Nguyên nhân đau xương bả vai

Đau vai phải là hiện tượng khá phổ biến ở những người trưởng thành. Nhiều người nghĩ đây đơn giản chỉ là cảm giác khó chịu nhất thời, thế nhưng những cơn đau ở vai phải có thể là triệu chứng của một số căn bệnh nguy hiểm khác.

Bài viết sau đây sẽ đưa ra 6 bệnh thường gặp từ triệu chứng đau vai phải.

Nguyên nhân đau xương bả vai

Đau vai phải cần được khám và điều trị sớm

🔷 Nguyên nhân đau vai phải

🔹 Thoái hóa đốt sống cổ

Trong nhiều trường hợp thì đau vai phải có thể là triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Đây là chứng bệnh mắc phải khi sụn khớp, tổ chức xương đốt sống của một người bị thoái hóa, nhất là những người cao tuổi hoặc lười vận động.

Thoái hóa đốt sống cổ sẽ gây ra các cơn đau nhức ở vùng vai gáy, vì thế người bệnh không chỉ đau nhức mỗi vai phải mà sẽ thường đau cả hai vai, các cơn đau sẽ giảm khi nghỉ ngơi và tăng khi vận động. Người bệnh còn cảm thấy đau vai khi quay đầu, cúi đầu… khi cử động mạnh còn có thể nghe những tiếng răng rắc nhỏ.

🔹 Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Thoát vị đĩa đệm gây rất nhiều ảnh hưởng đến các vị trí xung quanh. Cụ thể là gây chèn ép rễ thần kinh, tủy sống. Gây ra những cơn đau cấp tính hoặc mãn tính. Người bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có thể đau khu trú ở vùng cổ hoặc vùng vai gáy lan lên chẩm, cảm thấy đau nhức ở cả vai phải và vai trái. Cơn đau tăng khi ho hay hắt hơi. Có thể kèm theo các triệu chứng như tê, yếu cơ cổ, vai, gáy và cánh tay… Hoặc chóng mặt, ù tai, mất thăng bằng...

 🔹 Viêm gân chóp xoay vai

Là hiện tượng mô liên kiết (dây chằng) giữa cơ và xương bị viêm. Bệnh thường xảy ra ở những người sử dụng động tác tay lặp đi lặp lại nhiều lần trong thời gian dài, như: bơi lội, ném bóng, thợ mộc, người phải mang vác nặng. Nó gây đau sâu, âm ỉ trong một bên vai trái hoặc phải, có thể lan lên cổ hoặc xuống cánh tay (không vượt quá khuỷu tay), đau nhiều về đêm sau ngày làm việc vất vả,...

Bệnh còn gây ra tình trạng đau khi vận động mạnh, khi chải tóc và ngả lưng, khi đẩy đồ vật ra xa...

🔹 Loãng xương

Đây là chứng bệnh làm cho xương của người bệnh mất đi canxi theo năm tháng, khiến xương trở nên xốp và dễ bị thương tổn. Loãng xương khi phát triển đến một mức độ nào đó sẽ khiến cho xương khớp bị đau, như đau vùng vai, vùng cột sống, thắt ngang… Khi xương bị đau, các cơ quanh cột sống như cơ vai sẽ bị co cứng lại, khiến bệnh nhân rất khó cử động, và đau đớn khi cử động mạnh. Loãng xương sẽ gây ra các cơn đau ở cả hai vai phải và trái.

