Sáng kiến kinh nghiệm mầm non về môn toán năm 2024

Sáng kiến kinh nghiệm mầm non về môn toán năm 2024

LÀM QUEN VỚI TOÁN

I:Phần mở đầu

1:Lý do chọn đề tài

Ở lứa tuổi mầm non, ngoài việc trẻ được bao bọc, được che chở của gia

đình, thầy cô, tuy nhiên ngay từ lứa tuổi nhỏ trẻ được tham gia các hoạt động trải

nghiệm, hoạt động vui chơi, hoạt động học, trẻ được tham gia rất nhiều các môn

học khác nhau: Như khám phá khoa học, tạo hình ,làm quen văn học, thơ -

truyện, phát triển thể chất, làm quen với toán .nhằm phát triển cho trẻ một cách

toàn diện về cả thể chất và tinh thần, kích thích cho trẻ sáng tạo, niềm đam mê

học hỏi và trau dồi thêm vốn kinh nghiệm sống cho bản thân và cũng là hành

trang để cho trẻ bước vào đời.

Việc cho trẻ mầm non làm quen với toán là một hoạt động không thể thiếu

tại trường mầm non, vì thông qua học toán trẻ được khám phá những con số

những biểu tượng toán đồng thời được nhận diện về không gian thời gian Trẻ

được tiếp xúc với các sự vật hiện tượng nhằm giúp trẻ tìm tòi và khám phá đồng

thời phát triển trí tuệ ở trẻ một cách toàn diện, giúp trẻ kích thích sự linh hoạt của

bản thân trong các hoạt động hàng ngày. Trẻ được khám phá được học hỏi, được

trải nghiệm các sự vật hiện tượng tự nhiên, thông qua các đồ vật, hình dạng và

kích thước, màu sắc .Qua đó trẻ sẽ có những biểu tượng sâu sắc về các biểu

tượng toán từ đó trẻ sẽ lĩnh hội kiến thức và vận dụng vào trong thực tế cuộc sống

hàng ngày của mình.

Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú khi là quen với toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

gia làm quen với toán, số trẻ được khảo sát là 36/36 tỷ lệ 100%và cho thấy kết quả như sau: Bảng kết quả khảo sát thực trạng chồi 1 (tổng 36 trẻ). TT Khả năng của trẻ Kết quả Đạt Chưa đạt Số trẻ Tỷ lệ % Số trẻ Tỷ lệ % 1 Trẻ có nề nếp, hứng thú khi tham gia hoạt động 19/36 52,8% 17/36 47,2% 2 Trẻ có biểu tượng về số đếm 15/36 41,7% 21/36 58,3% 3 Trẻ có biểu tượng về hình học, không gian 14/36 39% 22/36 61% 4 Trẻ có kĩ năng quan sát, so sánh, khái quát, tổng hợp 16/36 44,4% 20/36 55,6% 5 Trẻ trả lời chính xác các câu hỏi của cô 17/36 47,2% 19/36 52,8% Và tôi thấy rằng qua khảo sát trẻn khi cho trẻ làm quen với toán, khi làm quen theo cách thông thường trẻ còn hạn chế rất nhiều, chưa phát huy được tính cực của trẻ, chính vì vậy để nâng cao chất lượng của hoạt động cho trẻ làm quen với toán, tôi đã mạnh dạn đưa ra biện pháp sau để giúp trẻ hứng thú hơn khi tham hoạt động làm quen với toán, nhằm đạt hiệu quả cao hơn, để môn toán lôi cuốn, hấp dẫn hơn không còn khô khan và nhàm chán mỗi khi thực hiện. 3: Nội dung và hình thức của biện pháp

