Những câu chuyện giáo dục đạo đức học sinh tiểu học

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ngày càng được quan tâm. Tuy nhiên, đối tượng học sinh mầm non và tiểu học còn chưa nhận thức rõ được những kiến thức trong giáo dục kỹ năng sống. Vì thế, giải pháp tốt nhất là dùng những truyện giáo dục kỹ năng sống để có tình huống, dễ tiếp thu hơn. Dưới đây là những câu chuyện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh mang đến nhiều bài học ý nghĩa nhất. Chúng tôi mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Bạn đang xem: Những Câu Chuyện Hay Ý Nghĩa Cho Học Sinh Tiểu Học


Bí quyết hạnh phúc

Có một thanh niên nọ luôn mong muốn có cuộc sống hạnh phúc nhưng lại chẳng biết tìm thấy hạnh phúc ở đâu. Một hôm, trong giấc mơ, anh đã được một vị thần chỉ đường và dặn sáng mai khi tỉnh dậy hãy đến khu rừng gần đó để tìm 1 vị tu sĩ, ông ấy sẽ chỉ cho anh hạnh phúc đang ở đâu.

Những câu chuyện giáo dục đạo đức học sinh tiểu học

Bí quyết của hạnh phúc chính là tấm lòng rộng lượngSáng hôm sau, ngay sau khi tỉnh dậy anh liền lên đường đi đến khu rừng đã được vị thần trong giấc mơ chỉ. Đúng thật, khi đến nơi anh đã gặp một vị tu sĩ khuôn mặt phúc hậu, ăn mặc giản dị. nhìn vị tu sĩ này rất bình thường nhưng trên khuôn mặt ông ấy lại thể hiện tự vui tươi, hạnh phúc và bình thản.


Anh chàng này đã quỳ xuống và xin vị tu sĩ chỉ cho mình hạnh phúc đang ở đâu. Làm sao để anh có thể an vui, lạc quan trong mọi hoàn cảnh khốn khó nhất.

Vị tu sĩ nghe xong liền nói rằng không có gì khác để dạy cho anh, chỉ muốn gửi đến anh một món vật. Khi vị tu sĩ lấy món vật đó đưa cho anh thì anh nhận ra đó chính là một viên đá sáng lấp lánh, chắc chắn là nó rất đáng giá. Anh tưởng chừng như mình đã tìm được hạnh phúc, vì có viên ngọc này anh có thể làm được bất kỳ điều gì mình muốn. Anh chàng này thầm nghĩ rằng mình đã đi tìm được hạnh phúc mà bấy lâu nay mình vẫn mơ ước.

Những câu chuyện giáo dục đạo đức học sinh tiểu học

Hạnh phúc không ở đâu xa xôiSau khi cảm ơn vị tu sĩ và trở về, anh biết rằng cuộc đời mình về sau sẽ không còn nghèo khó nữa. cả đêm hôm đó, anh không tài nào ngủ được và chỉ mơ ước về những thứ giàu sang sau này.

Tuy nhiên, sáng hôm sau khi thức dậy anh đã lên rừng, gặp vị tu sĩ ấy để trả lại viên ngọc quý. Vì anh biết rằng hạnh phúc không phải là sự giàu có, mà chính là dám cho đi tất cả những gì mình có, giống như vị tu sĩ nghèo khó đã cho anh viên ngọc quý của mình. Sau đó, anh nhờ vị tu sĩ chỉ cho mình làm sao để có được tấm lòng rộng lớn như ông.

Bài học cho tình bạn

Tại một ngôi làng nọ có cậu bé được 16 tuổi, cậu là đứa bé tốt bụng và thông minh. Những gì mà cậu suy nghĩ thường sâu sắc hơn so với lứa tuổi thật của mình. Tuy nhiên, cậu lại thiếu lòng tin, hay buồn rầu và cảm thấy mình không có bạn bè.

Những câu chuyện giáo dục đạo đức học sinh tiểu học

Chỉ có những người bạn thật sự mới sẵn sàng ở bên taMột ngày kia, cậu bé lại cảm thấy buồn rầu và lạc lõng vì mình không có bạn bè, cũng không có chuyện gì để làm. Thế là cậu đi dọc theo bờ biển và tự than thở với chính mình.


Cậu bé vô tình đạp phải một vỏ sò có nhiều màu sắc, cậu nhặt vỏ sò bỏ vào túi dự định mang về nhà chơi. Bỗng nhiên cậu bé nghe tiếng nói phát ra từ vỏ sò, nó năn nỉ cậu bé hãy trả nó về biển và nó sẽ dành tặng cậu bé một lời khuyên

Cậu bé đồng ý, nhưng con sò phải cho cậu bé lời khuyên trước rồi mới thả nó về biển. Con sò liền bảo cậu bé hãy giữ chặt 1 nắm cát trong tay. Sau đó con sò nói cậu bé hãy nhìn những hạt cát ở phía ngoài, có phải nó theo những kẽ hở trên tay và rơi xuống hay không?

