Trẻ sơ sinh bị đầy hơi phải làm thế nào năm 2024

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đặng Thị Thu Thủy

Tình trạng trẻ sơ sinh bú mẹ bị đầy hơi thường là do chế độ ăn uống của mẹ chưa phù hợp, ảnh hưởng đến chất lượng sữa nuôi con, từ đó gây ra cảm giác căng, tức bụng cho con. Vậy nếu trẻ sơ sinh bị đầy hơi mẹ nên ăn gì, kiêng gì để cải thiện sức khỏe cho trẻ? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời chi tiết mẹ nhé!

Làm sao biết trẻ bị đầy hơi khi đang bú mẹ?

Thông thường, chứng đầy hơi của trẻ có những biểu hiện như: bụng căng tròn, có âm thanh như gõ trống nếu vỗ nhẹ vào bụng, lười bú, biếng ăn, quấy khóc, nôn trớ sau ăn, ngủ không sâu giấc,...

Các triệu chứng đầy hơi này xuất hiện là do một số nguyên nhân như trẻ bú quá nhanh, bú không đúng tư thế nên nuốt nhiều khí, chế độ dinh dưỡng của mẹ không đảm bảo, dùng kháng sinh thường xuyên,... Trong đó, chế độ dinh dưỡng của mẹ không phù hợp là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng đầy hơi ở trẻ.

\>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị đầy hơi, khó tiêu phải làm sao?

Trẻ sơ sinh bị đầy hơi phải làm thế nào năm 2024

Tình trạng đầy hơi khiến trẻ sơ sinh cảm thấy khó chịu và quấy khóc thường xuyên.

Mẹ nên ăn gì để trẻ không bị đầy hơi?

Dưới đây là 10 loại thực phẩm mẹ nên ăn để hạn chế trẻ bị đầy hơi:

Sữa chua

Đối với trẻ sơ sinh bị đầy bụng, mẹ nên bổ sung 1 - 2 hũ sữa chua mỗi ngày để cải thiện tình trạng. Bởi các lợi khuẩn có trong sữa chua giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa của cả mẹ và bé.

Rau chân vịt

Khi bé bú sữa mẹ có dấu hiệu đầy hơi, mẹ nên thêm rau chân vịt vào chế độ ăn. Với hàm lượng Magie dồi dào, rau chân vịt giúp cơ nhu động ruột thư giãn, từ đó cải thiện chứng đầy hơi, nôn trớ và táo bón ở trẻ sơ sinh hiệu quả.

Cần tây

Cần tây là một trong những thực phẩm nên bổ sung vào chế độ ăn của mẹ bỉm sữa. Bởi hàm lượng Kali và chất xơ Inulin dồi dào trong cần tây có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động ổn định, giảm tình trạng khó tiêu, đầy hơi cho cả mẹ và bé.

Gừng

Với tình trạng trẻ sơ sinh bị đầy bụng, mẹ nên bổ sung củ gừng vào thực đơn ăn uống hàng ngày. Bởi trong gừng có nhiều hoạt chất Gingerol có công dụng kháng viêm, thúc đẩy nhu động ruột và ổn định chức năng tiêu hóa. Vậy nên, mẹ có thể ngậm một lát gừng tươi vào buổi sáng, hoặc có thể uống trà gừng kết hợp với mật ong hoặc chanh tươi giúp khắc phục chứng khó tiêu và tăng đề kháng cho trẻ.

\>>>Tham khảo thêm: Top những thực phẩm tăng đề kháng giúp bé khỏe mạnh

Đu đủ

Thành phần Enzyme papain trong đu đủ có chức năng tăng cường hoạt động tiêu hóa, giải phóng khí tích tụ trong dạ dày. Qua đó, giảm tình trạng đầy hơi, chướng bụng ở trẻ sơ sinh hiệu quả.

Chuối

Quả chuối chứa nhiều Kali, chất xơ hòa tan không chỉ khắc phục tình trạng đầy hơi, chướng bụng, mà còn ngăn ngừa táo bón ở trẻ sơ sinh hiệu quả.

Trẻ sơ sinh bị đầy hơi phải làm thế nào năm 2024

Nếu trẻ bú mẹ bị đầy bụng, mẹ nên ăn thêm chuối để cải thiện tình trạng.

