Thị trường xăng dầu ở Việt Nam là thị trường gì

Thị trường mặt hàng xăng dầu bị “độc bá”?

Song thực tế Việt Nam lại hoàn toàn không như vậy. Dù có tới 11 doanh nghiệp nhưng thực chất thị trường mặt hàng xăng dầu chỉ có một doanh nghiệp “độc bá”, đó là Petrolimex Vietnam. Tại sao Petrolimex lại nắm được độc quyền cạnh tranh? Câu trả lời là doanh nghiệp này chiếm tới khoảng 60% thị phần xăng dầu cả nước.

Dù có tới 11 doanh nghiệp nhưng thực chất thị trường mặt hàng xăng dầu chỉ có một doanh nghiệp “độc bá”, đó là Petrolimex Vietnam.

Làm thế nào để thị trường hoá giá xăng dầu?  Quỳnh Như tổng hợp ý kiến của các chuyên gia kinh tế trong lĩnh vực này và tường trình.

 Từ tháng 9 năm 2008 Liên bộ Tài chính - Công Thương đã ra quyết định số 79 cho phép các doanh nghiệp được xây dựng phương án điều chỉnh giá bán xăng, dầu. Trên thực tế, cơ chế trao cho doanh nghiệp xăng dầu quyền tự quyết định giá bán đã được đề cập tại Nghị định 55 do Chính phủ ban hành từ tháng 5/2007.

Cuối tháng qua, Liên Bộ Tài chính - Công thương, vừa tổ chức hội thảo lấy ý kiến đóng góp sửa đổi, bổ sung nghị định 55/2007/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu. Trọng tâm thảo luận của Hội nghị vẫn là cơ chế điều hành giá xăng dầu.

Sau hai năm Việt Nam bước đầu thực hiện cơ chế trường đối với xăng dầu. Trên thực tế, khó có thể nhìn thấy sự cạnh tranh nằm ở đâu khi thị trường chỉ có một giá.

Trên thực tế, khó có thể nhìn thấy sự cạnh tranh nằm ở đâu khi thị trường chỉ có một giá.

Nhà nước chấm dứt bù lỗ đối với mặt hàng xăng dầu nhưng mỗi lần điều chỉnh giá bán lẻ, các doanh nghiệp lại có cùng chung mức điều chỉnh và thời gian thì gần như cùng nhau. Điều này khẳng định thị trường xăng dầu ở Việt Nam đang có độc quyền về giá

Nhà nước chấm dứt bù lỗ đối với mặt hàng xăng dầu nhưng mỗi lần điều chỉnh giá bán lẻ, các doanh nghiệp lại có cùng chung mức điều chỉnh và thời gian thì gần như cùng nhau.

Điều này khẳng định thị trường xăng dầu ở Việt Nam đang có độc quyền về giá. Vậy ai chiếm vị trí thống lĩnh này?

Vị thế của Petrolimex trên thị trường

TS Vũ Đình Ánh, phó viện trưởng viện nghiên cứu khoa học thị trường giá cả của bộ tài chính nêu nhận định: 

“ Hiện nay Petrolimex là một doanh nghiệp chiếm tới 60% thị phần và họ cũng chiếm tới một nửa trong tổng số 12.000 cây xăng ở Việt nam. Như vậy thì với vị thế của mình, Petrolimex thường xuyên có khả năng chi phối giá bán lẻ của xăng dầu trên thị trường Việt nam và đây cũng là một khúc mắc đối với việc tổ chức thị trường xăng dầu ở Việt nam vì một khi giao quyền tự chủ quyết định giá cho doanh nghiệp, dĩ nhiên trong khung giới hạn nhất định, Petrolimex có thể chi phối thị trường giống như một vị thế độc quyền và đây là một vấn đề mà dự thảo tới đây hay quyết định 55 cũng chưa giải quyết được.

Hiện nay Petrolimex là một doanh nghiệp chiếm tới 60% thị phần và họ cũng chiếm tới một nửa trong tổng số 12.000 cây xăng ở Việt nam. Như vậy thì với vị thế của mình, Petrolimex thường xuyên có khả năng chi phối giá bán lẻ của xăng dầu trên thị trường Việt nam

Còn đối với quan điểm của riêng tôi thì tôi cho rằng bên cạnh việc tăng quyền tự chủ định giá cho doanh nghiệp thì cũng cần phải có những biện pháp kèm theo để tổ chức lại hoạt động trên thị trường bán lẻ xăng dầu.”     

