Tại sao buồn ngủ mà không ngủ được

Theo Healthline, mệt mỏi nhưng không thể ngủ được là dấu hiệu của hội chứng giai đoạn ngủ muộn. Dưới đây là những lý do khiến bạn mất ngủ triền miên.

Tại sao buồn ngủ mà không ngủ được
Mệt mỏi nhưng không thể ngủ được. Ảnh: AFP

Ngủ trưa

Ngủ trưa có thể giúp cân bằng não bộ, tinh thần tỉnh táo hơn cho những giờ làm việc tiếp theo. Tuy nhiên, những giấc ngủ dài vào buổi trưa hoặc chợp mắt vào buổi chiều sẽ khiến tinh thần mệt mỏi. Đó cũng là nguyên nhân khiến bạn mất cảm thấy khó giấc ngủ vào ban đêm, ngủ không ngon giấc.

Bạn nên ngủ trưa khoảng từ 20–30 phút vào cùng một thời điểm mỗi ngày để có những hiệu quả tốt nhất cho cơ thể.

Lo lắng

Lo lắng có thể ảnh hưởng đến mọi hoạt động trong cuộc sống, đặc biệt là khiến ta mệt mỏi. Lo lắng dẫn đến tăng hưng phấn và tỉnh táo, khiến giấc ngủ bị trì hoãn, ngủ không ngon. Rối loạn giấc ngủ là một triệu chứng của rối loạn lo âu. Có 24% - 36% những người hay lo lắng đều mất ngủ.

Caffeine

Caffeine là chất trong cà phê, cacao, nước tăng lực, có tác dụng kích thích não bộ con người, giúp tỉnh táo hơn. Sử dụng caffeine vào cuối ngày sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ. Uống 400 miligam caffeine trong 6 giờ hoặc ít hơn trước khi đi ngủ khiến giấc ngủ bị rối loạn, khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu.  

Sử dụng màn hình

Các ánh sáng màu xanh phát ra từ điện thoại, máy tính bảng, máy tính xách tay và màn hình TV làm giảm cơn buồn ngủ. Ngừng sử dụng bất kỳ thiết bị khoảng 2 giờ trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn. Nếu buộc phải sử dụng, bạn có thể sử dụng kính chặn ánh sáng xanh vào ban đêm.

Các rối loạn giấc ngủ 

Chứng ngưng thở khi ngủ và hội chứng chân không yên cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng giấc ngủ. Trong chứng ngưng thở khi ngủ, nhịp thở liên tục ngừng lại hoặc rất nông, sau đó mới lại bắt đầu. Với hội chứng chân không yên, đôi chân của bạn cảm thấy không thoải mái, khiến bạn muốn di chuyển. Cả hai tình trạng này đều có thể làm gián đoạn giấc ngủ vào ban đêm, sau đó gây ra cảm giác buồn ngủ vào ban ngày.

Trầm cảm

Có tới 90% những người được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm đều phàn nàn về chất lượng giấc ngủ. Các triệu chứng trầm cảm có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Và ngược lại các triệu chứng rối loạn giấc ngủ là nguyên nhân tái phát và kéo dài căn bệnh trầm cảm. Nếu bạn bị mất ngủ trong thời gian dài, nên tìm đến các chuyên gia y tế để tư vấn và điều trị.

Sau cả ngày làm việc và học tập mệt mỏi, giấc ngủ sẽ là lúc để cơ thể được nghỉ ngơi. Không chỉ vậy, giấc ngủ còn là khoảng thời gian để các cơ quan nội tạng phục hồi năng lượng, sau đó tiếp tục hoạt động khi sang ngày mới. Với tầm quan trọng của giấc ngủ như vậy, bài viết dưới đây sẽ giải đáp “không ngủ được phải làm sao” để có thể giúp bạn đọc cải thiện giấc ngủ của mình.

16/07/2021 | Bị mất ngủ mãn tính có những triệu chứng gì, nguyên nhân do đâu
10/07/2021 | Bỏ túi một số bài tập yoga cho người mất ngủ hiệu quả nhất
24/06/2021 | Trong thời kỳ mang thai bà bầu ngủ nhiều có tốt không?
22/06/2021 | Rối loạn giấc ngủ: phân loại và biện pháp điều trị

1. Không ngủ được là gì? Những dấu hiệu của mất ngủ

1.1. Tổng quát về mất ngủ

Không ngủ được hay mất ngủ thường có nhiều dạng, có thể kể tới như: khó ngủ; ngủ chập chờn, hay tỉnh giấc khi ngủ; ngủ không ngon giấc.

Tại sao buồn ngủ mà không ngủ được

Không ngủ được phải làm sao?

Giấc ngủ vào ban đêm của một người bình thường sẽ kéo dài trung bình từ 7 đến 8 tiếng, hoặc có thể dao động trong khoảng 4 đến 11 tiếng. Một giấc ngủ chất lượng sẽ phải thỏa mãn những điều kiện sau: giấc ngủ đủ sâu và đủ giờ, khi thức dậy cảm thấy tỉnh táo, khỏe mạnh,... 