  1. Mục tiêu của biện pháp Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú khi là quen với toán
  2. 10 – Tác giả: Nguyễn Thị Thảo Qua lí luận và áp dụng vào thực tế nhằm đưa ra những biện pháp để thực hiện giúp trẻ hứng thú khi làm quen với toán, tôi lựa chọn những biện pháp nhằm giúp nâng cao chất lượng cho trẻ về môn toán, giúp trẻ hứng thú, tích cực, sáng tạo, chủ động hơn khi tham gia vào hoạt động làm quen với toán Giúp cho giáo viên mạnh dạn xây dựng kế hoạch linh hoạt sáng tạo hơn dựa trên nguyên tắc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, và kích thích gợi mở cho trẻ được hoạt động.
  3. Nội dung và cách thực thực hiện biện pháp Biện pháp 1: Bổ sung trang bị đồ dùng trang thiết bị dạy học cho trẻ đầy đủ Để trẻ được trải nghiệm và hứn thú khi tham gia vào các hoạt động, để kích thích sự tò mò khám phá của trẻ điều đầu tiên giáo viên phải chuẩn bị và bổ sung đồ dùng, đồ chơi cho trẻ thật phong phú, lộng lẫy và đẹp mắt, bởi vì đồ dùng đồ chơi rất quan trọng đối với các hoạt động của trẻ, vì ở độ tuổi 4-5 tuổi trẻ mầm non mang hình ảnh trực quan hành động, trẻ tiếp thu các thông tin bên ngoài thông qua đồ dùng đồ chơi học liệu. Chính vì vậy khi tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với toan, giáo viên cần phải chuẩn bị và bổ sung đồ dùng đồ chơi cho trẻ để trẻ thực hiện, để trẻ được thao tác trục tiếp với các đồ dùng, đồ chơi để trẻ được cầm, được nhìn, được sờ qua đó sẽ kích thích khả năng ghi nhớ có chủ định của trẻ từ đó sẽ phát triển óc quan sát, sáng tạo của trẻ nhều hơn trong các hoạt động toán cũng như áp dụng vào môi trường xung quanh bên ngoài mà trẻ được tiếp xúc. Ví dụ: so sánh to - nhỏ của hai đối tượng Giáo viên có thể chuẩn bị từ 4-3 đối tượng cho trẻ hoạt động như: Hai ngôi nhà có độ lớn khác nhau, hai quả bóng có dộ lớn khác nhau hay ccác chiếc cốc có độ lớn khác nhau......Trẻ được quan sát, tri giác sau đó so sánh về kích thước độ lớn của đồ dùng trẻ sẽ được trải nghiệm nhiều hơn thông qua các đồ dùng có độ lớn và kích thước to nhỏ khác nhau qua đó trẻ dễ tiếp thu hơn và có sự so sánh, khái quát và ghi nhớ có chủ định từ đó sẽ áp dụng vào thực tế bên ngoài. Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú khi là quen với toán
  4. 11 – Tác giả: Nguyễn Thị Thảo Cũng như khi có trẻ tham gia vào hoạt động làm quen với toán muốn tạo cho trẻ hứng thú khi tham gia vào hoạt động cũng như giúp trẻ có biểu tượng sâu sắc hơn thì giáo viên cần chuẩn bị các loại đồ dùng phù hợp với từng nội dung tiết dạy để trẻ được cầm, được thực hành và được trải nghiệm, qua đó trẻ sẽ so sánh và phân biệt sự giống và khác nhau của đồ dùng đồ chơi. Ví dụ: Nhận biết phân biệt hình vuông, hình chữ nhật Nếu giáo viên không chuẩn bị đồ dùng cho trẻ quan sát và thực hiện thì chắc chắn trẻ sẽ không phân biệt được hình ảnh về hình vuông và hình chữ nhật, trẻ sẽ không thể so sánh được sự giống và khác nhau của hình học về các góc, các cạnh. Việc giáo viên chuẩn bị hình ảnh hoặc các que tính để trẻ được thao tác như: Quan sát so sánh hình, xếp hình bằng que tính để trẻ có những biểu tượng sâu hơn và trong