Lập kế hoạch nghiên cứu khoa học

HƯỚNG DẪN LẬP KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU

(Kèm theo Tờ khai dành cho học sinh (1A))

Kế hoạch nghiên cứu cho mỗi dự án bao gồm:

A. Lí do chọn đề tài: Mô tả ngắn gọn tóm tắt cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu và giải thích tại sao vấn đề đó quan trọng trong khoa học. Nếu có thể, giải thích về bất kì tác động xã hội nào của vấn đề nghiên cứu.

B. Phát biểu giả thuyết khoa học, câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu kĩ thuật, kết quả mong đợi. Chúng được dựa trên lí do đã mô tả ở trên như thế nào?

C. Mô tả chi tiết Phương pháp nghiên cứu và các Kết luận:

        - Tiến trình: mô tả chi tiết tiến trình và thiết kế thí nghiệm (thực nghiệm), bao gồm phương pháp thu thập số liệu. Chỉ mô tả cho dự án của mình nghiên cứu, không bao gồm công việc được thực hiện bởi người hướng dẫn hay của những người khác.

       - Rủi ro và an toàn: Xác định bất kì rủi ro tiềm năng nào có thể và những cảnh báo an toàn cần thiết.

       - Phân tích dữ liệu: Mô tả tiến trình sẽ sử dụng để phân tích dữ liệu/kết quả để trả lời câu hỏi nghiên cứu hay giả thuyết khoa học.

D. Tài liệu tham khảo: Liệt kê tối thiểu 5 tài liệu tham khảo chính (Ví dụ các bài báo khoa học, sách, trang web) mà bạn đã nghiên cứu. Nếu Kế hoạch nghiên cứu của bạn có sử dụng động vật có xương sống, một trong số các tham khảo này phải là tài liệu về bảo vệ động vật.

      - Chọn và sử dụng thống nhất một kiểu trình bày về tài liệu tham khảo trong Kế hoạch nghiên cứu.

      - Có thể tham khảo hướng dẫn trong Sổ tay về học sinh.

Các khoản từ 1 đến 4 dưới đây là những hướng dẫn cụ thể cho các nội dung bổ sung trong Kế hoạch nghiên cứu của bạn nếu cần:

1. Nghiên cứu trên con người

       - Đối tượng: Mô tả ai sẽ là đối tượng trong nghiên cứu của bạn (độ tuổi, giới tính, thành phần dân tộc/chủng tộc). Xác định rõ các thành phần dân cư có thể bị tổn thương (dân tộc thiểu số, phụ nữ mang thai, tù nhân, người tâm thần, người có hoàn cảnh đói nghèo).

       - Lựa chọn: Bạn tìm đối tượng nghiên cứu đâu? Họ được mời tham gia như thế nào?

       - Phương pháp: Những người tham gia sẽ được yêu cầu làm gì? Có sử dụng việc điều tra, bảng hỏi hay kiểm tra gì không? Tần suất và thời gian dành cho cho mỗi chủ đề như thế nào?

       - Đánh giá rủi ro:

            + Rủi ro: Những rủi ro hay sự bất tiện có thể có (về thể chất, tâm lý, thời gian, xã hội, pháp luật) đối với những người tham gia là gì? Có thể làm giảm thiểu những rủi ro như thế nào?

            + Lợi ích: Liệt kê những lợi ích có thể có đối với xã hội hay đối với những người tham gia.

        - Bảo vệ sự riêng tư: Sẽ có các thông tin cá nhân nào (ví dụ như tên, số điện thoại, ngày sinh, địa chỉ email) được thu thập? Các dữ liệu được giữ bí mật hay nặc danh? Nếu là nặc danh, hãy mô tả các thông tin nặc danh được thu thập như thế nào? Nếu không nặc danh, thủ tục để bảo đảm an toàn, bí mật như thế nào? Các dữ liệu sẽ được lưu trữ ở đâu? Ai sẽ truy cập các dữ liệu đó? Bạn sẽ làm gì với những dữ liệu đó sau khi kết thúc nghiên cứu?

