Samsung có sản xuất ô to không

Tôi là một phóng viên xe. Nên điều đầu tiên khi sang “xứ sở Kim Chi” là để ý đến những chiếc xe. Nó như một thứ “bệnh nghề nghiệp”.

Samsung có sản xuất ô to không
Những chiếc taxi hiệu Samsung trên đường phố Hàn Quốc

Tôi cũng đã có biên lại một bài viết về những điều kỳ lạ trên đường phố Seoul, nói tới những chiếc xe nội địa được ưu tiên sử dụng ở Hàn Quốc, trong đó có những chiếc xe lạ mang thương hiệu Samsung.

Lạ cũng đúng. Bởi trước tôi chỉ nghe thấy điện thoại Samsung, đồ điện tử Samsung, chứ chưa nghe thấy ô tô Samsung bao giờ.

Samsung có sản xuất ô to không
Xe Samsung khá phổ biến tại Hàn Quốc

Càng ở lại lâu càng thấy, Samsung không chỉ có điện thoại, đồ điện tử, có ô tô. Samsung tồn tại như một “đế chế”, một “nền cộng hoà” ở đất nước này.

Nếu bạn có dịp đến Hàn Quốc, bạn sẽ thấy sản phẩm của Samsung hiện hữu khắp nơi, len lỏi vào cuộc sống hằng ngày của người dân xứ Hàn.

Người Hàn ở trong các chung cư do Samsung xây dựng. Trong các căn hộ của họ. Họ xem các trận đấu bóng chuyền giữa 2 đội đều do Samsung tài trợ trên một chiếc tivi… Samsung. Dùng máy giặt, điều hoà, lò vi sóng của Hauzen (một nhãn hiệu của Samsung). Logo Samsung xuất hiện ở cả trên bồn cầu, tờ giấy ăn, lịch để bàn trong nhà.

Samsung có sản xuất ô to không
Bồn cầu mang thương hiệu Samsung

Người Hàn tin dùng tất cả các loại thực phẩm, đồ ăn, thức uống có sự bảo hộ của công ty bảo hiểm Samsung. Họ khám chữa bệnh trong các bệnh viện của Samsung. Đi mua sắm trong các toà nhà, các trung tâm thương mại mang tên Samsung.

Ở Hàn Quốc, hàng trăm nghìn sinh viên mỗi năm đều mơ ước được khoác trên mình bộ đồng phục xanh trắng của Samsung, nhưng chỉ có một số người mới được làm việc tại đây. Những người trúng tuyển kỳ tuyển dụng của Samsung được đánh giá cùng đẳng cấp với những bác sĩ, luật sư. Họ thấy có vị thế trong xã hội và một tương lai được đảm bảo.

Samsung có sản xuất ô to không
Samsung đứng đằng sau mọi vấn đề cuộc sống của người dân Hàn

Người dân Hàn Quốc thường gọi Samsung là "Cộng hòa Samsung" ý nói đến tầm ảnh hưởng rộng lớn của công ty đến nền kinh tế lớn thứ 4 của châu Á là vì thế.

“Mọi sự so sánh đều là khập khiễng”, nhưng ở Việt Nam cũng đang có một Tập đoàn dần được như thế. Thương hiệu này đang giống câu chuyện Samsung mà tôi kể, khi bao trùm được những lĩnh vực quan trọng nhất tại Việt Nam.

Samsung có sản xuất ô to không
Đế chế Samsung tại Hàn Quốc

Bất động sản, Du lịch – vui chơi giải trí; Bán lẻ; Y tế; Giáo dục; Nông nghiệp… họ đã làm. Mới đây là ô tô, xe máy điện. Sắp tới còn là điện thoại, tivi, đồ điện tử, thẻ thanh toán…

Chợt nghĩ, liệu sắp tới tại Việt Nam, sẽ có một “đế chế”, một “nền cộng hoà” giống như cái cách mà Samsung đã làm tại Hàn Quốc?

Công ty liên doanh sản xuất ô tô của Samsung và hãng xe Pháp Renault ghi nhận lỗ hoạt động lên tới 79,6 tỷ won trong năm 2020.

