So sánh thân phận người phụ nữ xưa và nay năm 2024

Trong một xã hội phong kiến suy tàn và thối nát lúc bấy giờ, số phận của người phụ nữ thật bé nhỏ, long đong lận đận. Họ mang một vẻ đẹp đằm thắm, mảnh mai là thế, tài sắc lại vẹn toàn hiếu nghĩa, đáng ra phải được sống hạnh phúc, êm ấm vậy mà bất hạnh cứ đổ hết lên đầu họ.Thân phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến hiện lên hình ảnh những con người với vẻ ngoài xinh đẹp, cũng như nhân cách cao đẹp, thế nhưng số phận lại bị phụ thuộc vào rất nhiều người khác. Sự bó buộc của xã hội phong kiến, sự tàn ác của những thế lực đen tối đã khiến cho cuộc đời của họ đầy những chông gai, sóng gió. Nhưng dù khó khăn đến đâu, ở họ vẫn luôn ánh lên một vẻ đẹp của nhân cách, của tình yêu thương, của niềm lạc quan, niềm tin vào cuộc sống.

Người phụ nữ thuở xưa, thường không được tự làm chủ cuộc sống của mình. Quan niệm “tam tòng, tứ đức” khiến cho họ từ khi sinh ra cho đến khi từ rã cuộc sống, luôn phải sống, phải lo lắng, hi sinh cho rất nhiều người khác.Họ không có quyền tự quyết định cuộc sống của mình. Chỉ có một thứ họ có thể tự quyết định, đó là, dù cho khó khăn đến đâu, vất vả đến đâu, họ vẫn quyết tâm giữ tấm lòng son sắt, thủy chung của mình. Họ là phái yếu, nhưng họ cũng có khả năng làm được những điều mà nam giới làm. Thế nhưng xã hội không cho phép.Xã hội trọng nam kinh nữ mà đâu biết rằng, những người phụ nữ mảnh mai là thế nhưng họ còn có ý chí, nghị lực hơn cả những đấng nam nhi.

Xã hội phong kiến bất công, xã hội mà con người trở thành nô lệ của đồng tiền, khiến cho người phụ nữ phải vất vả, tần tảo đi chợ sớm hôm nuôi chồng, nuôi con. Thế nhưng họ coi đó là niềm vui, niềm hạnh phúc chứ không phải là gánh nặng. Sống trong hoàn cảnh nghèo khó, nhưng họ vẫn là những người phụ nữ thương chồng, thương con, biết chăm lo, vun vén cho cuộc sống gia đình. Họ vất vả, tảo tần những không một lời oán thán. Đó là những đau khổ mà người phụ nữ trong thời đại phong kiến. Họ đẹp, đẹp cả về ngoại hình và nhân cách. Thế nhưng cuộc sống của họ không do họ làm chủ, phải sống kiếp sống lênh đênh, trôi dạt, không định trước được tương lai của mình