Đặc biệt khi cậu bé càng nắm chặt tay lại thì cát sẽ càng rơi xuống nhiều hơn. Chỉ có lượng cát ở trong lòng bàn tay mới được giữ nguyên trong tay bạn mà thôi. Những hạt cát đó tượng trưng cho bạn bè của bạn. Những người bạn thân giống như cát trong lòng bàn tay, cho dù có bất cứ chuyện gì xảy ra họ cũng sẽ không rời bỏ bạn. Nhưng bạn thấy đó, lượng cát còn lại trong tay rất ít, nếu bạn không trân trọng và gìn giữ thì nó cũng sẽ rơi xuống. Cậu bé dường như đã hiểu ra mọi chuyện, cậu cảm ơn con sò và thả nó về biển cả.

Xem thêm: Khi Nào Đặt Vòng Tránh Thai, Đặt Vòng Bao Lâu Thì Quan Hệ Được

Giá trị của cuộc sống

Có thể nói, cuộc sống luôn “thì thầm” với chúng ta qua những điều giản dị nhất mà ngay cả bạn cũng khó có thể nhận ra. Có một vị tiểu sư phụ rất thông minh, luôn thích đặt ra những câu hỏi xung quanh cuộc sống của mình.

Có một ngày, chú tiểu thắc mắc với sư thầy của mình rằng: Thưa thầy, con muốn biết giá trị cuộc sống của con người thực sự là gì?

Những câu chuyện giáo dục đạo đức học sinh tiểu học

Giá trị cuộc sống do chính con người chúng ta đặt raNgười thầy chỉ mang đến cho chú tiểu một hòn đá xấu xí, sau đó yêu cầu cậu bé mang hòn đá ra chợ bán, nhưng ai hỏi mua với giá trị nào thì cũng không được bán. Chú tiểu thắc mắc nhưng vẫn làm theo, vì có như vậy sư thầy mới trả lời giá trị cuộc sống là gì.

Chú tiểu ngồi bán hòn đá cả ngày nhưng chẳng ai hỏi mua, ai cũng thắc mắc tại sao chú tiểu lại ngồi bán một hòn đá xấu xí không có giá trị gì. Có một người bán rong thương tình nên đã đến hỏi mua hòn đá với giá 1 đô la. Tuy nhiên nhớ lời dặn của sư phụ nên chú tiểu đã không bán.

Chú tiểu mang hòn đá về, sư phụ lại tiếp tục yêu cầu chú tiểu mang hòn đá lên tiệm vàng để bán. Nếu chủ tiệm vàng có mua thì cũng không được bán và mang về.

Chú tiểu cảm thấy rất ngại vì hòn đá xấu xí như thế này thì có tiệm vàng nào chịu mua. Nhưng vì tò mò nên chú tiểu vẫn nhất định làm theo. Thật bất ngờ khi chủ tiệm vàng trả giá hòn đá là 500 đô la, nhưng cậu bé vẫn không bán và mang về.

Chú tiểu liền hỏi sư thầy: Giá trị cuộc sống là gì mà tại sao chỉ trong 1 ngày, từ hòn đá không có gì đã trở thành hòn đá đắt giá?

Những câu chuyện giáo dục đạo đức học sinh tiểu học

Chỉ những người thấu hiểu mới biết trân trọng giá trị của bạnNgười sư thầy lại cười và nói chú tiểu mang hòn đá đến tiệm đồ cổ để bán. Chú tiểu không ngờ giá trị hòn đá hiện này được trả bằng cả gia tài.

Chú tiểu lại cảm thấy thắc mắc, vì sao hòn đá không có giá trị gì lại trở thành cả một gia tài? Người sư thầy trẻ lời đó chính là: Giá trị cuộc sống.

Sư thầy giải thích, giá trị cuộc sống của mỗi con người đều do chính bản thân họ tự quyết định. Vì giá trị cuộc sống là do chính mình tự tạo dựng và đặt ra. Vì thế, hãy đặt mình ở nơi mà mọi người thấu hiểu, lúc đó giá trị cuộc sống của bạn sẽ được tôn trọng.

Trên đây là những câu chuyện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Bạn có thể chia sẻ với con trẻ những câu chuyện này để giúp bé nhận thức và biết như thế nào là kỹ năng sống nhé.

GD&TĐ – Thông qua những câu chuyện ý nghĩa quanh cuộc sống và trải nghiệm thực tế, nhà trường giáo dục cho học sinh về đạo đức, lối sống. Bên cạnh đó, giúp học trò biết và hiểu rõ hơn về nét đẹp của văn hoá truyền thống.

Những câu chuyện giáo dục đạo đức học sinh tiểu học

Nhà trường giáo dục học sinh từ những điều gần gũi trong cuộc sống.

Tìm hiểu về văn hoá vùng miền

Cô Trần Thị Thu Thủy, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) cho biết: Toàn trường có 20 lớp với 889 học sinh. Bên cạnh việc giảng dạy kiến thức cho học sinh, nhà trường còn chú trọng đến vấn đề giáo dục đạo đức, lối sống cho các em.