        - Thủ tục cho phép thông tin: Hãy mô tả bằng cách nào bạn sẽ thông báo cho những người tham dự về mục đích nghiên cứu, họ sẽ được yêu cầu làm gì, sự tham gia của họ là tình nguyện và họ có quyền dừng lại bất kì lúc nào?

2. Nghiên cứu trên động vật có xương sống

       - Trình bày và phân tích ngắn gọn về các khả năng có thể đối với việc sử dụng động vật có xương sống và trình bày chi tiết lập luận cho việc sử dụng động vật có xương sống.

       - Giải thích các tác động hoặc đóng góp có thể có của nghiên cứu này.

       - Trình bày chi tiết toàn bộ thủ tục được sử dụng:

            + Bao gồm các phương pháp được sử dụng để giảm thiểu sự bất tiện, sự buồn bực, đau đớn hay bị thương gây ra cho động vật trong thời gian thí nghiệm.

            + Mô tả chi tiết lượng hóa chất hay đơn thuốc được sử dụng.

       - Mô tả chi tiết số lượng động vật, loài, giống, giới tính, tuổi, nguồn gốc…, bao gồm cả sự lập luận về số lượng động vật dùng cho nghiên cứu.

       - Mô tả chi tiết chuồng trại và sự giám sát chăm sóc hàng ngày.

       - Mô tả chi tiết cách xử lý số động vật sau khi nghiên cứu.

3. Tác nhân sinh học nguy hiểm

       - Hãy mô tả quá trình đánh giá và xác định mức độ an toàn sinh học.

       - Nêu nguồn gốc của chất, nguồn gốc và giống tế bào đặc trưng.

       - Mô tả chi tiết sự cảnh báo an toàn.

       - Trình bày và phân tích các cách tiêu hủy sau khi nghiên cứu.

4. Hóa chất, hoạt động và thiết bị nguy hiểm:

       - Mô tả tiến trình đánh giá rủi ro và các kết quả.

       - Mô tả chi tiết lượng hóa chất và đơn thuốc sử dụng.

       - Mô tả sự cảnh báo an toàn và tiến trình giảm thiểu rủi ro.

       - Trình bày và phân tích các phương pháp tiêu hủy.

