Trẻ sốt cao bao nhiêu độ là nguy hiểm năm 2024

Sốt là bao nhiêu độ? Sốt là tình trạng xảy ra khi nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn giới hạn nhiệt độ bình thường, thường là từ 37 đến 37.5 độ. Khi các tác nhân gây bệnh, thường gặp nhất là ký sinh trùng và virus xâm nhập cơ thể, cơn sốt là phản ứng miễn dịch tự nhiên của cơ thể, nhằm chặn đứng và loại bỏ các tác nhân gây bệnh kể trên.

Sốt có những lợi ích rõ ràng như kích thích khả năng đáp ứng miễn dịch và tiêu diệt yếu tố xâm nhập từ bên ngoài. Ngoài ra, sốt có tác dụng kích thích quá trình chuyển hóa trong tế bào và tích lũy năng lượng dự trữ.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tốt, sốt cũng có những ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Khi bị sốt cao, cơ thể của trẻ sẽ đặc biệt cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, nhịp thở nhanh và ngắn. Ngoài ra, sốt còn khiến cơ thể bị mất nước và rối loạn chất điện giải. Trong trường hợp trẻ sốt cao trên 39 – 40 độ có thể gây ra co giật. Vậy trẻ sốt cao co giật có ảnh hưởng gì? Theo nhiều nghiên cứu, sốt cao co giật có ảnh hưởng các tổn thương thần kinh hoặc gây ra co giật rất nguy hiểm đối với trẻ em và trẻ sơ sinh.

Trẻ sốt cao bao nhiêu độ là nguy hiểm năm 2024

Khi bị sốt cao cần cho bé nghỉ ngơi

Khi trẻ sốt bố mẹ cần lưu ý những dấu hiệu nào?

  • Trẻ dưới 2 tháng tuổi bị sốt trên 38 độ C, trẻ bỏ bú, ngủ li bì hoặc khó đánh thức trẻ.
  • Trẻ sốt cao 40 độ ở bất cứ độ tuổi nào
  • Sốt kéo dài trên trong vòng 3 ngày
  • Sốt tái phát sau khi đã hạ sốt trong vòng 24h
  • Uống thuốc hạ sốt không hạ
  • Sốt cao co giật
  • Trẻ sốt và nôn sau khi ăn
  • Sốt cao kèm phát ban ở trẻ
  • Trẻ có tiền sử mắc các bệnh mãn tính

Khi bé có một trong bất kỳ dấu hiệu nguy hiểm nào kể trên, bố mẹ cần đưa bé đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ thăm khám và có hướng điều trị phù hợp.

Trường hợp bé sốt không có các dấu hiệu nguy hiểm

Trước hết bố mẹ cần bình tĩnh, thường xuyên kiểm tra thân nhiệt của bé thường xuyên và theo dõi các triệu chứng khác có thể xuất hiện.

Sau đó, nếu nhiệt độ của bé dưới 38.5 độ, bố mẹ nên thử các biện pháp hạ sốt: lau nước ấm ở nách, trán và bẹn trong 30 phút hoặc cho đến khi trẻ hạ nhiệt độ; cho bé mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi.

Khi bé sốt trên 38.5 độ, bố mẹ có thể dùng các loại thuốc hạ sốt cho bé có chứa Paracetamol như Hapacol. Liều dùng 10-15mg/kg/lần đối với Paracetamol, liều tối đa không quá 60mg/kg/ngày. Thời gian giữa 2 lần uống thuốc từ 4-8 giờ, và chỉ được cho uống khi trẻ vẫn sốt trên 38.5 độ. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo thuốc Hapacol 250 để điều trị cho trẻ

Ngoài ra, bố mẹ hãy tăng cường bù nước cho bé bằng cách tăng lần bú mẹ với trẻ vẫn đang bú. Đối với các bé lớn hơn, có thể dùng các thực phẩm lỏng, dễ tiêu như cháo, súp, nước trái cây…

Trẻ sốt cao bao nhiêu độ là nguy hiểm năm 2024

Vitamin C giúp trẻ tăng sức đề kháng

Những sai lầm nên tránh khi chăm sóc bé bị sốt cao 40 độ

  • Kể cả khi khi có hiện tượng sốt cao rét run ở trẻ em, không nên ủ ấm hoặc mặc nhiều lớp quần áo khi trẻ đang sốt để tránh tăng thân nhiệt dẫn tới sốt cao hơn.
  • Không nên dùng nước lạnh để lau mát cho trẻ vì nước lạnh sẽ gây ra hiện tượng run và cơ thể sẽ tìm cách gia tăng nhiệt độ để trẻ bớt run. Từ đó, gây ra hiện tượng sốt cao hơn.
  • Không nên dùng rượu hoặc cồn pha nước để lau mát cho bé vì có thể gây phỏng làn da non nớt của bé.
  • Tránh tâm lý sốt ruột cần cho trẻ hạ sốt nhanh mà vừa cho dùng thuốc hạ sốt đường uống và cả thuốc hạ sốt nhét hậu môn. Điều này có thể dẫn tới quá liều.

Bố mẹ cần lưu ý cần theo dõi sát sao tình trạng của trẻ khi bị sốt, và đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi có những dấu hiệu nguy hiểm đã được đề cập ở trên. Những trường hợp khác, bố mẹ có thể tích cực chăm sóc và theo dõi bé tại nhà.

Khi trẻ bị sốt cao là dấu hiệu trẻ đang bị một bệnh nào đó. Một trong những nguyên nhân hay gặp khi thời tiết nắng nóng là cảm nhiệt. Ngoài ra, sốt có thể gặp trong các bệnh cấp tính khác nhất là viêm đường hô hấp. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần biết cách xử trí tại nhà trước khi đưa trẻ tới cơ sở y tế khám tìm nguyên nhân.

