Tạm ứng hợp đồng mua sắm hàng hóa năm 2024

Trả lời: Thông tư 62/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước (NSNN) qua KBNN, quy định: Đối với các hợp đồng có quy định phải bảo lãnh tạm ứng, KBNN kiểm soát đảm bảo thời gian có hiệu lực của bảo lãnh tạm ứng phải được kéo dài cho đến khi đơn vị sử dụng ngân sách đã thu hồi hết số tiền tạm ứng.

Đối với các hợp đồng có thỏa thuận về bảo lãnh tạm ứng trong điều khoản của hợp đồng: Trước khi KBNN thực hiện việc tạm ứng hợp đồng cho đơn vị sử dụng ngân sách để tạm ứng vốn cho nhà thầu hoặc nhà cung cấp, đơn vị sử dụng ngân sách gửi đến KBNN bảo lãnh tạm ứng của nhà thầu hoặc nhà cung cấp với giá trị tương đương khoản tiền tạm ứng.

Giá trị của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng sẽ được giảm trừ tương ứng với giá trị tiền tạm ứng đã thu hồi qua mỗi lần thanh toán giữa đơn vị sử dụng ngân sách và nhà thầu hoặc nhà cung cấp. Đơn vị sử dụng ngân sách đảm bảo và chịu trách nhiệm giá trị của bảo lãnh tạm ứng của nhà thầu hoặc nhà cung cấp tương ứng với số dư tiền tạm ứng còn lại…

Ngoài ra, Thông tư 08/2022/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định: Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa (bao gồm cả trường hợp mua sắm tập trung): Mẫu số 2A sử dụng để lập E-HSMT áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ. Trong đó, tại phần 4, Biểu mẫu hợp đồng quy định Mẫu số 19 (Bão lãnh tiền tạm ứng đính kèm).

Từ các quy định nêu trên, đề nghị đơn vị sử dụng ngân sách phối hợp với KBNN (nơi giao dịch) thực hiện kiểm soát vốn tạm ứng và bảo lãnh tạm ứng đảm bảo đúng quy định của pháp luật hiện hành./.

Tại Điều 90 Nghị định 95/2020/NĐ-CP quy định tạm ứng hợp đồng mua sắm gói thầu trong Hiệp định CPTPP:

- Tạm ứng hợp đồng là khoản kinh phí được ứng trước cho nhà thầu để triển khai thực hiện các công việc theo hợp đồng.

- Tùy theo quy mô, tính chất của gói thầu để xác định mức tạm ứng phù hợp. Trong hợp đồng phải nêu rõ về mức tạm ứng, thời điểm tạm ứng, bảo lãnh tạm ứng, thu hồi tạm ứng; trách nhiệm của các bên trong việc quản lý, sử dụng kinh phí tạm ứng; thu giá trị của bảo lãnh tạm ứng trong trường hợp sử dụng kinh phí tạm ứng không đúng mục đích.

- Nhà thầu chịu trách nhiệm quản lý việc sử dụng vốn tạm ứng đúng mục đích, đúng đối tượng, có hiệu quả. Nghiêm cấm việc tạm ứng mà không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích.

- Đối với việc sản xuất cấu kiện, bán thành phẩm có giá trị lớn, một số vật liệu phải dự trữ theo mùa thì trong hợp đồng phải nêu rõ về kế hoạch tạm ứng và mức tạm ứng để bảo đảm tiến độ thực hiện hợp đồng.

Tạm ứng hợp đồng mua sắm hàng hóa năm 2024

Quy định về tạm ứng hợp đồng mua sắm gói thầu trong Hiệp định CPTPP như thế nào? (Hình từ Internet)

Thanh toán hợp đồng mua sắm gói thầu trong Hiệp định CPTPP?

Theo Điều 91 Nghị định 95/2020/NĐ-CP quy định thanh toán hợp đồng mua sắm gói thầu trong Hiệp định CPTPP:

- Giá hợp đồng và các điều khoản cụ thể về thanh toán được ghi trong hợp đồng là cơ sở để thanh toán cho nhà thầu.

