Trên trời cao có bao nhiêu bậc thang hạnh phúc năm 2024

Trong bảng xếp hạng quốc gia hạnh phúc nhất thế giới năm 2022, Việt Nam tăng 2 bậc, lên vị trí 77 so với năm 2021.

Đây là kết quả được đưa ra trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới (World Happiness Report - WHR) 2022 công bố hôm 18/3, tức 2 ngày trước ngày Quốc tế Hạnh phúc.

Đánh giá về "Hạnh phúc" cơ bản dựa vào các chỉ số như tuổi thọ, sức khỏe, thu nhập bình quân đầu người, hỗ trợ xã hội trong thời kỳ khó khăn, mức độ tham nhũng và lòng tin xã hội. Cùng với đó là độ rộng lượng của cộng đồng và người dân được tự do đưa ra các quyết định quan trọng trong cuộc sống.

Các chỉ số trên được tổng hợp từ hơn 150 quốc gia, do Mạng lưới Giải pháp Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc thực hiện, lấy số liệu chủ yếu từ Gallup World.

Top 10 quốc gia hạnh phúc nhất thế giới lần lượt là: Phần Lan, Đan Mạch, Iceland, Thụy Sỹ, Hà Lan, Luxembourg, Thụy Điển, Na Uy, Israel và New Zealand.

Phần Lan là quốc gia 5,5 triệu dân có nhiều khu rừng và hồ nước. Đất nước nổi tiếng là có dịch vụ công tốt, người dân tin tưởng vào chính quyền, mức độ tội phạm và bất bình đẳng thấp.

So với năm 2021, Việt Nam tăng 2 bậc, lên vị trí 77; xếp hạng hạnh phúc năm 2020, Việt Nam đứng thứ 83.

Hy vọng từ lòng nhân ái giữa đại dịch

Một điểm sáng trong báo cáo hạnh phúc năm 2022 là chỉ số lo lắng, căng thẳng đã giảm vào năm thứ 2 của đại dịch COVID-19. Cụ thể, năm 2020 chỉ số này tăng 8%, trong khi năm 2021 chỉ tăng 4% so với trước đại dịch.

Báo cáo năm nay đã phát hiện một điểm tin tích cực trong bối cảnh những bất ổn trên toàn cầu gia tăng - đó là lòng nhân ái giữa con người với con người. "Những hoạt động đóng góp cho tổ chức từ thiện, giúp đỡ người lạ hoặc tham gia thiện nguyện đang xuất hiện ngày càng nhiều tại tất cả khu vực trên thế giới, so với trước đại dịch và năm 2020", ông John Helliwell, biên tập viên sáng lập báo cáo, nói với CNN.

Báo cáo được công bố trước Ngày Quốc tế Hạnh phúc (International Day of Happiness).

Liên Hợp Quốc quyết định lấy ngày 20/3 hàng năm để kỷ niệm ngày Quốc tế Hạnh phúc theo đề xuất của Bhutan, nơi được công nhận là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới.

Ngày Quốc tế Hạnh phúc được công bố chính thức vào tháng 6/2012. Một điều đặc biệt, vào ngày 20/3, mặt trời nằm ngang đường xích đạo nên độ dài ngày và đêm bằng nhau - là biểu tượng cho sự cân bằng, hài hòa của vũ trụ.

Đến nay, 193 quốc gia thành viên trong đó có Việt Nam cùng cam kết ủng hộ, hành động, nỗ lực nhiều hơn để xây dựng một thế giới hạnh phúc và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Theo Báo cáo Hạnh phúc Thế giới năm 2023 - báo cáo thường niên lần thứ 10 - vừa được công bố, các quốc gia châu Âu chiếm phần lớn trong top 10, dẫn đầu là Phần Lan.

Đây là năm thứ 6 liên tiếp Phần Lan giữ vị trí số 1 trong bảng xếp hạng quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Theo sau Phần Lan là Đan Mạch, Iceland, Israel, Hà Lan, Thụy Điển, Na Uy, Thụy Sỹ, Luxembourg và New Zealand.

Trong xếp hạng năm nay, Việt Nam tăng 12 bậc, từ vị trí 77 của năm ngoái lên vị trí thứ 65.

Báo cáo Hạnh phúc Thế giới xếp hạng các quốc gia theo thang điểm 10, dựa trên các tiêu chí gồm GDP bình quân đầu người, hỗ trợ xã hội, tuổi thọ, sự tự do trong lựa chọn cuộc sống, sự hào phóng, nhận thức về tham nhũng...