Khi trẻ bị sốt cao là dấu hiệu trẻ đang bị một bệnh nào đó. Một trong những nguyên nhân hay gặp khi thời tiết nắng nóng là cảm nhiệt. Ngoài ra, sốt có thể gặp trong các bệnh cấp tính khác nhất là viêm đường hô hấp. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần biết cách xử trí tại nhà trước khi đưa trẻ tới cơ sở y tế khám tìm nguyên nhân.

Cảm nhiệt

Trẻ em, người cao tuổi và những người có bệnh mạn tính là những đối tượng dễ bị cảm nhiệt ghé thăm khi cơ thể mất khả năng điều chỉnh nhiệt độ riêng của mình. Khi ấy, trẻ có thể bị sốt cao 39oC hoặc hơn. Trẻ bị cảm nhiệt nếu không nhận được sự chú ý khẩn cấp của người lớn và sự can thiệp khẩn cấp của y tế có thể tử vong hoặc tàn tật vĩnh viễn do hậu quả của rối loạn điều hòa thân nhiệt. Vì thế, phụ huynh nên chú ý tránh để trẻ chơi ngoài trời nắng gắt, quá lâu, không nhắc trẻ uống đủ nước... đều có thể gây ra cảm nhiệt.

Dấu hiệu nhận biết

Khi thấy trẻ có biểu hiện mệt mỏi, quấy khóc, dễ nổi cáu, ngủ lơ mơ, mặt đỏ hoặc tái mét, rùng mình, thân nhiệt tăng đấy là biểu hiện của trẻ đang lên cơn sốt. Ở trẻ em, thân nhiệt bình thường nằm trong khoảng 37-37,5°C, khi lên đến 38°C là có sốt. Khi trẻ bị sốt có nghĩa là cơ thể bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn (vi khuẩn, virut, ký sinh trùng...) chủ yếu là các bệnh viêm amidan, viêm họng, viêm phổi, viêm tai giữa, tiêu chảy... Với mức sốt vừa 38-38,5°C thì cơ thể trẻ có thể chịu đựng được nhưng khi trẻ bị sốt cao ở nhiệt độ 39-40°C, thậm chí trong thời gian dài sẽ gây mất nước, rối loạn điện giải, rối loạn thần kinh, co giật, thiếu ôxy não, tổn thương các tế bào thần kinh, có thể hôn mê hoặc tử vong... Do đó, cách xử trí đúng và kịp thời khi trẻ bị sốt cao trước khi đưa được trẻ đến cơ sở y tế để thầy thuốc khám xác định nguyên nhân và chỉ định dùng thuốc là quan trọng, tránh được những hậu quả nặng nề, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Cách xử trí đúng khi trẻ bị sốt cao

Khi trẻ có những dấu hiệu sốt cao do bất cứ nguyên nhân nào cha mẹ hoặc người trông trẻ cần làm như sau: Để trẻ nằm ở nơi thông thoáng khí, hạn chế nhiều người vây quanh trẻ. Cặp nhiệt độ (có thể đặt nhiệt kế ở dưới nách hoặc ở hậu môn của trẻ). Nhiệt kế phải được giữ trong nách ít nhất 3 phút, cánh tay của trẻ áp sát vào ngực. Nhiệt độ của trẻ sẽ là số hiện trên nhiệt kế cộng thêm khoảng 0,3 - 0,4 độ. Ví dụ: nhiệt kế ghi 38°C thì thân nhiệt thực sự của bé khoảng 38,3 - 38,4°C. Nếu thân nhiệt của trẻ không quá 38°C: cởi bớt quần áo, không đắp chăn, chỉ mặc quần áo mỏng cho trẻ và theo dõi nhiệt độ của trẻ thường xuyên, cứ khoảng 1 giờ đo 1 lần. Nếu thân nhiệt của trẻ khoảng 38 - 38,5°C có thể hạ sốt cho trẻ bằng các phương pháp sau: cởi bỏ bớt quần áo, dùng phương pháp hạ sốt vật lý (chườm mát - lau người cho trẻ) và hạ sốt bằng thuốc hạ sốt thông thường. Phương pháp chườm là dùng khăn bông mềm, sạch, nhúng vào chậu nước, vắt hơi ráo rồi lau lên khắp mình trẻ, nhất là các vị trí như nách, bẹn, chờ bốc hơi thì lau tiếp cho tới khi thân nhiệt hạ xuống khoảng 37,5°C. Có thể tắm nhanh trong nước này. Nếu thân nhiệt của trẻ 38,5°C trở lên: Cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt paracetamol theo đúng liều lượng, cân nặng và khoảng cách giữa hai lần uống thuốc ghi trong hướng dẫn sử dụng. Nếu trẻ nhỏ buồn nôn không uống được thuốc thì có thể dùng viên đạn nhét hậu môn; Cho trẻ uống nhiều nước (nước đun sôi để nguội, nước đỗ, nước sinh tố cam, chanh..., tốt nhất là nước oresol, nếu trẻ còn bú thì cho bú nhiều hơn. Đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để khám tìm nguyên nhân gây sốt.

Những điều tránh làm khi trẻ sốt cao

Mặc nhiều quần áo ấm hoặc đắp chăn khi thấy trẻ sốt cao; Tuyệt đối không dùng nước đá để chườm cho trẻ sẽ khiến trẻ bị sốt cao hơn do cơ chế co mạch ngoại vi; Không xát chanh hay đánh gió cho trẻ; Không dùng nhiều loại thuốc có chung một thành phần để hạ sốt sẽ dẫn đến quá liều có thể gây ngộ độc.