Trường hợp chủ đầu tư không thực hiện thanh toán theo đúng thời hạn trong hợp đồng thì chịu trách nhiệm trả lãi đối với phần giá trị thanh toán chậm cho nhà thầu theo quy định trong hợp đồng.

- Việc thanh toán không căn cứ theo dự toán cũng như các quy định, hướng dẫn hiện hành của Nhà nước về định mức, đơn giá; không căn cứ vào đơn giá trong hóa đơn tài chính đối với các yếu tố đầu vào của nhà thầu như vật tư, máy móc, thiết bị và các yếu tố đầu vào khác.

- Trong một hợp đồng có nhiều loại hợp đồng khác nhau thì áp dụng nguyên tắc thanh toán tương ứng với từng loại hợp đồng.

Thanh toán đối với loại hợp đồng trọn gói mua sắm gói thầu trong Hiệp định CPTPP?

Căn cứ Điều 92 Nghị định 95/2020/NĐ-CP quy định thanh toán đối với loại hợp đồng trọn gói mua sắm gói thầu trong Hiệp định CPTPP, cụ thể như sau:

- Nguyên tắc thanh toán:

Việc thanh toán đối với hợp đồng trọn gói được thực hiện nhiều lần sau mỗi lần nghiệm thu với giá trị tương ứng với khối lượng công việc đã thực hiện hoặc một lần sau khi nhà thầu hoàn thành các trách nhiệm theo hợp đồng với giá trị bằng giá hợp đồng trừ đi giá trị tạm ứng (nếu có). Trường hợp không thể xác định được chi tiết giá trị hoàn thành tương ứng với từng hạng mục công việc hoặc giai đoạn nghiệm thu hoàn thành thì có thể quy định thanh toán theo tỷ lệ phần trăm (%) giá trị hợp đồng.

- Hồ sơ thanh toán đối với hợp đồng trọn gói bao gồm:

+) Biên bản nghiệm thu khối lượng thực hiện trong giai đoạn thanh toán có xác nhận của đại diện nhà thầu, chủ đầu tư và tư vấn giám sát (nếu có). Biên bản xác nhận khối lượng này là xác nhận hoàn thành công trình, hạng mục công trình, công việc của công trình phù hợp với thiết kế mà không cần xác nhận khối lượng hoàn thành chi tiết;

+) Đối với công việc mua sắm hàng hóa: Tùy tính chất của hàng hóa để quy định hồ sơ thanh toán cho phù hợp như hóa đơn của nhà thầu, danh mục hàng hóa đóng gói, chứng từ vận tải, đơn bảo hiểm, Giấy chứng nhận chất lượng, biên bản nghiệm thu hàng hóa, Giấy chứng nhận xuất xứ và các tài liệu, chứng từ khác liên quan.

Hợp đồng mua sắm hàng hoá được tạm ứng bao nhiêu?

Căn cứ quy định tại Khoản 5 Điều 18 Nghị định 37/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 9 Nghị định 35/2023/NĐ-CP thì mức tạm ứng hợp đồng không được vượt quá 30% giá trị hợp đồng tại thời điểm ký kết (bao gồm cả dự phòng nếu có).

Tạm ứng hợp đồng xây dựng tối đa bao nhiêu?

Như vậy, theo quy định nêu trên thì mức tạm ứng hợp đồng xây dựng tối đa là 30% giá trị hợp đồng tại thời điểm ký kết. Trường hợp cần tạm ứng với mức cao hơn phải được người quyết định đầu tư cho phép.

Tạm ứng bao nhiêu thì phải làm bảo lãnh?

Theo quy định này, pháp luật bắt buộc phải thực hiện bảo lãnh tạm ứng hợp đồng xây dựng đối với trường hợp "hợp đồng xây dựng có giá trị tạm ứng hợp đồng lớn hơn 01 tỷ đồng".

Bảo lãnh tạm ứng là như thế nào?

Bảo lãnh tạm ứng hay bảo lãnh tạm ứng hợp đồng là một loại bảo lãnh được sử dụng trong các hợp đồng xây dựng để đảm bảo rằng nhà thầu sẽ sử dụng khoản tiền tạm ứng đúng mục đích và không vi phạm hợp đồng.