Nhưng giờ đây, xã hội ta đã bình đẳng hơn xưa. Phụ nữ giờ đươk quí trọng, được thực hiện những mong cầu, ước nguyện của mk, được làm chủ bản thân, được hưởng những quyền lợi như những người đàn ông.Nữ giới và nam giới đều có cơ hội như nhau để làm việc và phát triển. Bình đẳng giới trong gia đình là mọi thành viên trong gia đình, trước hết là vợ chồng đều có vai trò, trách nhiệm và quyền lợi ngang bằng nhau trong lao động, học tập, nghỉ ngơi, chăm sóc sức khỏe sinh sản, hưởng thụ văn hóa và tham gia các hoạt động xã hội. Trong thời đại phong kiến, người phụ nữ chỉ làm nhiệm vụ nội trợ, chăm sóc chồng con, phụng dưỡng bố mẹ chồng, không hề tham gia các hoạt động xã hội, sống khép mình theo khuôn khổ “tam tòng, tứ đức” kiểu nho giáo. Nhưng giờ đây, theo sự thay đổi chung của thời đại, người phụ nữ ngày nay ngoài trách nhiệm truyền thống làm con, làm dâu, làm mẹ, làm vợ… đã thực sự bước vào xã hội với nhiều vai trò khác nhau trên tất cả các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, giáo dục, văn hóa, khoa học kỹ thuật… và phụ nữ đã và đang nắm giữ các vị trí quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, các cơ quan, doanh nghiệp… ngày càng chiếm tỷ lệ cao. Rất nhiều phụ nữ làm ra tiền, có địa vị xã hội nhưng vẫn không quên thiên chức làm vợ, làm mẹ. Họ biết tận dụng giờ nghỉ, tranh thủ đi chợ, nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc con cái, chăm sóc chồng và cả gia đình chồng, lại còn phải tranh thủ đi học để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Đó mới chính là hiện thân của phụ nữ trong thời đại mới, hội đủ các yếu tố “ công, dung, ngôn, hạnh” thời nay. Đã có một thời, nền nếp gia đình truyền thống bị coi là cổ hủ, là phong kiến, là kìm hãm sự nghiệp giải phóng phụ nữ, và chúng ta đã dần xóa bỏ cái cũ, cái lạc hậu của mô hình “gia đình phong kiến”. Tuy nhiên, không thể xóa bỏ triệt để mà chúng ta cần phải trân trọng những cái hay, cái đẹp, cái tinh hoa của gia đình truyền thống, cụ thể là nét văn hóa ứng xử trong quan hệ vợ chồng, quan hệ giữa bố mẹ chồng và con dâu, quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Trong cơ chế thị trường hiện nay, nếu không gìn giữ và phát huy những vốn quý đó thì những giá trị đạo đức rất dễ bị đảo lộn. Sự dịu dàng, ân cần, khéo léo, sự ngoan ngoãn, tôn trọng người trên và tình yêu, tình thương của một người con, người vợ, người mẹ sẽ trở thành chìa khóa bảo vệ hạnh phúc gia đình, xây dựng gia đình trở thành tổ ấm thực sự, góp phần xây dựng một xã hội phát triển lành mạnh.

Tuy nhiên,tàn dư của chế độ cũ vần còn rơi rớt cho đến ngày nay, trên nạn bạo hành đối với phụ nữ vẫn còn khá phổ biến. Nhất là ở nông thôn. Ngoài ra ở một số nước còn có những tổ chức phi nhân đạo xuất hiện nghề mua bán phụ nữ để trục lợi làm giàu. Nhưng các hành động đó cũng đã đươḳ lên án mạnh mẽ, nghiêm khắc trừng trị để đẩy lùi những hủ tục khắc nghiệt, những suy nghĩ lạc hậu thời cổ xưa.

Nam giới hay nữ giới không quan trọng, vì thế không nên có thái độ kỳ thị, phân biệt, từ bỏ vai trò, thiên chức của mình, quên phát huy ưu điểm, thế mạnh của mình. Nên biết, ở người phụ nữ có những năng lực và đức tính mà người đàn ông ít ai có được. Người phụ nữ không nên tự ti với bản thân mình, người đàn ông cũng phải thấy được giá trị cao quý của người phụ nữ để có thái độ trân trọng và cư xử đúng mực. Điều quan trọng là thiết lập đuợc các mối quan hệ tốt trên cơ sở của sự hiểu biết và tình yêu thương, tôn trọng lẫn nhau, đó là con đường hạnh phúc, mục tiêu sau cùng của cuộc sống. Tôi cho rằng, không thể bỏ phí tiềm năng, trí tuệ của một nửa nhân loại chỉ vì những định kiến và suy nghĩ lỗi thời, nhất là khi loài người đang tiến dần đến nền kinh tế tri thức – nơi “sức mạnh cơ bắp” phải nhường chỗ cho “sức mạnh trí tuệ”. Và chúng tôi kêu gọi nam giới – một nửa còn lại của nhân loại hãy cùng cảm thông, chia sẻ và gánh vác cùng với chúng tôi để chúng tôi có điều kiện hoàn thiện chính mình. Chúng ta hãy cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc, tiến tới hội nhập thế giới và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.