1.2. Những dấu hiệu của mất ngủ

Một người bị mất ngủ sẽ có những dấu hiệu dễ nhận thấy như sau:

  • Khó duy trì được giấc ngủ ngon, thức dậy sớm, khó ngủ lại.

  • Thức dậy cảm thấy trong người mệt mỏi, không tỉnh táo.

  • Khó ngủ, tỉnh giấc nhiều lần khi đang ngủ.

Tại sao buồn ngủ mà không ngủ được

Tỉnh giấc nhiều lần khi đang ngủ là dấu hiệu của bệnh mất ngủ

2. Nguyên nhân khiến không ngủ được

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra mất ngủ, nếu tình trạng mất ngủ chỉ mới xuất hiện thì có thể là do một số nguyên nhân sau đây:

  • Do bị stress, căng thẳng dẫn đến khó ngủ, mất ngủ.

  • Do phải làm việc đêm trong thời gian dài.

  • Do chênh lệch múi giờ khi thay đổi vị trí địa lý.

  • Do ảnh hưởng của một số chất ức chế thần kinh có trong trà, cà phê, thuốc lá,...

  • Do ăn quá no trước khi đi ngủ.

  • Do không gian ngủ không hợp lý: quá sáng, quá ồn, quá lạnh,...

Nếu tình trạng mất ngủ đã xuất hiện từ lâu và diễn ra liên tục trong thời gian dài thì đó là mất ngủ mãn tính. Nguyên nhân có thể là do một số bệnh lý sau: bị dị ứng, bệnh viêm khớp tuổi già, bệnh tim, các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp, bị trào ngược dạ dày thực quản, tình trạng mãn kinh do thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ ngoài 50,...

Tại sao buồn ngủ mà không ngủ được

Phụ nữ ngoài 50 thường bị mất ngủ

Một số bệnh lý liên quan đến tâm thần cũng gây ra mất ngủ mãn tính. Có thể kể tới như: bệnh hưng cảm, trầm cảm, rối loạn lo âu lan tỏa, tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực, nghiện chất kích thích,...

3. Không ngủ được phải làm sao?

Vậy không ngủ được phải làm sao, bạn đọc có thể tham khảo những cách sau đây:

3.1. Điều chỉnh tư thế ngủ cho đúng

Câu trả lời đầu tiên cho không ngủ được phải làm sao đó chính là tư thế ngủ. Điều chỉnh tư thế ngủ cho đúng sẽ giúp bạn hạn chế được mất ngủ, cụ thể như sau:

  • Nằm ngửa: đây là tư thế nằm được các bác sĩ khuyến cáo nên áp dụng. Tư thế này sẽ giúp cho phần đầu, cổ và cột sống được nghỉ ngơi ở tư thế trung lập, giúp đem lại một giấc ngủ ngon.

  • Ngủ nằm nghiêng: đây là tư thế được khá nhiều người sử dụng, thống kê có đến 41% người lớn ngủ theo tư thế này. Tư thế này chỉ tốt với phụ nữ đang mang thai vì nó giúp tăng lưu thông máu, tuy nhiên lại không tốt với người thường vì dễ gây cản trở hô hấp, gây đau lưng, đau khớp khi ngủ dậy.

  • Nằm sấp: tư thế này khiến cột sống không ở vị trí trung lập, từ đó gây ảnh hưởng đến lưng và cổ. Tư thế này còn khiến cơ bắp và các khớp chịu áp lực lớn khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, tê liệt.

Tại sao buồn ngủ mà không ngủ được

Nằm ngửa là tư thế ngủ tốt nhất

3.2. Điều chỉnh không gian ngủ phù hợp

Câu trả lời tiếp theo cho không ngủ được phải làm sao đó chính là không gian ngủ, có thể kể đến như sau:

  • Không nên dùng một tấm nệm quá 7 năm vì đó là thời gian trung bình mà hầu hết các tấm nệm mất đi khả năng hỗ trợ tốt cho tư thế ngủ.

  • Nên sử dụng ga giường bằng vải cotton sẽ hạn chế ngứa ngáy.

  • Nên sử dụng vải sa-tanh cho gối vì sẽ tạo ra cảm giác mát mịn, dễ chịu khi gối đầu hay khi kê má lên gối.

  • Nên để nhiệt độ từ 26 - 28 độ C trong phòng ngủ, đây là nhiệt độ tốt nhất để ngủ.

  • Lưu ý đảm bảo lưu thông không khí trong phòng ngủ.

3.3. Điều chỉnh thói quen xấu trước khi ngủ

Trước khi đi ngủ, nhiều người thường xem tivi, máy tính và điện thoại để giải trí hay để kiểm tra mạng xã hội. Đặc biệt sử dụng nhiều nhất là điện thoại, điều này không tốt cho giấc ngủ của chúng ta một chút nào.