🔹 Nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim xảy ra khi lượng máu lên tim bỗng đứt đoạn bởi mạch vành bị tắc nghẽn, khiến tế bào cơ tim bị chết. Những triệu chứng chính của hiện tượng nhồi máu cơ tim bao gồm đau thắt ngực, cơn đau ngực lan tới cả hai vai, hàm hay xuống lưng, qua bàn tay…

Bệnh cũng gây ra tình trạng khó thở, nôn, ho, chóng mặt, tim đập mạnh, các cơ ở ngực hay ở vai bị đau nhức, vv…

🔹 Ung thư phổi

Hiện tượng đau vai phải cũng có thể là do ung thư phổi gây ra, nhất là khi cơn đau của người bệnh diễn ra ở cả hai vai và cả khi nghỉ ngơi, không vận động, đặc biệt là đau vào ban đêm…

Các triệu chứng khác của bệnh còn bao gồm khó thở, thở khò khè, ho dai dẳng, ho ra máu, ra đờm, đau ngực hay đau lưng…

Nguyên nhân đau xương bả vai

Đau vai phải gây cản trở đến cuộc sống và công việc

🔷 Triệu chứng đau vai phải

 Người bệnh bị đau nhức khi xoay người.

Cảm giác đau tăng dần, từ khó chịu đến tê cứng và cơn đau lan  rộng xuống cánh tay.

Bệnh mất ngủ thường xuyên xảy ra ở khi triệu chứng đau bả vai phải xuất kéo dài từng đêm.

Bệnh nhân cảm thấy đau và khó chịu nhiều hơn trong thời điểm giao mùa.

Ngoài ra, dựa vào vị trí đau, ta cũng có thể dự đoán phần nào nguyên nhân đau vai. Dưới đây là bảng phân loại nguyên nhân đau vai theo vị trí đau.

Triệu chứng đau vaiNguyên nhân có thểĐau và cứng khớp không biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều nămHội chứng khớp vai đông lạnh, viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm đa khớp dạng thấp, hoại tử vô mạch...Cơn đau thường nặng hơn khi sử dụng cánh tay hoặc vaiViêm gân chóp xoay vai, viêm burs (viêm bao hoạt dịch), hội chứng impingement, sai tư thế, rách sụn viền vai, viêm khớp nhiễm khuẩn (thường kèm thêm với sốt, sưng khớp, nóng khớp).Đau đi kèm với cảm giác ngứa, tê, yếuChấn thương đám rối cánh tay, thoát vị đĩa đệm, xẹp đĩa đệm, chấn thương tủy sống, hội chứng lối thoát lồng ngực do ảnh hưởng thần kinh,...Đau đột ngột rất nặng, không thể cử động cánh tay hoặc khó khăn trong cử động, một số trường hợp vai bị biến dạngTrật khớp vai, gãy xương vai (như cánh tay trên hoặc xương đòn ), rách hoặc đứt gân,...Đau ở đỉnh vai (nơi xương đòn và khớp vai gặp nhau)Các vấn đề ở khớp acromioclavicular (như trật khớp), chấn thương tách vaiĐau đi kèm khó thở, tức ngực, chóng mặtĐau tim

🔷 Khi nào nên đi khám?

Nguyên nhân đau xương bả vai

Bạn nên lên lịch đi khám sớm, nếu đau vai kéo dài và không cải thiện theo thời gian (Ảnh minh họa)

Thông thường, các cơn đau vai không do bệnh lý thường ít nghiêm trọng và sẽ tự cải thiện theo thời gian. Tuy nhiên, để việc phục hồi nhanh hơn và tránh tái phát đau vai trở lại, bạn nên thực hành thay đổi một số thói quen trong cuộc sống.

Bạn nên gọi 115 hoặc hỗ trợ y tế khẩn cấp, nếu đau vai kèm theo:

  • Khó thở
  • Tức ngực
  • Chóng mặt
  • Đổ quá nhiều mồ hôi
  • Đau ở cổ hoặc hàm

Đây có thể là dấu hiệu của một cơn đau tim.

