Trình bày hệ quả giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế

I. KHÁI QUÁT VỀ VŨ TRỤ, HỆ MẶT TRỜI, TRÁI ĐẤT TRONG HỆ MẶT TRỜI

1. Vũ Trụ

- Là khoảng không gian vô tận chứa hàng trăm tỉ thiên hà.

- Thiên hà chứa hệ Mặt Trời trong đó có Trái Đất gọi là Dải Ngân Hà.

2. Hệ Mặt Trời

- Khái niêm: Hệ Mặt Trời là một tập hợp các thiên thể nằm trong Dải Ngân Hà.

- Hệ Mặt Trời gồm có:

+ Mặt Trời ở trung tâm.

+ Các thiên thể chuyển động xung quanh: các hành tinh, tiểu hành tinh, vệ tinh, sao chổi, các thiên thạch.

+ Các đám bụi khí.

- Hệ Mặt Trời có 8 hành tinh: Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh và Hải Vương tinh.

3. Trái Đất trong Hệ Mặt Trời

- Vị trí thứ 3 tính từ Mặt Trời trở ra, khoảng cách trung bình từ Mặt Trời đến Trái Đất là 149,6 triệu km.  

- Là hành tinh duy nhất trong Hệ Mặt Trời có sự sống.

- Trái Đất vừa tự quay quanh trục vừa tịnh tiến xung quanh Mặt Trời.

II. HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT

1. Sự luân phiên ngày, đêm

- Do Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục nên có hiện tượng luân phiên ngày và đêm.

2. Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế

- Bề mặt Trái Đất được chia thành 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15 độ kinh tuyến.

- Giờ quốc tế: giờ ở múi số 0 được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT.

- Giờ ở múi bên phải số 0 sớm hơn giờ ở múi bên trái số 0.

- Việt Nam thuộc múi giờ số 7.

- Kinh tuyến 180 là kinh tuyến đổi ngày quốc tế.

Trình bày hệ quả giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế
Trình bày hệ quả giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế



3. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể

- Lực làm lệch hướng là lực Côriôlit.

- Biểu hiện:

+ Nữa cầu Bắc lệch về bên phải.

+ Nữa cầu Nam lệch về bên trái.

Trình bày hệ quả giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế


Trình bày hệ quả giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế

- Nguyên nhân: do Trái Đất tự quay theo hướng ngược chiều kim đồng hồ với các vận tốc dài khác nhau ở các vĩ độ.

- Lực Côriôlit tác động đến sự chuyển động của các khối khí, dòng biển, dòng sông, đường đạn bay trên bề mặt Trái Đất.



Page 2

Trình bày hệ quả giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế

SureLRN

Trình bày hệ quả giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế

Hình khối cầu của Trái đất luôn được Mặt Trời chiếu sáng một nửa, vì thế đã sinh ra ngày và đêm, do Trái đất tự quay quanh trục, nên mọi nơi bề mặt của Trái Đất đều lần lượt được mặt trời chiếu sáng.

Trái Đất có hình khối cầu và tự quay quanh trục từ tây sang đông nên trong cùng một thời điểm, người đứng ở kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt trời ở độ cao khác, các điểm thuộc kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau, ( giờ địa phương hay giờ mặt trời).

Để cho việc tính giờ và giao dịch quốc tế, người ta chia bề mặt Trái đất thành 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15 độ kinh tuyến. Giờ ở múi số 0 sẽ được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT ( Greenwich Mean Time). Việt Nam thuộc múi giờ số 7.

Khi Trái đất tự quay quanh trục, mọi địa điểm thuộc các vĩ độ khác nhau ở bề mặt Trái đất ( trừ hai cực), đều có vận tốc dài khác nhau và chuyển hướng từ tây sang đông. Do vậy các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái đất sẽ bị lệch so với hướng ba đầu.

Hiện tượng Mặt trời ở đúng đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa ( tia sáng mặt trời chiếu thẳng góc với tiếp tuyến ở bề mặt trái đất) được gọi là Mặt trời lên thiên đỉnh. Ở Trái đất, hiện tượng này chỉ cần lần lượt xảy ra tại các địa điểm từ vĩ tuyến 23º27N ( ngày 22 – 12 cho tới 23º27B ( ngày 22 – 6) rồi lại xuống vĩ tuyến 23º22’N, điều đó làm cho ta có cảm giác Mặt trời di chuyển.