Dưa chuột

Thành phần Flavonoid trong dưa chuột có tác dụng ngăn ngừa dị ứng, viêm đường ruột - một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đầy hơi ở trẻ sơ sinh. Vậy nên, chuối chính là gợi ý lý tưởng mẹ nên bổ sung vào chế độ ăn khi trẻ sơ sinh bị đầy hơi.

Khoai lang

Khoai lang có hàm lượng chất chống oxy hóa cao, giúp giảm viêm đường ruột, từ đó cải thiện tình trạng đầy bụng ở cả mẹ và trẻ sơ sinh bú mẹ.

Quả bơ

Quả bơ chứa nhiều chất xơ, giúp nuôi dưỡng và cải thiện hệ vi khuẩn đường ruột, góp phần cải thiện hoạt động hệ tiêu hóa của cả mẹ và bé.

Trà thảo mộc

Các loại trà thảo mộc như trà bạc hà, trà hoa cúc có tác dụng hỗ trợ giãn cơ trong hệ tiêu hóa, đẩy khí ra ngoài từ đó giảm căng tức, chướng bụng và đầy hơi hiệu quả.

Thực phẩm mẹ nên kiêng, tránh tình trạng trẻ bị đầy hơi

Dưới đây là những thực phẩm mẹ nên tránh để không gây ra những triệu chứng đầy hơi ở trẻ:

Rau họ cải

Các loại rau họ cải (bắp cải xanh, cải xoăn…) chứa nhiều Raffinose - loại đường phức hợp, gây ra tình trạng khó tiêu, đầy hơi cho mẹ và bé. Do đó, mẹ nuôi con bằng sữa mẹ không nên bổ sung rau họ cải vào bữa ăn.

Các loại đậu

Chất Carbohydrate chuỗi ngắn trong các loại đậu như đậu nành, đậu phộng sẽ gây ra tình trạng đầy hơi ở trẻ sơ sinh. Chính vì vậy, mẹ nên kiêng ăn các loại đậu này trong giai đoạn cho con bú.

Trẻ sơ sinh bị đầy hơi phải làm thế nào năm 2024

Đậu nành có chứa nhiều thành phần gây ra tình trạng đầy hơi, chướng bụng cho cả mẹ và bé.

Thực phẩm nhiều muối

Ăn quá nhiều muối là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng đầy bụng ở mẹ và trẻ. Mẹ nên ngăn chặn điều nay bằng cách giảm tiêu thụ thực phẩm nhiều muối như cá biển, dưa cải muối,...

Thực phẩm chiên xào

Thực phẩm chiên xào chứa nhiều chất béo chuyển hóa, làm biến đổi chất lượng sữa mẹ. Qua đó, gây ra nhiều vấn đề ở hệ tiêu hóa trẻ sơ sinh như nôn trớ, đầy bụng, táo bón,...

Đồ uống có gas

Đồ uống có gas có thể khiến sữa mẹ tích tụ Carbon dioxide dạng khí - lý do dẫn đến cảm giác đầy hơi, căng tức bụng, thậm chí đau bụng ở trẻ sơ sinh. Do đó, mẹ bỉm cho con bú nên hạn chế tiêu thụ đồ uống có gas nhé!

Cách ngăn ngừa đầy hơi cho trẻ sơ sinh

Ngoài việc nắm rõ trẻ sơ sinh bị đầy hơi mẹ nên ăn gì và kiêng gì, phụ huynh cũng nên áp dụng các cách dưới đây để cải thiện tiêu hóa cho trẻ:

  • Bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời: Sữa mẹ thanh mát, êm dịu với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ, hỗ trợ con hấp thu nhanh dưỡng chất, lớn khôn khỏe mạnh.
  • Cho trẻ bú với lượng sữa phù hợp, không nên cho trẻ bú quá no: Mẹ nên lưu ý cho trẻ bú chậm, với liều lượng vừa đủ và dừng khi con có phản ứng no để hệ tiêu hóa của con hoạt động tốt hơn.
  • Chọn sữa công thức mát dịu với hệ tiêu hóa: Nếu trẻ vừa bú mẹ vừa dùng sữa ngoài, mẹ hãy ưu tiên chọn sản phẩm có công thức dịu nhẹ với hệ tiêu hóa còn non nớt của con, giúp giảm tình trạng táo bón, đầy hơi và chướng bụng.