  • Ánh sáng phát ra từ các thiết bị điện tử này làm ức chế các hooc-môn ngủ, ngoài ra còn làm sản sinh ra hooc-môn cortisol, một loại hooc-môn gây ra cảm giác tỉnh táo.

  • Sóng điện từ phát ra từ điện thoại gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, những người tiếp xúc lâu dài có thể bị mất ngủ và khiến mô hình sóng não bị thay đổi. 

Tại sao buồn ngủ mà không ngủ được

Dùng điện thoại trước khi đi ngủ là không tốt

Vì vậy hãy ngưng sử dụng các thiết bị điện tử, nhất là điện thoại trước khi đi ngủ. Đó chính là câu trả lời phổ biến nhất thời đại hiện nay cho câu hỏi: không ngủ được phải làm sao.

3.4. Điều chỉnh tâm trí trước khi đi ngủ

Nếu bạn đi ngủ với những suy nghĩ tiêu cực, những căng thẳng mệt mỏi ở ban ngày thì sẽ không thể nào ngủ được. Hãy loại bỏ những suy nghĩ đó trước khi đi ngủ, nghe một bản nhạc nhẹ nhàng hoặc tiếng mưa rơi sẽ giúp bạn dễ ngủ hơn. Hãy để cho tâm trí mình được thoải mái nhất, bạn sẽ dễ chìm vào giấc ngủ và có những giấc mơ đẹp.

3.5. Điều chỉnh chế độ ăn uống 

Điều chỉnh lượng thức ăn tiêu thụ vào chiều tối chính là một trong những câu trả lời cho không ngủ được phải làm sao:

  • Hạn chế ăn quá no hay quá nhiều vào buổi tối vì có có thể khiến bạn đầy bụng, khó tiêu và gây ra khó ngủ.

  • Không nên tiêu thụ những thức uống chứa cồn hay cafein vào lúc trước khi đi ngủ vì những chất này sẽ làm ức chế thần kinh khiến bạn bị rối loạn giấc ngủ.

3.6. Điều trị bằng một số loại thuốc

Đối với mất ngủ mãn tính, điều trị bằng thuốc sẽ là cách tốt nhất. Bạn có thể sử dụng một số loại thảo dược đông y như: tim sen, lá vông... để điều trị mất ngủ. Hoặc 1 số loại thuốc Tây y như nhóm benzodiazepin, Melatonin hay Ramelteon,... Nhưng khi dùng, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn. 

Mất ngủ là một chứng bệnh ngày càng xuất hiện nhiều ở thế giới hiện đại. Mất ngủ không chỉ gây mệt mỏi, làm giảm hiệu quả năng suất làm việc mà về lâu dài còn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Mong rằng những thông tin được liệt kê trong bài viết trên đây đã giúp các bạn có được câu trả lời cụ thể nhất cho không ngủ được phải làm sao. Hãy chăm lo cho giấc ngủ của mình, bạn sẽ có được một cơ thể khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng.

Tại sao ngáp nhiều mà không ngủ được?

Thiếu ngủ có thể khiến bạn ngáp liên tục, ngay cả khi ban đang thấy rất tỉnh táo, đây là tín hiệu của não nói rằng cơ thể của bạn đang cần được nghỉ ngơi. Nếu xảy ra tình trạng ngáp liên tục trong thời gian dài mà không cảm thấy mệt mỏi, tốt nhất bạn nên đi kiểm tra gan.

Tại sao ngủ đủ giấc mà vẫn buồn ngủ?

Nếu bạn đã ngủ đủ giấc nhưng vẫn cảm thấy buồn ngủ suốt cả ngày thì khả năng cao bạn đã mắc phải một vấn đề về rối loạn giấc ngủ. Tình trạng này có thể làm gián đoạn khả năng đi vào giấc ngủ hoặc ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn, thậm chí dẫn đến những hành vi kỳ quặc trong khi ngủ, điển hình như mộng du.

Tại sao nằm mãi không ngủ được?

Nếu nhiều đêm bạn nằm mãi không ngủ được thì có thể bạn đang gặp phải những nguyên nhân dưới đây: Căng thẳng, lo lắng: Những áp lực, lo lắng trong công việc, gia đình, con cái,... khiến tâm trí bạn không ngừng suy nghĩ, ngay cả khi đã lên giường đi ngủ. Điều đó khiến bạn trằn trọc, khó ngủ, ngủ không sâu giấc.

Không ngủ được là triệu chứng của bệnh gì?

Mất ngủ là tình trạng rối loạn giấc ngủ, thường gặp nhất trong các bệnh lý về tâm thần kinh như trầm cảm, hội chứng lo âu, stress, hoang tưởng và các rối loạn tâm thần khác, ngoài ra còn do các bệnh lý mạn tính, các bệnh lý gây đau đớn, khó chịu,...