--------------------------------------------------------

Thiết kế dự án nghiên cứu chính thứcXác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứuThu thập thông tin (dữ liệu)Xử lý thông tin (dữ liệu)Trình bày và báo cáo kết quả nghiên cứuXÂY DỰNG KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨUTừ điều kiện hiện tại của công ty Scom và do sự cần thiết phải thực hiện một cuộcnghiên cứu, sinh viên bắt đầu tiến hành cuộc nghiên cứu marketing với nền tảngkiến thức là môn học nghiên cứu marketing và các môn học khác thuộc chuyênngành marketing. Nghiên cứu marketing có thể được hiểu là “quá trình thiết kế, tập hợp, phân tích vàbáo cáo những thông tin có thể được sử dụng để giải quyết một số vấn đề chuyênbiệt” (định nghĩa của Alvil C.Burns và Ronald F.Bush).Một cuộc nghiên cứu marketing thường bao gồm 5 bước cơ bản theo sơ đồ sauđây: Cuộc nghiên cứu này cũng sẽ được thực hiện theo quy trình 5 bước này.I. Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứuĐây là một trong những bước quan trọng của cuộc nghiên cứu. Vì nghiên cứumarketing thực chất là công việc thu thập các thông tin, dữ liệu nhằm hỗ trợ chocác quyết định marketing, do vậy việc xác định đúng vấn đề và mục tiêu cho cuộcnghiên cứu có một ý nghĩa rất lớn. Xác định đúng, nghĩa là cuộc nghiên cứu điđúng hướng, nếu xác định sai, cuộc nghiên cứu đi chệch hướng và không giúp íchgì cho quá trình quản trị marketing, gây lãng phí thời gian, nhân sự và tiền bạc,đồng thời ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động khác của doanh nghiệp/tổ chức (vìlàm hỏng kế hoạch ban đầu).Do đó, việc xác định vấn đề và mục tiêu của cuộc nghiên cứu cần phải được quantâm đúng mức.1. Vấn đề nghiên cứuDựa trên những yếu tố về thị trường và công ty, cộng với yêu cầu thực tế của côngty như đã trình bày ở trên, vấn đề nghiên cứu được xác định là nhu cầu sử dụngdịch vụ quảng cáo trực tuyến của các doanh nghiệp/tổ chức nằm trong nhóm kháchhàng mục tiêu của công ty. Hiện nay đối tượng khách hàng chủ yếu của công ty tậptrung ở hai thành phố lớn là Hà Nội và tp.Hồ Chí Minh, bên cạnh đó điều kiện đểthực hiện cuộc nghiên cứu còn nhiều hạn chế, do vậy mà phạm vi cuộc nghiên cứuchỉ dừng lại ở hai thành phố này.Tên của cuộc nghiên cứu sẽ là:“Tìm hiểu nhu cầu về quảng cáo trên mạng internet của các doanh nghiệp và tổchức tại hai thành phố: Hà Nội và tp.Hồ Chí Minh”.2. Mục tiêu nghiên cứu:Đây là cuộc nghiên cứu thuộc loại hình nghiên cứu mô tả, qua đó nhằm mô tả đượcnhững nhu cầu của nhóm khách hàng mục tiêu đối với các dịch vụ quảng cáo trựctuyến. Tuy nhiên, cuộc nghiên cứu cũng sẽ sẽ đề cập và mô tả khái quát một sốlĩnh vực khác có liên quan trực tiếp đến dịch vụ quảng cáo trực tuyến và nhu cầusử dụng dịch vụ đó.Sau khi kết thúc, cuộc nghiên cứu kỳ vọng sẽ đạt được một số mục tiêu sau đây: Nhận biết chung về nhu cầu đối với dịch vụ quảng cáo nói chung của cácdoanh nghiệp là đối tượng khách hàng mục tiêu của Scom (quảng cáo trêncác phương tiện khác nhau: Truyền hình, báo chí, đài phát thanh …) Có được thông tin từ phía doanh nghiệp những đánh giá về hiệu quả của cácchương trình quảng cáo mà doanh nghiệp đã thực hiện (từ đó có thể phântích và dự đoán nhu cầu về quảng cáo trên mạng internet). Hiểu biết về nhận thức của doanh nghiệp đối với các hình thức quảng cáothông qua mạng internet (từ đó có thể dự đoán nhu cầu của doanh nghiệp đốivới dịch vụ quảng cáo trên mạng internet).  