Hiện nay, sữa dê Kabrita được biết đến với nguồn dinh dưỡng mát lành từ thiên nhiên, phù hợp với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ sơ sinh. Cụ thể, sản phẩm chứa 100% đạm quý A2, không chứa đạm A1 khó tiêu, αs1-casein thấp tạo sữa đông mềm nhỏ, giúp trẻ tiêu hóa khỏe mạnh, từ đó giảm tình trạng đầy hơi, táo bón.

Bên cạnh đó, sữa còn chứa hàm lượng Oligosaccharides và Nucleotide tự nhiên phong phú giúp bảo vệ sức khỏe đường ruột của trẻ tối ưu. Kết hợp cùng thành phần Β-palmitate và chất xơ GOS dồi dào hỗ trợ trẻ tiêu hóa dễ dàng, tăng trưởng khỏe mạnh.

Trẻ sơ sinh bị đầy hơi phải làm thế nào năm 2024

Sữa dê Kabrita nhập khẩu chính hãng từ Hà Lan, có có công thức êm dịu, phù hợp với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ.

Sữa dê Kabrita có mùi thơm nhẹ, vị ngọt thanh tự nhiên nên mẹ có thể yên tâm cho con yêu làm quen và uống ngon miệng. Các mẹ có thể tìm mua sản phẩm phù hợp với độ tuổi của con yêu tại website, hoặc đến hệ thống siêu thị ConCung, Bibomart, Kidsplaza, Bé Bụ Bẫm, Babymall & Care trên toàn quốc.

Mẹ vừa cùng Kabrita khám phá giải đáp của câu hỏi trẻ sơ sinh bị đầy hơi mẹ nên ăn gì và kiêng gì. Nếu thấy con yêu có các dấu hiệu đầy hơi, chướng bụng mẹ hãy nhanh chóng thay đổi chế độ ăn uống để khắc phục tình trạng nhé! Khi cần tư vấn về sản phẩm Kabrita giàu dinh dưỡng, mẹ có thể liên hệ Hotline 1900 3453 để được giải đáp chi tiết.

Trẻ sơ sinh bị đầy hơi thì phải làm sao?

Cách xử trí tình trạng trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị đầy bụng.

Massage bụng cho bé Massage bụng là một trong những cách giảm tình trạng đầy bụng hiệu quả nhất. ... .

Giúp bé xì hơi. ... .

Chườm nóng bụng bé ... .

Giúp bé ợ hơi. ... .

Cử động chân đạp xe. ... .

Cho bé bú đúng tư thế ... .

Cho bé uống men vi sinh. ... .

Điều chỉnh lượng sữa..

Trẻ sơ sinh bị đầy bụng bao lâu thì khỏi?

Trẻ sơ sinh bị đầy bụng bao lâu thì khỏi? Thời gian cần thiết để bé khỏi tình trạng đầy bụng có thể khác nhau tùy theo nguyên nhân, tình trạng đầy bụng và thể trạng sức khỏe của bé. Thường thì hiện tượng đầy bụng tự giảm đi sau một vài giờ hoặc một vài ngày.

Làm sao để biết bé bị đầy hơi?

Sau 1 đến 2 giờ ăn, bụng trẻ có thể trở nên căng tròn và khi vỗ nhẹ vào bụng trẻ tạo ra âm thanh giống như tiếng trống..

Trẻ ợ hơi sau khi ăn..

Trẻ quấy khóc sau khi ăn, lười bú hoặc bỏ bú.

Trẻ đi tiêu phân lỏng hoặc không đánh rắm..

Bé sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng mẹ nên ăn gì?

Mẹ nên ăn gì để trẻ không bị đầy hơi?.

Sữa chua. Đối với trẻ sơ sinh bị đầy bụng, mẹ nên bổ sung 1 - 2 hũ sữa chua mỗi ngày để cải thiện tình trạng. ... .

Rau chân vịt. Khi bé bú sữa mẹ có dấu hiệu đầy hơi, mẹ nên thêm rau chân vịt vào chế độ ăn. ... .

Cần tây. ... .

Gừng. ... .

Đu đủ ... .

Chuối. ... .

Dưa chuột. ... .

Khoai lang..