khi thực hiện trẻ sẽ hình dung ra được. Hay giáo viên có thể chuẩn bị các đồ dùng, đồ chơi có độ cao thấp, dài ngắn khác nhau để trẻ so sánh và phân biệt từ đó sẽ kích khả năng tư duy và vận dụng vào cuộc sống thực tế của trẻ. Để kích thích hứng thú của trẻ giáo viên phải là người tạo cơ hội cho trẻ được tham gia được khám phá, ngoài cách tổ chức gây sự hứng thú, kích thích sự tò mò của trẻ, giáo viên còn cần phải bổ sung đồ dùng học liệu phong phú đa dạng Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú khi là quen với toán
  5. 12 – Tác giả: Nguyễn Thị Thảo để trẻ được hoạt động tạo cho trẻ sự hứng thú và tích cực khi tham gia vào hoạt động. Ngoài ra để kích khả năng tư duy giáo viên có thể làm một số bảng cài về số lượng hoặc các bài tập để phát triển khả năng của trẻ, hoặc nối các số lượng tương ứng Hình ảnh: xếp hình vuông, hình chữ nhật bằng que tính Biện pháp 2: Linh hoạt, sáng tạo trong quá trình tổ chức cho trẻ “Làm quen với toán” Để đưa trẻ vào hoạt động làm quen với toán một cách hứng thú và đảm bảo về cả chất lượng và nội dung, hình thức thì bản thân tôi đã tìm tòi và vận dụng vào tiết học như sau: Lựa chọn môi trường tổ chức cũng rất cần thiết, nó tùy vào từng hoạt động có thể tổ chức bên trong lớp hoặc ngoài lớp học sao cho phù hợp với nhu cầu hứng thú của trẻ. Lựa chọn nội dung phù hợp với lứa tuổi của trẻ, nội dung phải theo đúng với chương trình khung của bộ giáo dục ban hành, nội dung cần phải có sự sáng tạo Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú khi là quen với toán
  6. 13 – Tác giả: Nguyễn Thị Thảo đổi mới không rập khuân máy móc như trước đây mà cần phải linh hoạt trong quá trình tổ chức và cần hướng vào lấy trẻ làm trung tâm. Lựa chọn mục tiêu tổ chức phải đảm bảo phù hợp với nội dung hoạt động mà giáo viên lựa chọn, phù hợp với đặc điểm cá nhân của trẻ theo đúng với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 4-5 tuổi. Hình thức tổ chức cần phải linh hoạt thông qua các hoạt động khác nhau, như sự linh hoạt trong cách chuyển tiếp, di chuyển đội hình đội ngũ, trò chơi, hay lồng ghép các tiết học một cách sáng tạo đổi mới, theo nhu cầu hứng thú của trẻ. Phương pháp cần có sự đổi mới sáng tạo giữa lời nói và thực hành để kích thích sự phát huy tích cực của trẻ, để trẻ cảm thấy thoải mái nhất, tự tin và hứng thú khi được tham gia vào hoạt động. Để trẻ hứng thú hơn khi tham gia vào hoạt động làm quen với toán. Giáo viên phải là người có kiến thức kĩ năng trong quá trình tổ chức hoạt động, có sự linh hoạt sáng tạo trong quá trình tổ chức, sẽ giúp trẻ được trải nghiệm, trẻ được khám phá, được chơi, được nhìn và được thực hiện, như vậy sẽ kích thích trẻ và tạo cho trẻ nhu cầu mong muốn được thực hiện. Ví dụ: Trò chơi : Chủ đề Bản thân: Đếm và nhận biết trong phạm vi 4 Giáo viên lựa chọn nội dung phù hợp với độ tuổi 4-5 tuổi của trẻ, sử dụng phương pháp dùng lời và luyện tập. Hình thức khi cho trẻ thực hiện ôn số lượng 4. Cô có thể tổ chức cho trẻ trên hình thức trò chơi, cùng thi đua nhau vỗ tay, đếm tiếng vô tay và nói lên kết quả mà mình vỗ, trẻ có thể nhận biết số lượng 4 thông qua âm