Sở dĩ Petrolimex Vietnam nắm quyền chi phối giá cả là do một thời gian dài nhà nước độc quyền kinh doanh xăng dầu.

Doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò độc quyền, nay khi từng bước chuyển sang cơ chế thị trường thì những doanh nghiệp lớn của nhà nước trở thành những đơn vị giữ thị phần chi phối giá cả thị trường.

Chính vì vậy, để có sự cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, nhất là các doanh nghiệp sắp tham gia thị trường thì cần phải chấm dứt sự độc quyền của Petrolimex. Có nhiều ý kiến đề xuất của các chuyên gia kinh tế trong việc này.

Chính vì vậy, để có sự cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, nhất là các doanh nghiệp sắp tham gia thị trường thì cần phải chấm dứt sự độc quyền của Petrolimex.

Để cho nhà nước định giá xăng dầu?

PGS-TS Ngô Trí Long, chuyên viên kinh tế độc lập, hiện đang làm việc cho các tổ chức phi chính phủ đưa ra nhận xét:

“ Trong hoạt động kinh doanh xăng dầu hiện nay vẫn còn có doanh nghiệp kinh doanh độc quyền, mà còn có doanh nghiệp kinh doanh độc quyền thì không bao giờ nên để cho doanh nghiệp đó tự định giá mà phải để cho nhà nước định giá.

Nhà nước định giá ở đây không phải là chạy theo cơ chế cũ, cơ chế bao cấp mà nhà nước vẫn phải định theo quy luật của thị trường. Có nghĩa là làm sao phản ảnh đúng giá của thị trường, bù đắp đủ chi phí cho doanh nghiệp, đảm bảo cho doanh nghiệp đó một mức lãi hợp lý thì doanh nghiệp mới tồn tại. Khi nhà nước định giá không có nghĩa nhà nước sẽ định thấp hơn giá thị trường.

Đấy là một quan điểm, một tư duy hoàn toàn mới. Tại sao như vậy? vì nhà nước là người đại diện cho quyền lợi của mọi đối tượng, mọi thành phần, có thể đảm bảo chia sẻ lợi ích hài hòa tốt nhất, công bằng nhất với các đối tượng giữa nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Nhà nước định giá ở đây không phải là chạy theo cơ chế cũ, cơ chế bao cấp mà nhà nước vẫn phải định theo quy luật của thị trường. Có nghĩa là làm sao phản ảnh đúng giá của thị trường, bù đắp đủ chi phí cho doanh nghiệp, đảm bảo cho doanh nghiệp đó một mức lãi hợp lý thì doanh nghiệp mới tồn tại.

PGS-TS Ngô Trí Long

Còn nếu trong lĩnh vực còn tính năng độc quyền mà để cho doanh nghiệp tự định giá thì điều đó là trái với quy luật của thị trường, vì các doanh nghiệp còn độc quyền tự định giá thì bao giờ cũng vì lợi nhuận của mình mà sẽ luôn luôn định giá cao hơn giá thị trường nhằm thu lợi nhuận cho bản thân mình.”   

Biện pháp cổ phần hóa Petrolimex 

Giảm độc quyền trong kinh doanh xăng dầu bằng cách nào?

Theo quan điểm của PGS-TS Ngô Trí Long là:

“ Theo quan điểm của tôi thì kinh tế thị trường là kinh tế cạnh tranh, nhà nước phải khuyến khích cạnh tranh lành mạnh có thể tạo mọi điều kiện cho tất cả các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước tham gia cùng hoạt động kinh doanh để hạn chế độc quyền, đấy là quan điểm thứ nhất.

Theo quan điểm của tôi thì kinh tế thị trường là kinh tế cạnh tranh, nhà nước phải khuyến khích cạnh tranh lành mạnh có thể tạo mọi điều kiện cho tất cả các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước tham gia cùng hoạt động kinh doanh để hạn chế độc quyền

PGS-TS Ngô Trí Long

Quan điểm thứ hai là tiến hành cổ phần hóa một cách nhanh chóng. Chỉ có trên cơ sở tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh thật sự trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu thì khi đó nhà nước mới để cho doanh nghiệp tự định giá.” 

Tuy nhiên nếu chỉ cổ phần hóa Petrolimex thì không đem lại hiệu quả mấy vì Petrolimex vẫn chiếm thị phần chi phối.