Cụ bà 87 tuổi Từ Triều Thanh trong câu chuyện “6.000 bậc thang tình yêu” này sẽ được hợp táng với cụ ông Lưu Quốc Giang vào ngày 10-11, đúng theo di nguyện của hai cụ lúc sinh thời. Cụ đã qua đời ngày 30-10 vừa qua trong vòng tay của những người thân yêu.

Một cuộc tình kết thúc ngọt ngào, nhưng câu chuyện từng lay động hàng triệu con tim này như vẫn còn mãi... Không phải là một chuyện tình trong tiểu thuyết hay điện ảnh lãng mạn, đây là chuyện thật ở vùng núi Bán Pha Đầu tại thôn Cao Than, thị trấn cổ Trung Sơn, quận Giang Tân, thành phố Trùng Khánh.

6.000 bậc thang tình yêu

"Tình yêu không phải là cái để phô diễn. Nó cần sự vị tha và hi sinh. Chuyện “sống vì nhau” khó hơn rất nhiều so với chuyện các bạn trẻ cứ nằng nặc đòi “chết vì nhau”"

Ngày đôi tình nhân này lần đầu gặp nhau cũng chính là lúc cô dâu họ Từ được gả cho một người đàn ông trong thôn. Cụ ông khi ấy vẫn còn là một cậu bé nghịch ngợm đến gãy cả răng cửa. Theo tập tục địa phương, đứa trẻ bị gãy răng cửa chỉ cần được “tân nương” sờ vào miệng thì răng sẽ mau mọc. Lúc được cô dâu Từ Triều Thanh sờ vào miệng, cậu bé họ Lưu ngày ấy như đã mơ hồ cảm thấy cú chạm đầu đời ấy như một định mệnh: “Tớ sẽ cưới một người giống hệt cô Từ làm vợ!” - cậu bé Lưu thường nói với bạn bè. Ngày ấy, ông chỉ mới 6 tuổi.

Cô Từ góa bụa sau khi chồng qua đời vì bệnh. Từ lúc ấy, có một chàng trai mới lớn cứ ngày ngày đến gánh nước, chẻ củi, đỡ đần cho cô. Không ít những lời xì xầm, những cái tắc lưỡi trong thôn.

Thế rồi một buổi sớm tháng 8-1956, người trong thôn phát hiện cô góa phụ họ Từ, khi ấy đã 29 tuổi, cùng bốn đứa con nhỏ bỗng mất tích. Chàng trai Lưu Quốc Giang, lúc này 19 tuổi, cũng bỏ thôn ra đi không lời từ biệt. Họ trốn vào một khu rừng sâu cao hơn 1.500m so với mực nước biển và sống ẩn dật trên đó hơn nửa thế kỷ.

Cho đến năm 2001, một đoàn du lịch thám hiểm vô tình phát hiện hơn 6.000 bậc thang kỳ lạ dẫn lên ngọn núi cao hẻo lánh do một người đàn ông đục đẽo để giúp vợ lên xuống núi an toàn dù chẳng mấy khi bà xuống núi. Suốt 57 năm liền, ngày nào ông cũng lần mò bên những bậc thang và lau dọn sạch sẽ để bà không bị trơn trượt khi lên xuống. Họ sống hơn nửa thế kỷ mà chưa từng rời nhau. Cho đến một ngày cuối năm 2007, người đàn ông bất ngờ qua đời sau cơn bạo bệnh.

Khúc hát dang dở...

Trên trời cao có bao nhiêu bậc thang hạnh phúc năm 2024
Phóng toCụ ông và cụ bà lúc sinh thời - Ảnh: Soso.com

Năm 2006, câu chuyện “6.000 bậc thang tình yêu” được bình chọn là “một trong 10 câu chuyện tình yêu kinh điển của Trung Quốc” và được dựng thành phim điện ảnh và truyền hình. Cụ ông Lưu Quốc Giang trở thành “một trong 10 nhân vật gây xúc động nhất Trùng Khánh năm 2006”.

Theo Thương Báo Thành Đô, chính quyền địa phương đang lên kế hoạch xây dựng bảo tàng tình yêu lưu giữ những món đồ kỷ niệm của hai ông bà.

Những ngày sống trên núi cao, mỗi lúc rảnh rỗi ông bà thường cùng nhau nhâm nhi ly rượu và đối đáp với nhau bài Thất thập vọng lang. Nhưng khi ông qua đời, khúc hát ấy chỉ vang lên từ một phía và rơi vào im lặng. “Kể từ khi cha qua đời, mẹ khóc nhiều hơn” - người con trai thứ ba Lưu Minh Sinh nói. Không biết đã bao năm tháng anh nhìn thấy nỗi đau đớn hiện lên trên khuôn mặt đã khô cả nước mắt của mẹ mình. “Có đôi lần mẹ vô tình buông những lời trách móc khiến người khác nghe thấy mà nhói cả lòng. “Ông nói ông khỏe, ông trẻ hơn tôi, ông hứa sẽ ở bên cạnh khi tôi qua đời. Nhưng ông nói mà không giữ lời...”.