thanh của tiếng vỗ mà trẻ cảm nhận được. Hay để nâng cao tăng dần độ khó hơn cô cho trẻ thực hiện phần hai: đó là cô cho trẻ chơi trò kết bạn, cô cho trẻ vừa đi vừa hát một bài trong chủ điểm khi có hiệu kết nhóm thì các trẻ phải thực hiện kết 4 bạn thành một nhóm. Trong hoạt động ôn lại các chữ số từ 1 đến 4, cô có thể chuẩn bị các thẻ có chấm tròn và phát cho trẻ, và chuẩn bị các ngôi nhà của các thẻ số tương ứng từ 1 đến 4, cho trẻ vừa đi vừa hát bài hát một bài hát sau đó có hiệu lệnh về đúng nhà trẻ sẽ phải chạy ngay về số nhà mà tương ứng với chấm tròn trên tay của trẻ cầm. Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú khi là quen với toán
  7. 14 – Tác giả: Nguyễn Thị Thảo Thông qua tổ chức ôn số đếm qua hình thức trò chơi trẻ vừa hứng thú, vừa tích cực tham gia qua đó sẽ giúp trẻ ngày càng có ấn tượng sâu hơn về các chữ số mà trẻ đã học. Hình ảnh: Trò chơi về đúng số nhà Trẻ mầm non học bằng chơi, chơi mà học chính vì vậy bản thân tôi luôn trăn trở và tìm tòi vận dụng các môn học thông qua các trò chơi để trẻ hứng thú và tích cực hơn trong hoạt động làm quen với toán. Ví dụ : Chủ đề “ Gia đình” Trẻ học số 4 Cô có thể tạo tình huống là buổi tiệc sinh nhật của gia đình bạn búp bê và cả lớp cùng nhau đến dự và cùng mở những món quà giúp bạn, cô cho trẻ mở những món quà và đếm những món quà đó, sau đó trẻ sẽ nói lên kết quả của món quà đếm được là mấy. Thông qua tạo tình huống là bữa tiệc sinh nhật sẽ tạo cho trẻ tâm thế thoải mái hứng thú tích cực hơn trong hoạt động, trẻ được hòa mình vào một bữa tiệc sinh nhật, được mở quà và đếm những món quà đó, trẻ vừa thích thú vừa giúp trẻ ôn lại số lượng 4 mà mình đã được học thông qua bữa tiệc sinh. Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú khi là quen với toán
  8. 15 – Tác giả: Nguyễn Thị Thảo Hình ảnh : Đếm món quà trong bữa tiệc sinh nhật Hay ở trò chơi ai nhanh nhất, cô tổ chức theo nhóm, cô tổ chức chia lớp thành ba đội và phát cho mỗi trẻ một bảng có gắn số lượng các hình ảnh về các đồ vật quen thuộc trong gia đình ( như ti vi, tủ lạnh, ly, quạt.), và thẻ số từ 1-4 , trẻ cùng nhau thảo luận, đếm số lượng các đồ vật sau đó tìm số thẻ tương ứng và gắn lên bảng cài. Khi trẻ thực hiện thảo luận thời gian sẽ được tính bằng một bản nhạc, trò chơi này vừa rèn luyện cho trẻ khả năng phối hợp nhóm, sự phản xạ nhanh nhẹn của trẻ, sự ghi nhớ có chủ định về chữ số và số lượng, và đồng thời phát triển tai nghe của trẻ. Hình ảnh: Trò chơi Ai nhanh nhất Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú khi là quen với toán
  9. 16 – Tác giả: Nguyễn Thị Thảo Khi giáo viên tổ chức cho trẻ học thông qua trò chơi trẻ vừa được chơi, vừa được học và được lĩnh hội kiến thức, vừa được hoạt động linh hoạt giữa các hình thức khác nhau, từ đó sẽ càng kích thích khả năng của trẻ, phát triển tính tư duy và ham học hỏi của mình. Hay thông qua trò chơi “nặn số lượng đồ dùng trong gia đình” trẻ vừa được thực hiện, lại vừa được thi đua cùng nhau tạo ra sản phẩm mà mình làm ra xem đội nào sẽ là đội thực hiện nhanh nhất và nhiều đồ dùng nhất, qua đó trẻ vừa thực hiện nặn giúp trẻ có kĩ năng khéo léo, vừa đếm số đồ dùng mình làm được giúp trẻ có khả năng ghi nhớ về phép đếm, số lượng. Hình ảnh: Tiết tạo hình nặn đồ dùng trong gia đình Chính vì vậy để giúp trẻ hứng thú hơn khi tham gia vào hoạt động làm quen với toán tôi đã sử dụng biện pháp linh hoạt sáng tạo trong hoạt động để kích thích khả năng tư duy ham học hỏi của trẻ. Biện pháp 3 :Lồng ghép tích hợp các môn học khác nhau vào trong hoạt động làm quen với toán Không giống như ở những môn học khác đối với môn toán nó khá là trừu tượng, đòi hỏi sự tư duy cao, tuy nhiên nó rất khô khan và cứng nhắc, chính vì vậy để tổ chức một tiết toán hay và sinh động và hấp dẫn thu hút trẻ thì ngoài sử dụng các biện pháp giảng dạy, cũng như kết hợp nhiều trò cho chơi để trẻ được tham gia thì đòi hỏi giáo viên phải cũng sử dụng lồng ghép tích hợp một số môn Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú khi là quen với toán
  10. 17 – Tác giả: Nguyễn Thị Thảo học khác nhau để kích thích trẻ, kích thích khả năng mong muốn học hỏi và tham gia vào các hoạt động cũng như để môn toán trở nên nhẹ nhàng và hấp dẫn, lôi cuốn hơn. Ví dụ: Khi tổ chức tiết toán chủ đề phương tiện giao thông, thì trong quá trình mở đầu giáo viên có thể lồng ghép một số bài hát như: Em tập lái ô tô, em đi qua ngã tư đường phố,bài bé thích ô tô . Giáo viên lồng ghép vào đầu tiết học hoặc trong quá trình chuyển tiếp hay kết thúc để tạo cho trẻ không khí vui tươi, phấn khỏi để tạo cho tiết toán trở nên nhẹ nhàng hơn. Hay trong tiết học toán số lượng 4: Chủ đề noel để mở màn cho tiết dạy giáo viên có thể tích hợp mẩu truyện cô bé bán diêm vào phần mở đầu tiết dạy, qua sự gợi mở để trẻ ôn số lượng 3 thông qua đoạn cô bé bật 3 que diêm lên để sưởi ấm.Đồng thời qua đoạn tryện vừa gợi mở khích thích sự hứng thú tò mò của trẻ về câu truyệnvừa tạo cho hoạt động sẽ trở nên sinh động hấp dẫn hơn. Hay trong các hoạt động khám phá kho học cô có thể cho trẻ chọn thẻ theo yêu cầu như: Hãy chọn các con vật sống trong gia đình đi bằng 2 chân đẻ trứng và bơi được dưới nước, hay trong tiết toán so sánh chiều cao 3 đối tượng khi cho trẻ đi tham quan vườn cây ăn trái giáo viên vừa tích hợp môi trường xung quanh về cây ăn trái vừa tích hợp so sánh phân biệt chiều cao của ba đối tượng để trẻ nhận biết được chiều cao của cây, dựa trên những kinh nghiệm trẻ đã biết trẻ sẽ cùng nhau học tập trao đổi và tiếp nhận và vận dụng vào cuộc sống hàng ngày đồng thời vừa kết hợp giáo dục trẻ bảo vệ thân thể khỏi những nguy hiểm và bảo vệ môi trường. Trong hoạt động thể dục giáo viên cũng có thể lồng ghép tích hợp cho trẻ định hướng trong không gian ví dụ?: bước sang phải 2, sang trái, tiến về phía trước, bên phải quay, bên trái quay qua đó trẻ sẽ dần có biểu tượng sâu hơn về định hướng trong không gian cho trẻ. Ngoài ra quá trình hướng dẫn trẻ trong hoạt động góc có thể gợi ý cho trẻ xem gia đình của bạn có mấy thành viên sau đó cùng cho trẻ xếp bàn xếp ghế và bát đũa ly nước tương ứng với số thành viên của gia đình mình Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú khi là quen với toán
