Phụ thuôc vào máy tính quá nhiều là bệnh gì

Rối loạn nhân cách phụ thuộc (DPD) là một rối loạn nhân cách được đặc trưng bởi sự phụ thuộc tâm lý lan tỏa vào người khác. Rối loạn nhân cách này là một chứng bệnh lâu dài trong đó một người phụ thuộc vào người khác để đáp ứng nhu cầu về cảm xúc và thể chất của họ, và chỉ có một thiểu số đạt được mức độ độc lập bình thường. Rối loạn nhân cách phụ thuộc là một rối loạn nhân cách Nhóm C, đặc trưng bởi sự sợ hãi và lo lắng quá mức. Nó bắt đầu từ tuổi trưởng thành sớm, và nó có mặt trong một loạt các bối cảnh và có liên quan đến hoạt động chức năng không đầy đủ. Các triệu chứng có thể bao gồm bất cứ điều gì từ sự thụ động cực độ, sự tàn phá hoặc bất lực khi mối quan hệ kết thúc, tránh trách nhiệm và phục tùng nghiêm trọng.

Dấu hiệu và triệu chứng[sửa | sửa mã nguồn]

Những người mắc chứng rối loạn nhân cách phụ thuộc, tỏ ra quá phụ thuộc vào người khác khi đưa ra quyết định. Họ không thể tự mình đưa ra quyết định vì họ cần sự chấp thuận liên tục từ người khác. Do đó, các cá nhân được chẩn đoán mắc DPD có xu hướng đặt nhu cầu và ý kiến của người khác lên trên chính họ vì họ không đủ tự tin để tin tưởng vào quyết định của mình. Loại hành vi này có thể giải thích tại sao những người bị DPD có xu hướng thể hiện hành vi thụ động và đeo bám. Những cá nhân này thể hiện sự sợ hãi của sự chia ly và không thể đứng một mình. Khi ở một mình, họ cảm thấy bị cô lập và cô đơn do sự phụ thuộc quá lớn vào người khác. Nói chung, những người bị DPD cũng bi quan: họ mong đợi những tình huống tồi tệ nhất hoặc tin rằng điều tồi tệ nhất sẽ xảy ra. Họ có xu hướng sống nội tâm hơn và nhạy cảm hơn với những lời chỉ trích và sợ bị từ chối.

Yếu tố rủi ro[sửa | sửa mã nguồn]

Những người có tiền sử bị bỏ bê và bị ngược đãi dễ bị DPD hơn, đặc biệt là những người liên quan đến các mối quan hệ lạm dụng lâu dài. Những người có cha mẹ bảo vệ quá mức hoặc độc đoán cũng có nhiều nguy cơ phát triển DPD. Có tiền sử gia đình mắc chứng rối loạn lo âu có thể đóng một vai trò trong sự phát triển của DPD khi một nghiên cứu sinh đôi năm 2004 cho thấy khả năng di truyền 0,81 đối với DPD.

Nguyên nhân[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyên nhân chính xác của rối loạn nhân cách phụ thuộc vẫn chưa được biết. Một nghiên cứu vào năm 2012 ước tính rằng từ 55% đến 72% nguy cơ mắc bệnh này được thừa hưởng từ cha mẹ mình. Sự khác biệt giữa "tính cách phụ thuộc" và "rối loạn nhân cách phụ thuộc" là hơi chủ quan, khiến chẩn đoán nhạy cảm với các ảnh hưởng văn hóa như kỳ vọng về vai trò giới.

Đặc điểm phụ thuộc ở trẻ em có xu hướng gia tăng với các hành vi và thái độ nuôi dạy con cái đặc trưng bởi sự bảo vệ quá mức và độc đoán. Do đó, khả năng phát triển rối loạn nhân cách phụ thuộc tăng lên, vì những đặc điểm nuôi dạy con cái này có thể hạn chế chúng phát triển ý thức tự chủ, thay vì dạy chúng rằng những người khác có quyền lực và có năng lực.

Kinh nghiệm chấn thương hoặc bất lợi sớm trong cuộc sống của một cá nhân, chẳng hạn như bỏ bê và lạm dụng hoặc bệnh nghiêm trọng, có thể làm tăng khả năng phát triển các rối loạn nhân cách, bao gồm rối loạn nhân cách phụ thuộc, sau này trong cuộc sống. Điều này đặc biệt phổ biến đối với những cá nhân cũng trải qua căng thẳng giữa các cá nhân cao và hỗ trợ xã hội kém.