Hiểu biết về thực tế sử dụng dịch vụ quảng cáo trực tuyến của các doanhnghiệp. Tìm hiểu được nhu cầu của doanh nghiệp đối với dịch vụ quảng cáo trênmạng internet (bao gồm các nhu cầu về: loại hình quảng cáo, thời gianquảng cáo, chi phí dành cho quảng cáo, hình thức quảng cáo, các yêu cầuđối với nhà cung cấp dịch vụ…)II. Thiết kế dự án nghiên cứu chính thứcThiết kế dự án nghiên cứu chính thức được thực hiện trước khi tiến hành nghiêncứu thực tế. Công việc này nhằm mục tiêu lên kế hoạch cho các hoạt động nghiêncứu, điều đó giúp cuộc nghiên cứu đi đúng hướng và hoàn thành đúng thời gian.Thiết kế dự án nghiên cứu chính thức bao gồm việc lên kế hoạch và xác định cácvấn đề về:- Xác định nguồn và dạng dữ liệu- Lựa chọn phương pháp thu thập thông tin- Thiết kế bảng câu hỏi - Xác định mẫu điều tra nghiên cứu- Kế hoạch thu thập dữ liệu- Kế hoạch phân tích và xử lý dữ liệuNhững bước công việc này phải được thực hiện dựa trên vấn đề và mục tiêu đặt racho cuộc nghiên cứu, mặt khác phải cân đối với khả năng của doanh nghiệp/tổchức về nhân sự và kinh phí, đồng thời phải đáp ứng đúng thời gian. 1. Xác định nguồn dữ liệu và phương pháp thu thập1.1 Nguồn dữ liệu:Trong một cuộc nghiên cứu marketing, người ta có thể thu thập thông tin dựa vàohai nguồn dữ liệu chính, đó là dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp. Dữ liệu thứ cấp là những dữ liệu có sẵn (trong các số liệu thống kê, các cuộcnghiên cứu trước đó của bản thân doanh nghiệp/tổ chức hay của các đơn vị bênngoài, nó cũng có thể là các dữ liệu về kết quả kinh doanh hay các thông tin nội bộtrong doanh nghiệp). Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu chưa tồn tại, người nghiên cứu phải tiến hành điềutra, nghiên cứu để có được nó.Việc quyết định sử dụng kiểu dữ liệu nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố: loại hìnhnghiên cứu, yêu cầu đặt ra của cuộc nghiên cứu, các mục tiêu nghiên cứu, mức độsẵn có và sự thích hợp của dữ liệu thứ cấp đối với cuộc nghiên cứu … Kiểu dữ liệunào được sử dụng cũng sẽ có ảnh hưởng đến kết quả cũng như thành công hay thấtbại của cuộc nghiên cứu.Như đã trình bày ở những phần trước, nhu cầu và mong muốn của khách hàng đốivới dịch vụ quảng cáo trên mạng internet là một lĩnh vực còn thiếu thông tin đốivới công ty Scom. Các nguồn thông tin bên ngoài hầu như cũng không có liên quantrực tiếp đến lĩnh vực này. Vì đây là một lĩnh vực kinh doanh còn rất mới mẻ, nênnhững dữ liệu thứ cấp đang tồn tại hiện nay không thể trả lời được đầy đủ nhữngcâu hỏi đặt ra và những mục tiêu cụ thể của cuộc nghiên cứu. Sau đây là một số so sánh lợi ích của việc sử dụng dữ liệu thứ cấp và sơ cấp đốivới cuộc nghiên cứu này:Dữ liệu thứ cấp Dữ liệu sơ cấpTiết kiệm (thời gian, chi phí, nhân lực) Tốn kémDữ liệu cần phải được hiệu chỉnh cho phù hợp Đầy đủ hơn và các thông tin phù hợp hơn vớicuộc nghiên cứu.Không chắc chắn về tính chính xác của