TS Vũ Đình Ánh, đưa ra một giải pháp: 

“ Biện pháp cổ phần hóa Petrolimex có thể diễn ra nhưng về cơ bản thì phần vốn của nhà nước nằm trong công ty này có thể vẫn rất lớn, nói cách khác là sự chi phối của nhà nước đối với những công ty có vai trò như vậy cũng rất lớn.

Tuy nhiên, với thực tế hiện nay thì việc tạo cơ chế thôi thì vẫn chưa đủ để hình thành một thị thường xăng dầu có tính cạnh tranh nếu vẫn còn một “đại gia” như Petrolimex Vietnam. Để thực sự có cạnh tranh, cần phải xoá độc quyền vì có cạnh tranh, thì giá cả mới vận hành theo cơ chế thị trường.

Biện pháp cổ phần hóa trước tiên có thể áp dụng là cổ phần hóa hệ thống bán lẻ của Petrolimex. Dựa trên nền tảng như vậy thì sẽ tạo ra một thị trường,  ít nhất là ở khu vực bán lẻ.

 Có thể áp dụng biện pháp tách hoạt động bán lẻ của Petrolimex cũng như các nhà nhập khẩu xăng dầu khác ra ngoài các hoạt động hiện nay, tức là đưa các hệ thống bán lẻ ra thành một hệ thống riêng và khi đó bản thân các cây xăng có thể lựa chọn các nhà cung cấp, các nhà nhập khẩu xăng dầu để xác định được giá tương đối cạnh tranh hơn và mang tính chất thị trường hơn.”      

Mặc dù chính phủ đang quyết tâm xây dựng một thị trường kinh doanh xăng dầu có tính cạnh tranh lành mạnh. Quyết tâm đó thể hiện qua việc ban hành Nghị định 55/CP cũng như đang xúc tiến sửa đổi nghị định này cho phù hợp hơn với cơ chế thị trường.

Tuy nhiên, với thực tế hiện nay thì việc tạo cơ chế thôi thì vẫn chưa đủ để hình thành một thị thường xăng dầu có tính cạnh tranh nếu vẫn còn một “đại gia” như Petrolimex Vietnam.

Để thực sự có cạnh tranh, cần phải xoá độc quyền vì có cạnh tranh, thì giá cả mới vận hành theo cơ chế thị trường.

Mức giảm này do chịu tác động của dịch Covid-19 khiến nhu cầu tiêu thụ giảm mạnh, các công ty năng lượng hết chỗ chứa dầu.

Thị trường xăng dầu ở Việt Nam là thị trường gì

BSR đã đưa ra nhiều kịch bản cho vận hành, trong đó có tính đến tạm dừng vận hành NMLD Dung Quất một thời gian

Sứ mệnh đảm bảo an ninh năng lượng

Từ sự kiện này, trở lại câu chuyện những ngày qua, khi đề xuất tạm ngưng nhập khẩu xăng dầu của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) được đưa ra nhằm hỗ trợ tiêu thụ xăng dầu trong nước thu hút nhiều ý kiến trái chiều.

Trong đó, những ý kiến phản đối cho rằng, nên theo quy luật thị trường, chỗ nào rẻ hơn thì doanh nghiệp mua hàng để tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh và nhập khẩu rẻ sẽ kéo theo giá xăng dầu bán lẻ trong nước giảm, có lợi cho người tiêu dùng. Do đó, đứng ở góc độ người tiêu dùng thì không nên tạm ngừng nhập khẩu xăng dầu. Ngoài ra, có ý kiến cho rằng, giá dầu thế giới giảm mạnh là cơ hội thị trường, nên tranh thủ nhập khẩu càng nhiều càng tốt về để dùng dần,…

Thực tế, việc dự trữ, tận dụng cơ hội thị trường không phải là chưa từng được PVN nghĩ tới. Kịch bản mua dự trữ dầu thô, sản phẩm xăng dầu từ hai nhà máy lọc dầu trong nước, chờ thị trường ấm lại đã từng được PVN tính tới khi giá dầu ở ngưỡng 20 USD/ thùng.

Tuy nhiên, biến động thị trường rất khó lường, việc dự trữ cần tính toán cẩn trọng về hiệu quả kinh tế và đặc biệt phải tính đến khả năng tồn chứa của các kho dự trữ đến đâu.