Có tần suất rối loạn cao hơn ở phụ nữ so với nam giới, do đó những kỳ vọng liên quan đến vai trò giới có thể đóng góp ở một mức độ nào đó.

Chẩn đoán[sửa | sửa mã nguồn]

Bác sĩ lâm sàng và nhà nghiên cứu lâm sàng khái niệm hóa rối loạn nhân cách phụ thuộc về bốn thành phần liên quan:

Nhìn máy tính bị chóng mặt kèm theo cảm giác lâng lâng, buồn nôn,… giống như bị say xe là cảm giác khó chịu mà nhiều người gặp phải nhưng không rõ nguyên do. Vậy căn nguyên gây nên tình trạng này là do đâu, nên xử trí như thế nào?

1. Như thế nào là cảm giác chóng mặt khi nhìn máy tính?

1.1. Về hiện tượng chóng mặt

Chóng mặt là thuật ngữ dùng để chỉ cảm giác mất thăng bằng, cảm thấy như mọi vật xung quanh đang xoay tròn, quay cuồng, có thể kèm theo cảm giác buồn nôn, ra nhiều mồ hôi, tai bị ù,...

Phụ thuôc vào máy tính quá nhiều là bệnh gì

Nhìn màn hình máy tính quá lâu có thể khiến nhiều người bị chóng mặt

Đây là hiện tượng sinh lý bình thường nếu nó là phản ứng của cơ thể trước môi trường hoặc hoạt động xung quanh như: chơi đu quay, khi xoay người,... Khi các hoạt động gây mất thăng bằng này dừng lại thì chóng mặt sinh lý cũng chấm hết. Tuy nhiên, nếu chóng mặt lặp lại nhiều lần không rõ nguyên nhân thì nó được xem là một dạng bệnh lý.

1.2. Chóng mặt khi nhìn máy tính là như thế nào?

Hiện tượng nhìn màn hình máy tính bị chóng mặt còn được biết đến với tên gọi khác là chứng nôn nao vì chuyển động kỹ thuật số. Một số người khi tiếp xúc quá lâu với màn hình điện tử có thể gặp tình trạng “say” giống như say xe với các dấu hiệu: buồn nôn, chóng mặt, đau đầu, mỏi mắt, nhìn hình ảnh chồng chéo, tập trung kém,...

Tình trạng này có thể xảy ra với bất kỳ ai, với mức độ không giống nhau, thường gặp nhất ở người có tiền sử với đau nửa đầu, tiền đình, thăng bằng kém,... Cảm giác nhìn máy tính bị chóng mặt có thể thoáng qua nhưng cũng có thể kéo dài.

2. Nguyên nhân gây ra hiện tượng nhìn máy tính bị chóng mặt là gì?

Chóng mặt khi nhìn máy tính không phải là hiện tượng hiếm gặp. Có những người còn thường xuyên tái diễn tình trạng này. Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân cụ thể nhưng nhiều giả thuyết cho chóng mặt xuất phát từ sự xung đột giữa nhận thức thị giác với trải nghiệm vật lý. Khi đó, đôi mắt cho cơ thể đang di chuyển trong khi thực tế điều đó lại không diễn ra.

Phụ thuôc vào máy tính quá nhiều là bệnh gì

Căng thẳng thần kinh do làm việc thường xuyên với máy tính là nguyên nhân gây ra chóng mặt

Ngoài ra, khi nhìn quá lâu, nhìn thường xuyên vào màn hình máy tính cũng dễ khiến mắt bị nhức mỏi, thần kinh căng thẳng,... và kết quả là nhiều người cảm thấy nhìn máy tính bị chóng mặt. Mặt khác, việc dùng máy tính thường xuyên còn dễ làm ảnh hưởng đến tuần hoàn máu não và sinh ra hiện tượng nhìn máy tính bị chóng mặt, buồn nôn, đau đầu.

Bên cạnh đó, một số tật khúc xạ như loạn thị, cận thị,... cùng có thể gây ra tình trạng chóng mặt, hoa mắt, mỏi mắt,... khi liên tục hoạt động trước màn hình máy tính.