dữ liệu Kiểm soát được tính chính xác của dữ liệuSo sánh và cân nhắc những lợi ích/bất lợi của hai kiểu dữ liệu, cuộc nghiên cứunày sẽ phải chủ yếu dựa vào nguồn dữ sơ cấp, sẽ được thu thập trực tiếp từ các đốitượng khách hàng mục tiêu (thông qua các biện pháp phỏng vấn trực tiếp hoặcphỏng vấn qua thư/điện thoại).Mặc dù vậy, vẫn có một số dữ liệu thứ cấp cần được thu thập để phục vụ cho quátrình nghiên cứu, cho công việc chọn mẫu và phỏng vấn.1.2. Về dữ liệu thứ cấp:- Những dữ liệu thứ cấp cần thu thập:a. Cơ sở dữ liệu về khách hàng mục tiêu (nguồn dữ liệu nội bộ): Trong công tyhiện có một cơ sở dữ liệu khá phong phú về các doanh nghiệp/tổ chức hoạtđộng kinh doanh trong các lĩnh vực, được phân chia thành các nhóm với đầyđủ tên, địa chỉ liên hệ và mặt hàng kinh doanh của khách hàng. Từ danh sáchnày, kết hợp với việc thu thập thêm thông tin từ bên ngoài, sẽ có được danhsách để sử dụng cho việc chọn mẫu.b. Cơ sở dữ liệu các tổ chức/doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khácnhau (thu thập từ các niên giám/danh bạ), cơ sở dữ liệu này được kết hợp vớicơ sở dữ liệu khách hàng sẵn có của công ty để phục vụ cho việc chọn mẫu.Những dữ liệu này có thể thu thập từ các ấn phẩm của cơ quan nhà nước(Một số cơ quan Bộ có thể xuất bản những danh mục doanh nghiệp hoạtđộng trong ngành của mình), hoặc ấn phẩm của các hiệp hội ngành nghề,ngoài ra có thể có được thông tin từ các tổ chức hỗ trợ thương mại (chẳnghạn Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam VCCI cũng có xuất bản danhmục các doanh nghiệp Việt Nam).c. Các bài báo, các bài nghiên cứu chuyên đề trích từ báo/tạp chí trong nướcvới nội dung có liên quan đến ngành quảng cáo, đặc biệt về nhu cầu quảngcáo của doanh nghiệp Việt Nam: Những thông tin này có thể hỗ trợ thêmcho việc nghiên cứu và những phân tích, kết luận sau khi thu thập xong dữliệu sơ cấp.d. Tham khảo các kết quả nghiên cứu từ nước ngoài (thông tin lấy chủ yếu từcác website)- Những điểm cần chú ý khi thu thập dữ liệu thứ cấp:a. Dữ liệu thứ cấp có ở nhiều nguồn khác nhau, đôi khi có sự sai lệch nhất địnhgiữa các nguồn đối với cùng 1 thông tin. Do đó cần phải lựa chọn nguồn dữliệu đáng tin cậy nhất.b. Thu thập thông tin từ nguồn mới nhất.c. Trung thành với các dữ liệu thu thập được, khi ghép nối các dữ liệu từ nhiềunguồn khác nhau, phải giữ chính xác các số liệu, tránh làm sai lệch dữ liệu.1.3. Về dữ liệu sơ cấp1.3.1. Những dữ liệu sơ cấp cần thu thập: a. Thông tin về khách hàngb. Các dạng quảng cáo trực tuyến hiện có ở Việt namc. Những dịch vụ quảng cáo khách hàng đã thực hiệnd. Đánh giá của khách hàng về các phương tiện quảng cáoe. Những dịch vụ quảng cáo trực tuyến mà khách hàng đã thực hiệnf. Những đề xuất hoặc những nhu cầu, mong muốn của khách hàng về quảngcáo trực tuyến.1.3.2. Lựa chọn phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấpTrong một cuộc nghiên cứu, có rất nhiều phương pháp có thể sử dụng để thu thậpdữ liệu sơ cấp. Các dữ liệu được thu thập phải đạt tới việc giải quyết được nhữngcâu hỏi, những vấn đề đặt ra cho mục tiêu của cuộc nghiên cứu. Tùy thuộc vào tínhchất của cuộc nghiên cứu mà người ta có thể lựa chọn