Narcissus - Vị trai đẹp và tự yêu mình trong thần thoại Hy Lạp

Trong thần thoại Hy Lạp, Narcissus đã yêu chính hình ảnh phản chiếu của mình dưới nước. Không thể ôm lấy hình ảnh trong nước, anh ta héo mòn, và các vị thần đã biến anh ta thành một loài hoa [hoa thủy tiên, loài hoa tượng trưng cho tình yêu ích kỷ với chính bản thân]. Dalí thể hiện sự biến hình này bằng cách nhân đôi hình dáng đang cúi mình bên hồ, những ngón tay giữ một quả trứng, từ đó bông hoa thủy tiên mọc lên. Khi bức tranh này lần đầu tiên được trưng bày, nó có kèm theo một bài thơ dài của Dalí. Cùng với nhau, từ ngữ và hình ảnh gợi ý một loạt cảm xúc được khơi dậy bởi chủ đề biến hình, bao gồm lo lắng, ghê tởm và khao khát.

Lời chú thích cho tác phẩm, Tháng 10, 2016

Narcissus - Vị trai đẹp và tự yêu mình trong thần thoại Hy Lạp

Salvador Dalí 1904–1989, Sự biến hình của Narcissus, Métamorphose de Narcisse, 1937, Sơn dầu trên toan, 510 × 780 mm

Bức tranh này là sự diễn giải của Dalí về một câu chuyện trong thần thoại Hy Lạp: Narcissus. Narcissus là một thanh niên xinh đẹp, đã khước từ và làm tan nát trái tim của nhiều thiếu nữ. Các vị thần đã trừng phạt anh ta bằng cách cho anh ta nhìn thấy hình ảnh phản chiếu của chính mình dưới nước. Anh ta yêu nó nhưng hiểu ra mình không thể ôm lấy nó và chết vì tuyệt vọng. Không còn quá khắt khe, các vị thần đã biến anh ta thành loài hoa thủy tiên. Đối với bức tranh này, Dalí đã sử dụng một kỹ thuật tỉ mỉ mà ông mô tả là “nhiếp ảnh màu vẽ tay” để mô tả với hiệu ứng ảo giác sự biến đổi của Narcissus, quỳ bên hồ, biến thành bàn tay cầm quả trứng và bông hoa. Narcissus trước khi biến hình được nhìn thấy đang tạo dáng ở hậu cảnh. Vở kịch với “hình ảnh kép” xuất phát từ niềm đam mê của Dalí với ảo giác và ảo tưởng.

Đây là bức tranh đầu tiên của Dalí được thực hiện hoàn toàn theo cách phê phán hoang tưởng, mà họa sĩ mô tả là “Phương pháp tự phát của kiến thức phi lý trí, dựa trên sự liên kết phê phán-giải thích của các hiện tượng mê sảng” (Sự chinh phục của Phi lý trí, xuất bản trong Cuộc đời bí mật của Salvador Dalí, New York 1942). Robert Descharnes lưu ý rằng bức tranh này có ý nghĩa rất lớn đối với Dalí, vì đây là tác phẩm Siêu thực đầu tiên đưa ra cách diễn giải nhất quán về một chủ đề phi lý trí.

Người họa sĩ đã nói với Descharnes về bức tranh này:

  • Một bức tranh được thể hiện và giải thích cho tiến sĩ Freud.
  • Trình bày mang tính giáo dục về huyền thoại của tính tự luyến, giải thích bằng một bài thơ được viết cùng thời điểm.

Trong bài thơ và bức tranh này có cái chết và sự hóa đá của Narcissus.

Bài thơ mà Dalí nhắc đến được xuất bản năm 1937, trong một cuốn sách nhỏ của họa sĩ có tựa đề Sự biến hình của Narcissus. Cuốn sách cũng có hai ghi chú giải thích được in đối diện với hình ảnh của bức tranh, ghi chú đầu tiên có nội dung:

“CÁCH QUAN SÁT TRỰC TIẾP QUÁ TRÌNH BIẾN HÌNH CỦA NARCISSUS ĐƯỢC TRÌNH BÀY TRANG BÊN:

“Nếu nhìn một lúc, từ một khoảng cách nhỏ và với một ‘điểm cố định xa’ nhất định, vào hình dáng bất động đầy thôi miên của Narcissus, nó dần dần biến mất cho đến khi cuối cùng nó hoàn toàn vô hình.

“Sự biến hình của câu chuyện thần thoại diễn ra vào đúng thời điểm đó, khi hình ảnh Narcissus đột nhiên biến thành hình ảnh một bàn tay vươn ra từ hình ảnh phản chiếu của chính anh ta. Trên đầu ngón tay là một quả trứng, một hạt giống, một củ từ đó Narcissus mới—bông thủy tiên sẽ ra đời [narcissus cũng là tên gọi của hoa thủy tiên]. Bên cạnh đó có thể thấy tác phẩm điêu khắc bằng đá vôi về bàn tay—bàn tay hóa đá của nước đang cầm bông hoa.”

Khi gặp Sigmund Freud ở London vào năm 1938, Dalí đã mang theo bức tranh này làm ví dụ về những sáng tác của mình, cùng một tạp chí có bài báo ông viết về chứng hoang tưởng. Ngày hôm sau Freud viết cho Stefan Zweig, người đã giới thiệu họ, rằng “sẽ rất thú vị nếu khám phá phân tích sự phát triển của một bức tranh như thế này.”

[Salvador Dalí là một họa sĩ siêu thực người Tây Ban Nha. Ông nổi tiếng với kỹ thuật chính xác và những hình ảnh kì quái. Dalí chịu ảnh hưởng từ chủ nghĩa Ấn tượng và các bậc thầy Phục hưng, ông cũng bị chủ nghĩa Lập thể lôi cuốn. Cuối cùng, ông tiến đến gần hơn với chủ nghĩa Siêu thực, gia nhập nhóm của những nghệ sĩ Siêu thực rồi trở thành một trong những người đi đầu. Ngoài hội họa, Dalí còn hoạt động trong các lĩnh vực đồ họa, phim, điêu khắc, thiết kế, nhiếp ảnh. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là Sự dai dẳng của ký ức, cũng là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của chủ nghĩa Siêu thực.]

  • Statistics
  • Promote your post here
  • Boost creator
  • Report this post

Shortened url

Shortened address for this post Warning: This gets refreshed every hour!

QR Code

Narcissus - Vị trai đẹp và tự yêu mình trong thần thoại Hy Lạp

This is the unique QR code for this post. Tip: Download your QR code with the button below or print it. Share it however you want with your friends and connections!

Share on one of these networks

With Smart Social you can share posts faster and smarter. These posts will be automatically shared to your favourite networks.

Connect Smart Social