Câu chuyện tàng trữ xăng dầu không như những hàng hóa khác. Bởi để đầu tư kho chứa xăng dầu phải tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn nghiêm ngặt, công suất các kho chứa cũng có giới hạn phù hợp với nhu cầu xăng dầu trong nước trong điều kiện tiêu thụ bình thường, để đảm bảo hiệu quả kinh tế.

Chúng ta có thể thấy rõ, nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trên thế giới hiện đã sụt giảm nghiêm trọng. Trong bối cảnh đó thì việc nhập khẩu xăng dầu của nước ta thời gian qua lại tăng, tạo thêm sức ép cho tiêu thụ xăng dầu trong nước, đẩy các nhà máy lọc dầu trong nước vào tình trạng khó khăn hơn khi đối mặt với khủng hoảng kép.

Giá bán xăng dầu của Nhà máy lọc dầu (NMLD) Dung Quất được xây dựng trên nguyên tắc thị trường và cạnh tranh ngang bằng với hàng nhập khẩu từ khu vực được ưu đãi thuế nhập khẩu thấp nhất như giá bán xăng của Dung Quất được xây dựng tương đương với xăng nhập khẩu từ Hàn Quốc (có thuế nhập khẩu 10%), giá bán dầu DO của Dung Quất được xây dựng tương đương với dầu nhập khẩu từ khu vực ASEAN (có thuế nhập khẩu 0%). Thêm vào đó, việc tiêu thụ xăng dầu trong nước còn mang lại một số lợi thế như chi phí vận tải (cước phí, thời gian quay vòng tàu), hạn chế rủi ro biến động tỉ giá trong kỳ thanh toán, chi phí thuế VAT đối với hàng nội địa được trả sau 30 ngày cùng với tiền hàng,…

Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) - đơn vị quản lý và vận hành NMLD Dung Quất cho biết đã đưa ra nhiều kịch bản cho vận hành nhằm ứng phó với dịch Covid-19, trong đó có tính đến tạm dừng vận hành NMLD Dung Quất một thời gian.

Tuy nhiên, phải xét rằng, NMLD Dung Quất đang vận hành với khoảng 60% dầu thô trong nước và trong quý 1, BSR nộp ngân sách Nhà nước hơn 1.732 tỉ đồng. Vì một lý do nào đó mà nhà máy phải dừng hoạt động thì ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến an toàn cho các mỏ dầu Việt Nam. Chưa kể, việc duy trì khai thác dầu thô còn là vấn đề khẳng định chủ quyền an ninh biển đảo. Ngoài ra, các nhà máy lọc dầu trong nước có vai trò rất quan trọng trong việc ổn định thị trường, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Thử nghĩ, nếu ta chỉ đi nhập khẩu mà không tự chủ được nhu cầu năng lượng, khi thị trường thế giới biến động hoặc vì một lý do nào đó mà các quốc gia xuất khẩu tạo sức ép nguồn cung, tăng giá đột biến, thì nguy cơ chúng ta phải mua xăng dầu giá cao gấp nhiều lần là hoàn toàn có thể.

Không ảnh hưởng lợi ích người tiêu dùng

Xăng dầu là mặt hàng thuộc diện bình ổn giá, được Nhà nước điều hành giá. Với vai trò điều tiết của Nhà nước mà cụ thể là liên Bộ Công thương - Tài chính hiện nay, quyền lợi của người tiêu dùng luôn được bảo đảm cùng với vai trò ổn định kinh tế vĩ mô.

Do đó, việc tạm ngừng nhập khẩu xăng dầu và hỗ trợ tiêu thụ xăng dầu trong nước để giảm tồn kho là vấn đề rất cấp bách, không làm giảm đi hiệu quả tổng thể của các đơn vị sản xuất, đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu cũng như người tiêu dùng.

Trong bối cảnh tiêu thụ giảm sút mạnh trên toàn cầu, khủng hoảng giá dầu ngày càng nặng nề, các quốc gia trên toàn thế giới như Nga, Indonesia, Trung Quốc,… đồng loạt thực hiện các biện pháp ngưng nhập khẩu xăng dầu, tăng bảo hộ, chống bán phá giá, nỗ lực hỗ trợ doanh nghiệp trong nước vượt qua suy thoái. Thiết nghĩ, với Việt Nam chúng ta, Chính phủ cần áp dụng những quyết sách thật sự mạnh mẽ và quyết liệt để có thể mang lại những lợi ích hài hòa cho đất nước trong giai đoạn khó khăn, thách thức hiện tại.