Tại khu rừng này đã diễn ra lễ tuyên thệ thành lập đội việt nam tuyên truyền giải phóng quân?

Trong buổi lễ, trước đại diện của các tỉnh Cao - Bắc - Lạng và đông đảo đồng bào Tày, Nùng, Dao, đồng chí Võ Nguyên Giáp được Đảng và đồng chí Hồ Chí Minh ủy nhiệm, tuyên bố thành lập Đội và vạch rõ nhiệm vụ của Đội với Tổ quốc. Dưới lá cờ đỏ sao vàng, Đội long trọng tuyên thệ 10 lời thề danh dự; trung thành vô hạn đối với Tổ quốc, đối với Đảng; hết lòng phục vụ nhân dân, kiên quyết chiến đấu tiêu diệt quân thù; sẵn sàng hy sinh chiến đấu vì sự nghiệp cách mạng; ra sức đoàn kết và nêu cao ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm minh của quân đội cách mạng...

Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân có 34 đội viên, trong đó có 4 người dân tộc Kinh, 20 người là dân tộc Tày, 8 người là dân tộc Nùng (1), 1 người dân tộc Mông, 1 người dân tộc Dao Tiền, có 28 người quê ở Cao Bằng, 2 người quê ở Quảng Bình, 1 người quê ở Lạng Sơn, 2 người quê ở Thái Nguyên, 1 người quê ở Thái Bình và hoàn toàn là nam giới. 34 đội viên là những đồng chí trung kiên nhất của các đội vũ trang Cao - Bắc - Lạng, một số trong đội quân Nam tiến; một số trong Cứu quốc quân, có người đã đi học quân sự ở nước ngoài về.

Đội trưởng của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là đồng chí Hoàng Sâm, Chính trị viên là đồng chí Xích Thắng. Đội có một chi bộ Đảng, gồm bốn đồng chí, làm hạt nhân lãnh đạo.

Vũ khí trang bị cho Đội có 2 súng thất cửu, 17 súng trường, 14 súng kíp. Hai ngày trước lễ thành lập có một số vũ khí gồm 1 súng tiểu liên do Mỹ sản xuất, 150 viên đạn, 6 quả bom lửa, 1 hộp nổ do ông bà Tống Minh Phương và anh em Việt kiều ở Côn Minh gửi tặng. Đội có 500 đồng chi phí quân nhu.

Số lượng đội viên tuy ít, vũ khí thô sơ, thiếu thốn, nhưng Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - đội quân chủ lực đầu tiên của cách mạng Việt Nam là "một đoàn quân gang thép, rắn chắc không sức mạnh nào khuất phục nổi, sẵn sàng quật nát kẻ thù”.

70 năm trôi qua, những dấu tích thuở đầu thành lập vẫn còn đó. Khu rừng Trần Hưng Đạo bao bọc đỉnh Slam Cao nay đã trở thành di tích quốc gia đặc biệt. Cánh rừng nguyên sinh rậm rì che chở con người, gìn giữ lịch sử luôn linh thiêng và là niềm tự hào của nhân dân Cao Bằng.

Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam truyên truyền Giải phóng quân chính thức được thành lập tại núi Slam Cao, khu rừng Trần Hưng Đạo (xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, Cao Bằng). Chỉ 3 ngày sau, Đội đã lập công bằng trận đánh đầu tiên chiếm đồn Phai Khắt.

34 đội viên Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân chính là tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trận đánh đồn Phai Khắt là một khởi đầu gian khó, nhưng là điểm đầu cho những chiến thắng lớn lao sau này trong công cuộc giành tự do độc lập thống nhất đất nước của Quân đội Nhân dân Việt nam.

70 năm trôi qua, những dấu tích thuở đầu thành lập vẫn còn đó. Khu rừng Trần Hưng Đạo bao bọc đỉnh Slam Cao nay đã trở thành di tích quốc gia đặc biệt. Cánh rừng nguyên sinh rậm rì che chở con người, gìn giữ lịch sử luôn linh thiêng và là niềm tự hào của nhân dân Cao Bằng.