  11. 18 – Tác giả: Nguyễn Thị Thảo Giáo viên có thể lồng ghép tích hợp thông qua các hoạt động ngoài trời, trong trò chơi dân gian hàng ngày có thể cho trẻ kết 4 chơi trò chơi dung dăng dung dẻ, có thể kết nhóm hai bạn chơi trò chơi lộn cầu vồng, cũng có thể kết 5 để cùng nhau chơi trò chơi rồng rắn lên mây, trong quá trình trẻ học môn làm quen với toán để trẻ hứng thú tích cực bản thân tôi luôn lồng ghép vào giúp cho trẻ có biểu tượng toán ngày càng được khắc sâu hơn, cung cấp biểu tượng gần gũi đối với trẻ, thông qua các môn học sẽ giúp trẻ khi tham gia học toán, tiết học sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn, giúp trẻ tự tin khi tham gia vào hoạt động. Biện pháp 4 : Cho trẻ làm quen với toán mọi lúc mọi nơi Để kích thích khả năng của trẻ ngoài việc học trong giờ học thì giáo viên cần tận dụng giúp thời gian giúp trẻ học mọi lúc mọi nơi vì khả năng ghi nhớ có chủ định của trẻ chưa cao, chưa sâu, tuy trẻ nhanh nhớ nhưng lại chóng quên, chính vì vậy việc cho trẻ làm quen với toán mọi lúc mọi nơi là không thể thiếu được, vì thông qua hoạt động mọi lúc mọi nơi trẻ sẽ được củng cố lại các kiến thức mà trẻ đã được học, việc dụng sử dụng lặp đi lặp lại sẽ giúp trẻ ngày càng khắc sâu các biểu tượng về toán về số lượng, hình học, không gian thời gian. Sự cung cấp các kiến thức các kĩ năng cho trẻ sẽ giúp nâng cao dần kiến thức cho trẻ cũng như mức độ từ dễ đến khó. Và hoạt động mọi lúc mọi nơi sẽ được thực hiện xuyên xuất từ khi đón trẻ cho tới khi trả trẻ. Ví dụ: Trong quá trình đón trẻ khi giáo viên ghi tên sữa cho trẻ, giáo viên có thể hỏi trẻ con mang mấy hộp sữa đi, qua đó trẻ sẽ trả lời và nhận biết được mình mang bao nhiêu hộp sữa của mình và trả lời cô, hoặc giáo viên có thể hỏi trẻ mũ của con dùng để làm gì đội ở đâu, cô có thể yêu cầu trẻ lấy tay phải hoặc tay trái của mình để treo thẻ đến lớp trên bảng báo danh đến lớp của trẻ qua đó sẽ cho trẻ củng cố và khắc sâu tay phải hoặc tay trái của trẻ trong quá trình hoạt động. Hay ở ngoài trời: Giáo viên có thể yêu cầu trẻ kết nhóm 4 bạn một để chơi trò chơi trồng hoa trồng nụ, hoặc cho trẻ kết nhóm 5 để chơi trò chơi chi chi chành chành, giáo viên cũng có thể cho trẻ xếp các cánh hoa từ theo yêu cầu của cô như: Cho trẻ xếp 4 cánh hoa, hoặc 5 cánh hoa tùy theo yêu cầu của cô. Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú khi là quen với toán
  12. 19 – Tác giả: Nguyễn Thị Thảo Trong hoạt động góc có thể lồng ghép vào các góc ví dụ: Mời số bạn lên biểu diễn văn nghệ và cho trẻ đếm xem có bao nhiêu bạn biểu diễn, hay có thể cho trẻ xây dựng các khu chăn nuôi và cùng đếm 4 con gà, 4 con vịt, cô có thể đàm thoại xem gia đình trẻ có mấy thành viên tại góc gia đình và cùng xếp bát đĩa, thìa đũa và đếm số lượng. Trẻ có thể tri giác và sẽ ghi nhớ và phát triển khả năng so sánh khái quát và tư duy của trẻ. Ngoài ra tại giờ ăn cơm : cô có thể hỏi trẻ tay cầm thìa là tay gì? Và đàm thoại cùng trẻ về hình dạng của bát ăn cơm miệng bát có dạng hình gì? Và cho trẻ đếm xem bạn nào thiếu bát cơm và thiếu mấy bạn chưa có để trẻ cùng đếm và xếp tương ứng 1-1 cứ một bạn là một bát và một thìa qua đó sẽ củng cố sâu hơn