Mùa là một phần thời gian của năm, nhưng có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu. Nguyên nhân gây ra các mùa là do trục trặc của Trái đất nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất không đổi phương trong không gian.

Các nước theo dương lịch ở bán cầu Bắc lấy bốn ngày: xuân phân ( 21 – 3), hạ chí ( 22 – 6), thu phân ( 23- 9) và đông chí( 22 – 12) là bốn ngày khởi đầu của bốn mùa. Ở bán cầu Nam, bốn mùa diễn ra ngược với bán cầu Bắc.

Trong khoảng thời gian từ ngày 21 – 3 đến 23 – 9 , bán cầu Bắc ngả về phía Mặt trời, nên bán cầu này có góc chiếu sáng lớn, diện tích chiếu sáng lớn hơn diện tích khuất trong bóng tối, đó là mùa xuân và hạ của bán cầu Bắc, ngày dài hơn đêm.

Trong khoảng thời gian từ ngày 23 – 9 đến 21 – 3, bán cầu Nam ngả về phía Mặt trời, nên bán cầu này có góc độ chiếu sáng lớn, đó là mùa xuân và mùa hạ của bán cầu Nam, ngày dài hơn đêm. Ở bán cầu Bắc thì ngược lại.

Riêng hai ngày 21 – 3 và 23 – 9, Mặt thẳng góc xuống Xích đạo lúc 12 giờ trưa nên thời gian chiếu sáng cho hai bán cầu là như nhau.

Ở Xích đạo, quanh năm có độ dài ngày và đêm khác nhau, càng xa Xích đạo, độ dài ngày và đêm càng chênh lệch nhiều.

Câu 1:

Nếu Trái đất không tự quay theo hướng từ Tây sang Đông thì điều gì sẽ xảy ra trên Trái đất?

Câu 2:

Hãy phân biệt sự khác nhau giữa giờ địa phương và giờ múi.

Câu 3:

Vì sao có đường chuyển ngày quốc tế. Nêu quy ước quốc tế về đổi ngày?

Câu 4:

Thế nào là chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt trời? Tại sao có chuyển động này?

Câu 5:

Mùa ở hai nửa cầu diễn ra như thế nào? Giải thích tại sao như thế.

Câu 1:

Trên Trái đất có ngày và đêm luân phiên nhau là do.

  • Trái đất có hình khối cầu
  • Trái đất tự quay quanh trục Bắc – Nam
  • Trái đất vừa tự quay, vừa chuyển động quanh Mặt trời
  • Trái đất là hành tinh của hệ Mặt trời, có hình khối cầu và tự quay quanh trục Bắc – Nam.

Câu 2:

Theo quy ước, đường chuyển ngày quốc tế là.

  • đường phân biệt ngày đêm trên Trái đất
  • kinh tuyến qua giữa múi giờ gốc
  • kinh tuyến 180º ở giữa múi giờ số 12 trên Thái Bình dương
  • kinh tuyến đi qua giữa Thái Bình dương

Câu 3:

Phải chọn một kinh tuyến làm đường đổi ngày quốc tế vì

  • cùng một lúc trên Trái đất có thời gian khác nhau giữa các địa điểm
  • trên Trái đất bao giờ cũng có hai ngày khác nhau
  • có sự luân phiên trên Trái đất
  • theo quy ước tính giờ, trên Trái đấr bao giờ cũng có một múi giờ mà ở đó có hai ngày lịch khác nhau.

Câu 4:

Số lượng khu vực giờ của mỗi quốc gia tương quan thuận với diện tích lãnh thổ của quốc gia đó.

Câu 5:

Quốc gia nào dưới đây có lãnh thổ rộng lớn nhưng chỉ dùng chung một giờ cho cả nước?

  • Liên Bang Nga
  • Ca – na – da
  • Trung Quốc
  • Hoa Kỳ

Câu 6:

Quốc gia nào sau đây đón năm mới ( theo dương lịch sớm hơn cả?)

  • Hoa kỳ
  • Anh
  • Nhật Bản
  • Trung Quốc

Câu 7:

Giờ của địa phương là.

  • giờ của kinh tuyến qua địa phương đó
  • giờ Mặt trời
  • giờ của khu vực có giờ địa phương đó
  • A và B đúng.