3. Tính chất nguy hiểm và cách khắc phục tình trạng nhìn máy tính bị chóng mặt

3.1. Nhìn máy tính bị chóng mặt nguy hiểm hay không?

Việc ngồi quá lâu, sử dụng máy tính quá nhiều về cơ bản là không hề tốt cho thị lực nói riêng và sức khỏe nói chung trong đó có tình trạng bị chóng mặt, đau đầu như bị “say”. Ban đầu, hiện tượng nhìn máy tính bị chóng mặt có thể chỉ là lành tính tạm thời, không gây ảnh hưởng gì, nhưng theo thời gian nó có thể tác động lâu dài đến sức khỏe, ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày, nhất là khi lái xe tham gia giao thông, cần di chuyển nhiều sẽ rất dễ làm giảm chú ý và khả năng phối hợp.

Sự khó chịu do cảm thấy chóng mặt khi nhìn máy tính còn ảnh hưởng đến sức khỏe thị giác, giảm sút chất lượng công việc,... Nếu kéo dài tình trạng này mà không tìm ra nguyên nhân để điều trị thì nó còn là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý thần kinh có liên quan đến não bộ.

3.2. Xử trí khi nhìn máy tính bị chóng mặt

Nếu công việc của bạn gắn liền với chiếc máy tính và bạn gặp tình trạng nhìn máy tính chóng mặt thì có thể khắc phục bằng một số mẹo nhỏ như:

- Điều chỉnh máy tính về vị trí và không gian có ánh sáng sau đó điều chỉnh độ sáng cùng với hiển thị màn hình sao cho khi nhìn vào màn hình, đôi mắt cảm thấy đỡ mỏi và dễ chịu. Tốt nhất nên để mắt cách màn hình khoảng 30 - 40 cm và không dùng máy tính khi đang ở tư thế nằm.

Phụ thuôc vào máy tính quá nhiều là bệnh gì

Nên khám bác sĩ nhãn khoa khi thường xuyên tái diễn tình trạng nhìn máy tính bị chóng mặt

- Cài chế độ bảo vệ mắt để hạn chế ánh sáng xanh từ màn hình máy tính.

- Bố trí không gian xung quanh thông thoáng để không bị cản trở ánh sáng và tầm nhìn. Làm việc trong không gian đủ ánh sáng sẽ giúp mắt đỡ mỏi và tránh được tình trạng nhức mắt, giảm thiểu nguy cơ tật khúc xạ tiến triển nặng hơn.

- Ngay khi nhìn máy tính bị chóng mặt hãy nghỉ giải lao để thư giãn.

- Thường xuyên đứng dậy vận động (sau mỗi 30 phút) để cơ thể và não bộ được định hướng lại. Việc làm này cũng sẽ giúp cơ thể nhận được nhiều thông tin về vị trí chính xác trong không gian nhờ đó mà giảm được xung đột giác quan.

- Áp dụng quy tắc sau mỗi 20 phút hãy cho mắt được nghỉ ngơi, tránh để mắt bị khô và mỏi bằng cách nhìn ra xa tối thiểu 6m trong 20 giây.

- Cấp ẩm cho mắt bằng nước mắt nhân tạo.

- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin A cho mắt.

Với những người thường xuyên phải làm việc với máy tính sẽ khó tránh khỏi một số lúc bị chóng mặt, đau nhức đầu, mệt mỏi,... khi nhìn màn hình liên tục trong thời gian dài. Ngoài ra, thời gian ngồi làm việc bên máy tính quá nhiều còn ảnh hưởng đến tuần hoàn máu lên não nên cũng dễ sinh ra những hiện tượng này. Vì thế, với trường hợp bị chóng mặt khi nhìn máy tính xuất phát từ nguyên nhân này, ngay khi rời khỏi phòng làm việc, hãy để mắt được thư giãn tối đa và áp dụng các biện pháp chăm sóc mắt tại nhà phù hợp.

Không phải trường hợp nào nhìn máy tính bị chóng mặt cũng xuất phát từ tác nhân công việc. Nếu hiện tượng này thường xuyên tái diễn, kéo dài thì tốt nhất nên đến bác sĩ nhãn khoa để kiểm tra thị lực, đánh giá đúng sức khỏe của mắt. Đây là cách giúp bạn biết được mình có đang mắc phải tật khúc xạ nào đó hay không để biết cách điều chỉnh kịp thời.

Nếu vẫn còn băn khoăn về hiện tượng nhìn máy tính bị chóng mặt, quý khách hàng có thể chia sẻ qua hotline 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Dựa trên những mô tả của quý khách, tổng đài viên sẽ đưa ra những tư vấn hợp lý để quý khách biết hướng xử trí đúng với tình trạng mà mình đang gặp phải.