Theo cô Thuỷ, những năm trước khi dịch Covid-19 chưa diễn biến phức tạp thì nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khoá. Trong đó, mỗi tháng là một chủ đề, chủ điểm khác nhau, nhưng phải gần gũi với học sinh, như: ứng xử, gia đình, cồng chiêng, đan lát… Không những vậy, nhà trường còn tổ chức cho học sinh tham quan, tìm hiểu về Ngục Kon Tum, Bảo tàng, Nghĩa trang liệt sĩ… để các em biết đến lịch sử và sự hy sinh của các anh hùng liệt sĩ để bảo vệ hoà bình cho đất nước.

Thời gian qua, mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, tuy nhiên nhà trường vẫn thường xuyên giáo dục, tuyên truyền cho học sinh về đảm bảo an toàn giao thông, phòng cháy chữa cháy, văn hoá truyền thống… đan xen trong tiết học hoặc qua online.

“Mỗi tháng là một chủ đề, chủ điểm khác nhau, nhưng chủ yếu nhà trường hướng đến giáo dục các em về nhân cách, ứng xử với mọi người trong xã hội. Bên cạnh đó, giáo dục về văn hoá truyền thống tại địa phương cũng được nhà trường chú trọng để các em biết đến phong tục, tập quán của người bản địa nơi mình sinh sống”, cô Thuỷ chia sẻ.

“Nhà trường cũng giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh thông qua tài liệu giáo dục địa phương. Từ ngày được tiếp cận bộ tài liệu này, học sinh rất thích thú khi được biết và tìm hiểu về cồng chiêng, cà phê, chiến thắng Đăk Tô – Tân Cảnh… Qua đó, các em biết đến Tây Nguyên có nhiều loại nhạc cụ truyền thống, thức ăn, nước uống… và những trận chiến hào hùng trên mảnh đất mà mình đang sinh sống”, cô Thuỷ tâm sự.

Theo em Vũ Ngọc Quang Minh, học sinh lớp 2B, Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ, trong quá trình học trên trường  được thầy cô giới thiệu về cồng chiêng, múa xoang… “Không chỉ vậy, thầy cô còn kể cho chúng em nghe về những câu chuyện hay, ý nghĩa trong cuộc sống. Từ đó, chúng em biết yêu thương, chia sẻ với các bạn khó khăn hơn mình. Em hy vọng dịch bệnh nhanh chóng được đẩy lùi để có thể đi tham quan, tìm hiểu nhiều hơn về những nét văn hoá truyền thống tại Kon Tum”, Quang Ming bày tỏ.

Giáo dục học sinh thông qua câu chuyện, tiểu phẩm

Những câu chuyện giáo dục đạo đức học sinh tiểu học

Cô giáo Lê Thị Quỳnh Thư giáo dục học sinh từ những câu chuyện thực tế.

Cô Lê Thị Quỳnh Thư, giáo viên Trường PTDTNT huyện Đăk Glei (Kon Tum) cho hay: Giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh không chỉ ở những cấp học nhỏ. Ở cấp THCS và THPT việc giáo dục rất quan trọng và cần thiết. Bởi độ tuổi này học sinh đang ở tuổi dậy thì, tâm sinh lý có nhiều thay đổi. Do đó, giáo viên phải đặc biệt quan tâm và phối hợp với gia đình để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các em. Từ đó, thấu hiểu và chia sẻ nhiều hơn với học trò.

Đối với học sinh trong trường cô  Thư thường xuyên giáo dục đạo dức lối sống cho các em bằng cách lồng ghép trong môn học. Bên cạnh đó tổ chức các hoạt động ngoại khoá, kể chuyện, hoạt cảnh… trong giờ chào cờ, sinh hoạt lớp.

“Hiện tại do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên nhiều hoạt động ngoại khoá không được triển khai. Do đó, giáo viên tổ chức cho các em đóng tiểu phẩm, kết hợp các kĩ thuật dạy học tích cực để giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh. Đồng thời, tôi cũng tổ chức cho các em tham gia cuộc thi trực tuyến để nâng cao kiến thức, tinh thần đoàn kết, chia sẻ khó khăn… với nhau”, cô Thư tâm sự.

Để học trò cố gắng, vươn lên trong học tập cô thường xuyên kể cho các em nghe về những câu chuyện học sinh nghèo vượt khó.

Theo cô Thư, trải qua 13 năm giảng dạy, nhiều lứa học sinh của cô dù hoàn cảnh gia đình rất khó khăn nhưng vẫn cố gắng học tập. Đến nay đã đạt được nhiều thành công trong công việc cũng như cuộc sống. Các em là tấm gương sáng để thế hệ sau tiếp nối.

“Thông qua những câu chuyện thực tế từ thế hệ học sinh khóa trước, tôi muốn các em học tập, noi theo để học tốt và có cơ hội thoát khỏi đói nghèo. Bên cạnh đó, rèn luyện tính tự giác, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau”, cô Thư chia sẻ.

Dung Nguyễn – Báo GD&TĐ