phương pháp thu thập dữliệu là quan sát, phỏng vấn hay thực nghiệm. Ở cuộc nghiên cứu này, với tính chất là nghiên cứu mô tả nên có thể sử dụngphương pháp phỏng vấn. Phương pháp phỏng vấn có thể giúp thu thập thông tinmột cách linh hoạt, đặc biệt khi cuộc nghiên cứu muốn tập trung vào việc tìm hiểunhu cầu và mong muốn của khách hàng. Bên cạnh đó có thể kết hợp với việc quan sát, nhằm hỗ trợ và hoàn thiện cuộcnghiên cứu, bằng cách quan sát các hoạt động thực tế về quảng cáo của các đốitượng khách hàng mục tiêu (quảng cáo trên các phương tiện truyền thống, cũngnhư quảng cáo trên mạng internet) có thể đánh giá lại mức độ chính xác của nhữngcâu trả lời phỏng vấn.Cuộc nghiên cứu thực hiện ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và tp.Hồ Chí Minh, nhưngdo điều kiện hạn hẹp về tài chính cũng như thời gian và nhân lực, do vậy việcphỏng vấn sẽ được thực hiện kết hợp cả phỏng vấn trực tiếp hoặc phỏng vấn quađiện thoại (đối với các doanh nghiệp tại Hà Nội), và phỏng vấn qua thư điện tử(đối với các doanh nghiệp tại tp.Hồ Chí Minh).1.3.3. Đối tượng được phỏng vấn: · Doanh nghiệp/Tổ chức hoạt động trong nhóm đối tượng khách hàng mụctiêu của Scom tại Hà Nội và tp.Hồ Chí Minh, (bao gồm: Các công ty du lịch,công ty tư vấn du học và các tổ chức đào tạo, công ty máy tính và thiết bịđiện tử - viễn thông, công ty sản xuất kinh doanh hàng tiêu dùng).· Người trực tiếp trả lời phỏng vấn sẽ là người phụ trách về Marketing/quảngcáo trong doanh nghiệp, tổ chức (trưởng phòng Marketing/Quảng cáo hoặccác chức vụ tương đương).1.3.4. Những điểm cần chú ý khi thu thập dữ liệu sơ cấp:· Phải đảm bảo thời gian dành cho cuộc nghiên cứu· Nội dung của câu hỏi phỏng vấn phải bao quát được vấn đề và mục tiêu đặtra của cuộc nghiên cứu· Người phỏng vấn cần được trang bị đầy đủ kiến thức, đặc biệt về quảng cáotrực tuyến vì đây là một lĩnh vực mới.· Đối với các doanh nghiệp tại tp.Hồ Chí Minh, việc phỏng vấn được thựchiện qua thư điện tử, do vậy phải được giải thích rõ ràng và thật chi tiết.Đồng thời cố gắng kiểm soát được mức độ chính xác của những câu trả lời.· Việc quan sát để thu thập thêm thông tin, hỗ trợ cho việc phỏng vấn cũngphải đảm bảo các yêu cầu chính xác, trung thực, mẫu quan sát có tính đạidiện cao. 2. Thiết kế bảng câu hỏiBảng câu hỏi là một trong những công cụ hết sức quan trọng cho việc thu thập dữliệu sơ cấp. Một bảng câu hỏi được thiết kế logic và hợp lý sẽ giúp người nghiêncứu thu thập được nhiều dữ liệu chính xác và thích hợp cho cuộc nghiên cứu. Đểthiết kế thành công một bảng câu hỏi, trước hết cần phải xác định những thông tincần thu thập từ bảng câu hỏi, sau đó quyết định các loại thang đo sử dụng trongbảng câu hỏi và tiến hành soạn thảo câu hỏi. Không chỉ thiết kế về nội dung, màhình thức của bảng câu hỏi cũng là một yếu tố quan trọng. Và cuối cùng, sau khihoàn thành người thiết kế phải tiến hành phỏng vấn thử và sửa chữa lại những saisót trước khi đưa bảng câu hỏi vào sử dụng chính thức.