Đoạn ghi hình cuộc trò chuyện giữa cụ bà và một phóng viên báo Trùng Khánh Buổi Chiều khiến nhiều người không cầm được nước mắt. “Ngày nào tôi cũng mắng ông ấy sao ông ấy lại ra đi một mình, chẳng thèm để tâm đến tôi. Tôi muốn ông ấy mang tôi theo”. Nói xong bà đưa tay áo quệt những giọt nước mắt lăn dài trên khuôn mặt nhăn nheo.

Ông mất, bà xuống núi với người con trai Lưu Minh Sinh, rời xa cái tổ ấm gắn bó hơn 50 năm trời. Anh Lưu cho biết có hai nơi anh thường hay tìm đến mỗi khi phát hiện mẹ mình “mất tích”. Đó là căn nhà bằng đất nơi ông bà sinh sống hơn nửa thế kỷ. “Cứ mỗi ba hôm, cụ bà lại leo hơn 6.000 bậc thang và ngồi thẫn thờ trong căn nhà cũ trên núi. Có lần mưa to gió lớn, cụ cứ nằng nặc đòi lên núi thăm nhà. Cụ khóc rưng rức khi lôi ra những mảnh chén vỡ và tấm vải cũ từ căn nhà đã bị sập hết một nửa do bão to”. Nơi thứ hai là phía cuối bậc thang dưới chân núi. Cụ bà thường hay đến đó với hai ly rượu, một ly cầm trên tay, ly còn lại rưới lên mộ cụ ông.

Có lần trò chuyện với báo Bắc Kinh Buổi Sáng, cụ bà nói: “Mỗi lúc thấy tôi xót lòng xót dạ vì nhìn thấy “cậu nhóc” lần mò đục đẽo các bậc thang, ông ấy lại bảo bậc thang xây xong rồi tôi có thể xuống núi dễ dàng, và cứ thế lặng lẽ làm tiếp”. Bà vẫn gọi ông bằng cái tên “cậu nhóc” hệt như lần đầu tiên hai người gặp mặt.

Ai cũng có thể xây “bậc thang tình yêu”

Tuy lúc nào cũng đau đáu nhớ cụ ông nhưng cụ bà luôn tỏ ra vui vẻ trước con cháu, đặc biệt là với những cặp tình nhân lặn lội lên núi để được cụ chúc phúc. Ngày qua ngày, số lượng các cặp tình nhân tìm đến ngày càng tăng. “Cụ vui vẻ với mọi người và luôn khuyên những người trẻ tuổi hãy yêu thương nhau chân thành” - tờ Thương Báo Trùng Khánh dẫn lời một bạn trẻ tên Bàng Du từng đến thăm cụ bà cách đây ba năm.

Người ta nói tình yêu của ông bà có sức lay động lòng người, bởi lẽ đây là câu chuyện thật của những con người có thật. “Họ chỉ là những nông dân bình dị với một tình yêu hết sức đời thường. Trên núi không có hoa hồng, cũng chẳng có những bữa tối lãng mạn với ánh nến lung linh, chỉ có những chiếc áo cộc chống chọi với giá lạnh khắc nghiệt và cuộc sống vô cùng gian nan chốn thâm sâu cùng cốc. 6.000 bậc thang tình yêu là biểu hiện của sự hi sinh và lòng vị tha cao cả của hai con người yêu thương nhau chân thành, lặng lẽ, không màu mè, không ồn ào mà họ dành cho nhau” - Báo Chiều Dương Châu viết.

Một bạn trẻ có biệt danh “@it’s my life” viết: “Tình yêu thật sự không phải là yêu sâu đậm bao nhiêu, mà là anh có thể yêu người đó trong bao lâu!”. Báo Tứ Xuyên Online cũng viết: “Tình yêu không phải là việc tặng 999 đóa hoa hồng cho người mình yêu, mà phải được thể hiện trong những năm tháng đời thường bên cạnh người vợ, người chồng của mình”. “Với yêu thương chân thành, bạn cũng có thể tạo được những bậc thang tình yêu trong chính cuộc sống bình thường của gia đình mình” - Báo Chiều Dương Châu viết.