Tại khu rừng này đã diễn ra lễ tuyên thệ thành lập đội việt nam tuyên truyền giải phóng quân?

Cánh rừng nguyên sinh Trần Hưng Đạo được phân bổ trên 2 xã Tam Kim và Hưng Đạo huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) có diện tích 201,7ha. Nơi đây lưu trữ những địa danh, hiện vật gắn liền với cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Tại khu rừng này đã diễn ra lễ tuyên thệ thành lập đội việt nam tuyên truyền giải phóng quân?

Tại núi Slam Cao trong rừng Trần Hưng Đạo, lúc 17 giờ ngày 22/12/1944 lễ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân (tiền thân của QĐND Việt Nam) được thành lập với ban đầu chỉ có 34 đội viên.

Tại khu rừng này đã diễn ra lễ tuyên thệ thành lập đội việt nam tuyên truyền giải phóng quân?

Một CCB đang đứng trước tấm phù điêu mang hình ảnh 34 đội viên trong buổi đầu thành lập. Các đội viên được chọn lọc từ các đội du kích Cao - Bắc - Lạng là những chiến sĩ kiên trung hăng hái nhất.

Tại khu rừng này đã diễn ra lễ tuyên thệ thành lập đội việt nam tuyên truyền giải phóng quân?

Người gác rừng thắp nhang bên ban thờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tại buổi lễ thành lập, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã quán triệt chỉ thị của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, các nguyên tắc tổ chức và nhiệm vụ của đội.

Tại khu rừng này đã diễn ra lễ tuyên thệ thành lập đội việt nam tuyên truyền giải phóng quân?

Người gác rừng Đặng Hồng Cao đang đứng tại vị trí, nơi cách đây 70 năm Đội VNTTGPQ đã đứng tuyên thệ dưới lá cờ đỏ sao vàng. Sau buổi lễ, các đội viên đã cùng nhau ăn bữa cơm nhạt không rau không muối biểu thị tinh thần chịu đựng gian khổ quyết tâm chiến thắng quân thù.

Tại khu rừng này đã diễn ra lễ tuyên thệ thành lập đội việt nam tuyên truyền giải phóng quân?

Đài quan sát trên đỉnh Slam Cao. Từ đây có thể quan sát rõ đồn Phai Khắt, đồn Nà Ngần, trong đó trận đánh đồn Phai Khắt là trận đầu tiên của Đội VNTTGPQ sau 3 ngày thành lập.

Tại khu rừng này đã diễn ra lễ tuyên thệ thành lập đội việt nam tuyên truyền giải phóng quân?

Tầm quan sát từ đỉnh Slam Cao. Bản Phai Khắt là một bản nhỏ chỉ khoảng 10 nóc nhà, quân Pháp đã chiếm ngôi nhà to nhất bản của ông Nông Văn Lạc và đóng một trung đội tại đây.

Tại khu rừng này đã diễn ra lễ tuyên thệ thành lập đội việt nam tuyên truyền giải phóng quân?

Tại khu rừng này đã diễn ra lễ tuyên thệ thành lập đội việt nam tuyên truyền giải phóng quân?

Gia đình bà Đặng Thị Hầu ở bản Um, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình là vợ của ông Đặng Tuần Quý là một trong 34 đội viên Đội VNTTGPQ hiện vẫn còn sống.

Tại khu rừng này đã diễn ra lễ tuyên thệ thành lập đội việt nam tuyên truyền giải phóng quân?

Bức ảnh người đội viên Đội VNTTGPQ Đặng Tuần Quý vẫn được gia đình gìn giữ nâng niu.

Tại khu rừng này đã diễn ra lễ tuyên thệ thành lập đội việt nam tuyên truyền giải phóng quân?

Năm 1994, gia đình ông Nông Văn Lạc đã tự nguyện hiến tặng ngôi nhà (trước là đồn Phai Khắt) làm nhà trưng bày chiến thắng đồn Phai Khắt.