Bạn nên cấp cứu, nếu bị đau vai sau chấn thương và kèm theo:

  • Một khớp có vẻ bị biến dạng
  • Không thể sử dụng khớp hoặc di chuyển cánh tay
  • Đau nhức nhối
  • Sưng

Bạn nên lên lịch đi khám sớm, nếu đau vai kéo dài và không cải thiện theo thời gian, kèm theo:

  • Sưng tấy
  • Đỏ
  • Đau và ấm áp xung quanh khớp

🔷 Điều trị đau vai (trái hoặc phải)

🔹 Tại nhà

Nguyên nhân đau xương bả vai

Với đau vai phải, trái do sai tư thế hoặc lạm dụng cơ, bạn có thể thực hiện một số phương pháp giúp giảm đau tại nhà (Ảnh minh họa)

Thông thường các cơn đau vai trái hoặc phải mất khoảng 2 tuần để phục hồi hoàn toàn, trong một số trường hợp có thể mất tới 6 tháng. Vì thế, để việc phục hồi diễn ra nhanh hơn, tránh tái phát và phòng ngừa đau vai quay trở lại, bạn NÊN:

– Nghỉ ngơi. Nghỉ ngơi vài ngày trước khi trở lại hoạt động bình thường và tránh bất kỳ hoạt động nào có thể gây đau hoặc làm nặng thêm cơn đau.

– Chườm nhiệt nóng hoặc lạnh. Việc chườm nhiệt nóng hoặc lạnh 3-4 lần/ngày, mỗi lần 15-20 phút có thể mang lại hiệu quả giảm đau đáng kể.

 – Tập các động tác, bài tập tốt cho vai. Việc thực hiện các bài tập này vừa giúp giảm đau vai gáy, vừa giúp tăng cường cơ bắp.

– Xoa bóp, massage, bấm huyệt tại nhà. Việc xoa bóp, bấm huyệt cũng mang lại hiệu quả rất tốt trong việc giảm đau. Ngoài ra, nó còn giúp mang lại sự thư giãn, thoải mái cho người bệnh.

– Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn. Thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol, ibuprofen, naproxen natri, cao dán salonpas, dầu nóng xoa bóp,... là những loại thuốc bạn có thể mua tại hiệu thuốc để giúp giảm cơn đau, kháng viêm, giảm sưng. Lưu ý, hãy tuân thủ đúng theo hướng dẫn sử dụng trên nhãn thuốc hoặc theo chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ.

Về lâu dài, bạn NÊN chú ý:

– Thực hành tư thế đúng. Việc thực hành các tư thế đứng, đi, ngồi, ngủ đúng giúp giảm áp lực lên cột sống, cơ bắp vai, từ đó hạn chế các cơn đau mỏi vai trái, phải. Nó cũng tạo cho bạn những tư thế tốt hơn, tránh mất thẩm mỹ.

– Thường xuyên hoạt động thể chất. Việc hoạt động thể chất thường xuyên vừa giúp bạn tăng cường thể chất, vừa ngăn ngừa các cơn đau vai. Bởi, nó giúp tăng cường và kéo giãn cơ bắp, khiến các khớp trở nên linh hoạt và dẻo dai hơn. 

🔹 Điều trị y tế

Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của đau vai. Bác sĩ sẽ xem xét và chỉ định cho bạn phương pháp phù hợp.

Một số lựa chọn trong điều trị y tế bao gồm:

  • Sử dụng thuốc
  • Châm cứu
  • Bấm huyệt
  • Vật lý trị liệu
  • Phẫu thuật

🔷 Khương Thảo Đan - Giải pháp an toàn cho người đau vai phải

Nguyên nhân đau xương bả vai

👉 Xem ngay sản phẩm: Khương thảo đan lọ 120 viên Tiết kiệm 82,000đ

Khương Thảo Đan là giải pháp thế hệ mới kết hợp giữa y học cổ truyền và những thành tựu của y học hiện đại có khả năng kiểm soát những cơn đau nhức xương khớp hiệu quả. Đây là sản phẩm được ứng dụng từ đề tài nghiên cứu về hoạt chất KGA1 trong cây Địa liền của chuyên gia Lê Minh Hà tại Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, thành quả sau hơn 6 năm liền nghiên cứu.