Không lâu sau khi phó chủ tịch Samsung Electronics Lee Jae-yong được ân xá, Samsung đã quyết định chấm dứt liên doanh sản xuất ô tô kéo dài 26 năm với tập đoàn ô tô Pháp Renault. 

Trong một báo cáo được nộp lên Sàn giao dịch Hàn Quốc (KRX) hôm 19/8, Samsung xác nhận đang bán toàn bộ cổ phần tại Renault Samsung Motors - công ty liên doanh giữa chính Samsung và hãng xe Pháp Renault. Trước đó, tập đoàn tài phiệt lớn nhất Hàn Quốc là cổ đông lớn thứ 2 ở Renault Samsung Motors.

"Samsung đang trong quá trình bán 19,9% cổ phần do công ty sở hữu trong Renault Samsung Motor. Tuy nhiên các chi tiết cụ thể khác như hình thức bán cổ phần và thủ tục vẫn chưa được quyết định", bản báo cáo viết.

Samsung có sản xuất ô to không
Trụ sở chính của Renault Samsung Motors ở Busan. Ảnh: Korea Times.

Một số ngân hàng đầu tư địa phương cho biết Samsung đã gửi lời mời đấu thầu số cổ phần trên tới các quỹ đầu tư tư nhân (PEF) và nhiều nhà đầu tư tài chính khác ở cả trong và ngoài Hàn Quốc. 

Việc gã khổng lồ điện tử rút lui khỏi liên doanh đã được nhiều người dự đoán trước sau khi Samsung quyết định không gia hạn hợp đồng thương hiệu với Renault vào năm ngoái. 

Hiện hợp đồng thương hiệu giữa hai bên đã hết hạn và Renault Samsung Motors sẽ phải xóa chữ "Samsung" khỏi tên liên doanh chậm nhất vào tháng 9 năm 2022. Tờ Korea Times tiết lộ, tập đoàn Renault phải trả phí thương hiệu lên tới 40 - 50 tỷ won cho Samsung mỗi năm. 

Mặc dù vậy, việc Samsung bán cổ phần tại Renault Samsung Motors rất có thể sẽ không diễn ra suôn sẻ bởi liên doanh này đang không có phong độ tốt cả về tài chính lẫn định hướng kinh doanh. Renault Samsung Motors đã báo cáo khoản lỗ hoạt động lên tới 79,6 tỷ won trong năm 2020. Đây là lần đầu tiên công ty này ghi nhận lỗ trong vòng 8 năm qua. 

Để bù đắp khoản lỗ, Renault Samsung Motors phải triển khai nhiều đợt cắt giảm nhân viên lớn, khiến nhiều công nhân không hài lòng. Hãng xe này là nhà sản xuất ô tô duy nhất ở Hàn Quốc vẫn chưa hoàn tất đàm phán với liên đoàn công nhân về quyền lợi của người lao động và các vấn đề liên quan đến tiền lương trong năm 2020. 

Tờ Korea Times nhận định, nguyên nhân chính dẫn đến quyết định rút vốn của Samsung là do tập đoàn nghi ngại về tính bền vững của liên doanh Samsung - Renault, đặc biệt trong bối cảnh ngành công nghiệp ô tô toàn cầu đang chuyển đổi nhanh chóng sang xe điện. 

LG - Apple siết chặt hợp tác, thách thức vị trí độc tôn của Samsung trong ngành màn hình OLED toàn cầu

Samsung lần đầu tham gia vào lĩnh vực sản xuất ô tô vào năm 1995. Tuy nhiên sau cuộc Khủng hoảng tài chính châu Á, tập đoàn Renault đã mua lại phần lớn cổ phần hãng xe Samsung. Kể từ đó, tập đoàn Hàn Quốc chỉ thu cổ tức và tiền bản quyền thương hiệu mà không tham gia vào việc quản lý liên doanh.

Trong bối cảnh cổ đông lớn thứ 2 là Samsung rút vốn, các chuyên gia dự đoán nhiều khả năng Renault sẽ cho Renault Samsung Motors phát hành cổ phiếu công khai lần đầu tiên (IPO) để có vốn duy trì hoạt động sản xuất.