về biểu tượng toán học cho trẻ. Trong hoạt động chiều: Thông qua các trò chơi ví dụ ném vòng vào chai, kết thúc trò chơi, cô cho trẻ đếm số vòng ném được của hai đội, khi trẻ đếm trẻ sẽ càng cũng cố về số lượng, phép đếm và giúp trẻ có biểu trượng sâu sắc hơn. Qua đó ta thấy rằng việc cho trẻ học toán ở tất cả các hoạt động, và được củng cố mọi lúc mọi nơi sẽ giúp cho trẻ dần khắc sâu về biểu tượng toán học từ không gian, thời gian, phép đếm, số lượng và muốn đạt được hiệu quả cao bản thân giáo viên phải có sự kiên trì và thực hiện theo đúng kế hoạch để giúp giúp trẻ phát huy hết khả năng của trẻ và giúp trẻ thực hiện tốt các hoạt động mà trẻ được trải nghiệm. Biện pháp 5 : Tạo môi trường làm quen với toán trong lớp và ngoài lớp Ở độ tuổi mầm non trẻ ngoài việc học còn cần phải đi đôi với việc thực hành, để trẻ thực hiện tốt thì cần phải có môi trường học tập tốt mà trước tiên là phải đảm bảo an toàn đối với trẻ. Có một môi tốt để trẻ được khám phá, được trải nghiệm và được học hỏi từ đó hình thành các biểu tượng toán sơ khai về màu sắc, kích thước, số lượng Cũng như rèn luyện các kiến thức, kĩ năng, và mở rộng những tri thức mới cho trẻ. Chính vì vậy cần phải có một môi trường thật thoải mái và đảm bảo an toàn cho trẻ hết sức quan trọng đối với trẻ, nhất là môi trường cho trẻ làm quen với toán. Sẽ giúp trẻ lĩnh hội kiến thức và phát triển khả năng tư duy Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú khi là quen với toán
  13. 20 – Tác giả: Nguyễn Thị Thảo Ví dụ: Trong lớp: Giáo viên có thể trang trí góc học tập cho trẻ các bài toán có các số lượng gắn sẵn vào một số tranh ảnh cây cối tương ứng với chữ số 4 và giáo viên có thể tạo bài tập mở, cho trẻ thêm bớt tùy thích theo ý trẻ để phát huy những khả năng toán học của mình. Hoặc cô cùng trẻ tạo ra các toa tàu, xe Ben từ những thùng cát tông có những hình dạng khác nhau, và cho trẻ nhận biết các toa tàu có hình dạng gì? Màu sắc thế nào? . Qua đó ở góc học tập trong lớp trẻ cũng có thể cắt dán đoàn tàu và sau đó gắn số thứ tự các toa tàu, các toa tàu trẻ có thể cắt bất cứ hình dạng để tạo thành toa tàu, và trang trí vào góc toán học để trẻ cùng thực hiện và có biểu tưởng sâu sắc. Môi trường trong lớp và ngoài lớp sinh động sẽ tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, tích cực hơn, hứng thú hơn. Không gian ngoài lớp học giáo viên có thể lồng ghép các biểu tượng toán như số lượng, hình dạng, kích thước xung quanh trên các bức tường, bậc thang, ngoài sân trường, để khi trẻ tham gia ngoài trời trẻ có thể tri giác được các hình ảnh mang các biểu tưởng toán học, hoặc có thể chơi trò chơi ngoài sân trường như: Xếp lá cây đếm lá, xếp hột hạt và đếm xem bông hoa có mấy cánh. Trong góc thiên nhiên trẻ có thể đếm số lượng cây hoa, cây xanh và cùng thảo luận và nói lên kết quả mà mình đếm được. Hình ảnh : Hoạt động ngoài lớp học bật tách chụm Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú khi là quen với toán
  14. 21 – Tác giả: Nguyễn Thị Thảo Môi trường ngoài lớp học giúp trẻ được trải nghiệm phong phú hơn và đồng thời cũng củng cố kiến thức cho trẻ rất nhiều, trẻ c