Hàm lượng KGA1 trong Khương Thảo Đan mang lại tác dụng hỗ trợ giảm đau cao hơn gấp nhiều lần so với cao Địa liền thông thường. Không chỉ dừng lại ở đó, KGA1 còn hỗ trợ chống viêm hiệu quả cũng nằm trong giới hạn an toàn cho người bệnh, hiệu quả tương đương với Paracetamol và Indomethacin. Vậy nên KGA1 rất phù hợp đưa vào sản xuất sản phẩm hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp. Điểm cộng của nó là dù đạt hiệu quả cao nhưng hoàn toàn không gây tác dụng phụ trên gan thận và tiêu hóa.

Ngoài ra, với thành phần là Collagen Type 2 (loại collagen có mặt nhiều nhất tại sụn khớp) trong Khương Thảo Đan còn giúp tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp, tăng cường hệ miễn dịch để chống lại các yếu tố có hại lên mô sụn. Cũng như bài cổ phương Độc hoạt tang ký sinh, Khương Thảo Đan còn giúp bổ sung dịch khớp, làm chậm quá trình thoái hóa, hỗ trợ phục hồi sụn khớp. Đem lại giá trị lâu bền cho người bệnh.

Để có được hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên sử dụng đủ liệu trình 3-6 tháng và duy trì lâu dài để sụn khớp có thời gian được hồi phục tốt nhất. Khương Thảo Đan có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên vì thế không gây bất kì tác dụng phụ nào cho cơ thể, những người có tiền sử gan thận, tiêu hóa cũng có thể yên tâm sử dụng sản phẩm này.

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Khương Thảo Đan gần nhất

Đặt mua Khương Thảo Đan giao hàng, thu tiền tận nhà TẠI ĐÂY

🔷 Kết luận

Đau bả vai trái hoặc phải thường do sai tư thế hoặc lạm dụng cơ. Bạn chỉ cần điều trị và chăm sóc tại nhà, cơn đau sẽ dần biến mất và vai phục hồi trở lại như bình thường.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đau vai một bên cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý hoặc tình trạng y tế khẩn cấp. Vì thế, nếu cơn đau đi kèm với những triệu chứng bất thường, bạn nên sớm đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

*** Bài viết có sự cố vấn từ PGS. TS Lê Minh Hà, hiện đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam.

Đau bả vai là dấu hiệu bệnh gì?

Đau bả vai là triệu chứng phổ biến, hay gặp ở bệnh nhân đau nhức xương khớp. Các cơn đau khi trở nên nghiêm trọng hơn có thể lan xuống cánh tay, khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong vận động, sinh hoạt hằng ngày.

Tại sao đầu xương bả vai?

Đau nhức ở xương bả vai có thể liên quan đến tổn thương ở cột sống cổ. Điển hình như thoát vị đĩa đệm, trượt đĩa đệm, thoái hóa đốt sống cổ, vẹo cổ bẩm sinh… Tổn thương đốt sống cổ ở lỗ tiếp hợp sẽ chèn ép dây thần kinh tủy sống và kích thích đau theo khu vực chi phối của dây thần kinh này là gáy, bả vai, cánh tay.

Đau bả vai trái là hiện tượng gì?

Hiện tượng đau bả vai trái là hậu quả của các chấn thương ở xương hoặc mô quanh khớp vai như gãy xương cánh tay trái, gãy xương đòn, gãy xương bả vai hay rách dây chằng bả vai… Khi làm việc hoặc vận động quá mức khiến cơ xung quanh vai và cánh tay trở nên yếu, dễ bị co thắt và nhói đau khi cử động.

Đau bả vai thì phải làm sao?

Nghỉ ngơi để cơ cổ được thư giãn. Cơn đau ngày càng tăng nếu bạn tiếp tục duy trì tư thế không đúng hoặc di chuyển cổ sai cách. ... .
Dùng đá lạnh để làm dịu đau nhức bả vai. ... .
Áp dụng chườm nóng. ... .
Thực hiện bài tập giãn cơ ... .
Giải tỏa căng thẳng. ... .
Thay đổi tư thế và gối ngủ ... .
Giữ đủ nước cho cơ thể ... .
Giảm đau vai gáy bằng cách dùng thuốc..