Đối với cuộc nghiên cứu này, việc thiết kế bảng câu hỏi đã được trải qua các bướccông việc sau đây:2.1. Những thông tin cần thu thập từ bảng câu hỏia. Những phương tiện quảng cáo mà doanh nghiệp đã sử dụng. Đánh giá củadoanh nghiệp về hiệu quả của những quảng cáo đób. Ngân sách của doanh nghiệp dành cho quảng cáo c. Thực trạng sử dụng internet cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệpd. Thực trạng sử dụng dịch vụ quảng cáo trực tuyến của doanh nghiệpe. Đánh giá về tính hiệu quả của quảng cáo trực tuyến tại Việt namf. Dự định của doanh nghiệp (có sử dụng hay không sử dụng quảng cáo trựctuyến)g. Những nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp về quảng cáo trực tuyến (thời gian,hình thức, việc lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ…)2.2. Quyết định về các loại thang đo lường sử dụng trong bảng câu hỏi:2.2.1. Các loại thang đo lường sử dụng để đánh giá về mặt định tínhViệc đo lường, đánh giá về mặt định tính của các đối tượng là phần quan trọngnhất trong cuộc nghiên cứu này, vì nó thể hiện thái độ, niềm tin, quan điểm, cảmnhận, cảm giác, ý định… của đối tượng nghiên cứu (ở đây là khách hàng sử dụngdịch vụ quảng cáo). Trong nghiên cứu marketing, người ta có thể sử dụng một sốkiểu thang để đánh giá về mặt định tính, như: Thang điểm sắp xếp theo thứ bậc,Thang điểm có ý nghĩa đối nghịch nhau, Thang điểm Likert, Thang Staple, Thangđiểm bảng liệt kê lối sống, Thang đo sử dụng phương pháp hiện hình…Sau đây sẽ là những phân tích và đánh giá để dẫn đến việc quyết định sử dụngnhững kiểu thang đo nào cho cuộc nghiên cứu này:· Thang điểm sắp xếp theo thứ bậcThang điểm sắp xếp theo thứ bậc có ưu điểm là dễ sử dụng, dễ đặt câu hỏi và đồngthời cũng dễ dàng cho việc trả lời. Mặt khác, nó cũng rất phù hợp với nội dungthông tin cần phải thu thập từ cuộc nghiên cứu. · Thang điểm có ý nghĩa đối nghịch nhauThang điểm có ý nghĩa đối nghịch nhau cũng đem lại một kết quả tương tự nhưthang điểm sắp xếp theo thứ bậc (nghĩa là câu trả lời cũng sẽ cho biết những tháiđộ, đánh giá, nhận xét của người trả lời đối với một sự việc). Tuy nhiên qua thực tếcác cuộc nghiên cứu mà sinh viên từng được tham gia, cách đặt câu hỏi của thangđiểm có ý nghĩa đối nghịch thường làm người trả lời bị nhầm lẫn, vì thế nó có thểđem lại cảm giác không thoải mái cho họ.· Thang điểm LikertThang Likert cũng có ưu điểm là dễ đặt câu hỏi và cũng dễ trả lời. Tuy nhiên lại cómột bất lợi khác là trong thang Likert phải sử dụng một tính từ để miêu tả quanđiểm/thái độ, điều đó có thể dẫn đến xu hướng trả lời “Đồng ý” với tất cả các quanđiểm, như vậy sẽ làm cho câu trả lời bị sai lệch so với thực tế.· Thang StapleKhi sử dụng thang Staple, người phỏng vấn thường mất thêm thời gian cho việcgiải thích câu hỏi cho người trả lời, nó cũng làm cho người trả lời có cảm giác “rắcrối” vì những số điểm (-) hay (+) thể hiện thái độ tích cực hay tiêu cực.· Thang điểm bảng liệt kê lối sốngThang điểm bảng liệt kê lối sống có ưu điểm là dễ đặt câu hỏi và cũng dễ trả lời,mặt khác nó còn làm cho bảng câu hỏi thêm phong phú vì cách đặt câu hỏi của nócó khác biệt, có thể làm người trả lời có cảm giác thú vị và thoải mái. Tuy nhiên nócũng có thể mắc phải lỗi như thang Likert vì xu hướng trả lời ‘Đồng ý” cho tất cảcác câu hỏi. Do vậy, nếu sử dụng thang điểm bảng liệt kê lối sống thì có thể khắc