano bạc để ngăn ngừa viêm nhiễm và trong trường hợp hành kinh dài ngày thì nên bổ sung thêm sản phẩm chứa sắt hữu cơ, dầu mè đen... để ngăn ngừa thiếu máu.

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 19001259 - 0896509509

Kinh nguyệt không đúng ngày có sao không

Số GPQC: 02359/2016/XNQC-ATTP

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh