Ví dụ vi pham pháp luật và trách nhiệm pháp lý

Các quy định về vi phạm pháp luật? Các quy định về trách nhiệm pháp lý? Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý có mối quan hệ như thế nào?

Ngày nay, pháp luật không chỉ nhìn nhận là của “riêng” nhà nước là công cụ để nhà nước tổ chức và quản lí xã hội. Mà ngược lại, pháp luật đã dần trở thành “tài sản” chung của toàn xã hội, là một loại quy tắc ứng xử đặc biệt quan trọng trong đời sống cũng như là yếu tố thiết yếu cho cuộc sống. Nếu một cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật thì sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý tương ứng. Vậy Mối quan hệ giữa vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý như thế nào?

Dịch vụ Luật sư tư vấn pháp luật qua điện thoại: 1900.6568

1. Các quy định về vi phạm pháp luật:

Pháp luật Việt Nam chưa có điều luật quy định rõ ràng về định nghĩa vi phạm pháp luật. Theo cách hiểu phổ biến thì vi phạm pháp luật là: vi phạm pháp luật là chủ thể thực hiện hành vi trái luật, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện và đã xâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ như: sử dụng, tàng trữ, buôn bán trái phép chất ma túy; mua bán đất trái pháp luật, điều khiển xe khi không có bằng lái.…

Xác định dấu hiệu của một hành vi có vi phạm pháp luật hay không đóng vai trò rất quan trọng bởi vì khi không xác định rõ dễ dẫn đến nhầm lẫn với vi phạm chuẩn mực đạo đức và các loại vi phạm khác. Vì vậy, để xác định hành vi vi phạm pháp luật có thể thông qua các dấu hiệu sau:

– Người vi phạm có hành vi trái pháp luật và gây ra nguy hiểm cho xã hội: Việc xác định hành vi có nguy hiểm cho xã hội giúp phân biệt vi phạm pháp luật với vi phạm tập quán, đạo đức, .…Thêm nữa, hành vi được xem là vi phạm pháp luật bắt buộc phải xâm phạm tới các quan hệ được pháp luật bảo vệ và gây nguy hiểm cho xã hội.

– Người vi phạm thực hiện hành vi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện: Nghĩa là, chủ thể không có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện hành vi thì không bị coi là vi phạm pháp luật. Theo đó, năng lực trách nhiệm pháp lý của một người là khả năng mà pháp luật quy định cho chủ thể phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình. Ví dụ chủ thể là cá nhân xác định từ khi đạt đến một độ tuổi nhất định và trí tuệ phát triển bình thường.

– Đây là hành vi có lỗi của chủ thể: Nghĩa là hành vi trái pháp luật mà có lỗi của chủ thể thì mới bị coi là vi phạm pháp luật. Xác định lỗi của chủ thể cụ thể chính là xác định thái độ của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật của mình gây ra. Đây được coi là yếu tố chủ quan trong các định vi phạm. Ví dụ: A thực hiện hành vi trong điều kiện hoàn cảnh khách quan, xác định lỗi thì A không có lỗi vô ý và không có lỗi cố ý thực hiện hoặc không nhận thức được hành vi của mình có thể để lại hậu quả gì thì hành vi của A không bị xem là hành vi vi phạm pháp luật bởi vì hành vi không có lỗi.

– Người vi phạm xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ và xác lập, trong đó các mối quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ và xác lập bao gồm những mối quan hệ sau:

+ Quan hệ nhân thân: liên quan đến kết hôn, đăng ký hộ khẩu,…

+ Quan hệ tài sản: Liên quan đến các giao dịch như mua bán đất,…

Xem thêm: Phân tích các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật? Lấy ví dụ?

Các vi phạm pháp luật được chia thành 4 loại khác nhau, cụ thể:

– Vi phạm hình sự;

– Vi phạm dân sự;

– Vi phạm hành chính;

– Vi phạm kỷ luật.

Với mỗi loại khác nhau của vi phạm pháp luật thì trách nhiệm pháp lý gắn với mỗi loại vi phạm cũng được xác định khác nhau.

2. Các quy định về trách nhiệm pháp lý:

Trách nhiệm pháp lý là các hậu quả bất lợi mà chủ thể vi phạm phải gánh chịu vì hành vi vi phạm pháp luật của mình gây ra (hoặc của người mà mình giám hộ hoặc bảo lãnh). Theo đó, không tương tự như các loại hình trách nhiệm khác, trách nhiệm pháp lý luôn gắn liền với các biện pháp cưỡng chế Nhà nước, các hình thức cưỡng chế này được quy định rất rõ ràng, cụ thể, rõ ràng tại văn phản pháp luật.

Tương ứng với mỗi loại vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lý cũng được xác định khác nhau, cụ thể:

Xem thêm: Vi phạm pháp luật dân sự là gì? Lấy ví dụ về vi phạm dân sự?

– Trách nhiệm pháp lý hình sự: Là loại trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất trong các loại trách nhiệm bởi vì Toà án sẽ áp dụng đối với những người có hành vi phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự. Một số chế tài hình sự bị áp dụng như phạt tù, cải tạo không giam giữ, phạt tiền, trục xuất, cảnh cáo …..

– Trách nhiệm pháp lý hành chính: Là loại trách nhiệm pháp lý do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng đối với chủ thể thực hiện hành vi phạm pháp luật hành chính. Một số các chế tại áp dụng với trách nhiệm pháp lý hành chính như hình thức phạt tiền, cảnh cáo, tịch thu giấy phép

– Trách nhiệm pháp lý dân sự: Là loại trách nhiệm pháp luật do Toà án hoặc các chủ thể khác theo quy định của pháp luật áp dụng đối với những chủ thể vi phạm pháp luật dân sự. Một số các chế tại áp dụng với trách nhiệm pháp lý hành chính chủ yếu là bồi thường thiệt hại trong hoặc ngoài hợp đồng.

– Trách nhiệm pháp lý kỷ luật: là loại trách nhiệm pháp lý do thủ trưởng tổ chức, cơ quan Nhà nước áp dụng đối với cán bộ, công chức,… trong cơ quan, tổ chức của mình khi họ vi phạm pháp luật. Một số biện pháp áp dụng như hạ bậc lương, cách chức buộc thôi việc,……

– Trách nhiệm hiến pháp là trách nhiệm của một chủ thể phải gánh chịu khi họ vi phạm luật hiến pháp, chế tài đi kèm trách nhiệm này được quy định trong luật hiến pháp.

– Trách nhiệm hiến pháp vừa là một dạng trách nhiệm pháp lý vừa là trách nhiệm chính trị nhưng hẹp hơn trách nhiệm chính trị. Chủ thể vi phạm trách nhiệm pháp lý là chủ thể có hành vi trực tiếp vi phạm hiến pháp. Ví dụ cụ thể: đại biểu dân cử có thể bị miễn nhiệm khi không còn xứng đáng, có các hành vi vi phạm nghiệm trọng với sự tín nhiệm của nhân dân. Chủ thể phải chịu trách nhiệm này chủ yếu là các cơ quan trong bộ máy nhà nước và những người có chức vụ trong các cơ quan nhà nước.

– Trách nhiệm pháp lý của quốc gia trong quan hệ quốc tế: Quốc gia cũng là một chủ thể trong luật quốc tế nên cũng có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế trong quan hệ quốc tế. Cơ sở phát sinh trách nhiệm này là các từ hành vi vi phạm luật quốc tế của quốc gia. Ví dụ, quốc gia ban hành luật trái với luật quốc tế và không thực hiện các cam kết quốc tế mà mình đã công nhận hoặc không ngăn chặn kịp thời những hành vi cực đoan tấn công cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài của người biểu tình… Trách nhiệm này cũng có thể phát sinh ngay cả khi có hành vi mà luật quốc tế không cấm. Ví dụ, Quốc gia chế tạo rồi sử dụng nhà máy điện nguyên tử, tên lửa vũ trụ, tàu năng lượng hạt nhân, ..… đã gây ra các thiệt hại về tài sản, tính mạng cho các chủ thể khác của luật quốc tế bảo vệ.

3. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý có mối liên quan như thế nào?

Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý có mối quan hệ khăng khít với nhau, cụ thể như sau:

Xem thêm: Trách nhiệm là gì? Biểu hiện và cách trở thành người có trách nhiệm?

– Trách nhiệm pháp lý cũng là hậu quả của việc vi phạm pháp luật và chỉ phát sinh khi có sự việc vi phạm pháp luật xảy ra. Ngược lại, vi phạm pháp luật bao giờ cũng là tiền đề, là cơ sở của việc truy cứu trách nhiệm pháp lí đối với các chủ thể là cá nhân, tổ chức.

– Ứng với mỗi hành vi vi phạm bị pháp luật cá nhân, pháp nhân có thể chịu một hay nhiều trách nhiệm pháp lý tương ứng.

– Trách nhiệm pháp lý được điều chỉnh trong phạm vi quan hệ pháp luật nhất định và được thực hiện bởi hai chủ thể: cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm pháp luật và cơ quan nhà nước.Qua đó, để khẳng định chắc chắn một cá nhân, tổ chức có lỗi phải  chịu trách nhiệm pháp lý trong việc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hay không thì cần phải tuân thủ trình tự đặc biệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định pháp luật.

Chủ thể có thẩm quyền giải quyết vấn đề trách nhiệm pháp lý của người đã thực hiện vi phạm pháp luật bao gồm cơ quan nhà nước có thẩm quyền và người có chức vụ theo quy định pháp luật có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm đó.
Ví dụ về mối quan hệ giữa vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý: Đối với hành vi Không đội mũ bảo hiểm cho người điều khiển xe mô tô và xe máy hoặc trường hợp chủ thể đội mũ nhưng không cài quai mũ bảo hiểm cho người điều khiển mô tô, xe máy khi tham gia giao thông trên đường bộ.

Đây là một hành vi vi phạm pháp luật về giao thông. Hành vi vi phạm này dẫn đến hậu quả phải chịu trách nhiệm pháp lý tương ứng. Trách nhiệm pháp lý căn cứ điểm b khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ – CP thì bị phạt tiền từ 400.000 đến 600.000 đồng.

Qua trình hội nhập, toàn cầu hóa và hài hòa hệ thống pháp luật đòi hỏi phải dựa trên một nền tảng tư duy pháp lý phù hợp. Trách nhiệm pháp lý được nhận diện là một yếu tố quan trọng của cơ chế điều chỉnh pháp luật bởi vai trò cơ bản của nó không chỉ khôi phục, bảo vệ các quan hệ xã hội mà còn có tính răn đe, phòng ngừa, giáo dục và cải tạo. Vậy, hiện nay các loại trách nhiệm pháp lý? Ví dụ trách nhiệm pháp lý như thế nào?

Sau đây, Chúng tôi sẽ giới thiệu tới quý vị những nội dung sau để hỗ trợ khách hàng những thông tin cần thiết liên quan đến trách nhiệm pháp lý.

Trách nhiệm pháp lý là gì?

Trách nhiệm pháp lý là những việc mà theo quy định của pháp luật cá nhân, tổ chức phải thực hiện theo các mức độ là trách nhiệm hình sự, hành chính hay bồi thường dân sự dựa vào tính chất, mức độ hành vi vi phạm gây ra.

Ví dụ vi pham pháp luật và trách nhiệm pháp lý

Các loại trách nhiệm pháp lý

Trách nhiệm pháp lý có nhiều loại, do đó việc phân loại có ý nghĩa quan trọng về cả phương diện lý luận và thực tiễn. Trong khoa học pháp lý, đưa ra nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại trách nhiệm pháp lý, cụ thể là:

Thứ nhất: Dựa theo chủ thể vi phạm pháp luật trách nhiệm pháp lý được chia thành hai loại cơ bản là trách nhiệm pháp lý của cá nhân và trách nhiệm pháp lý của tổ chức.

Thứ hai: Dựa trên sự phân loại vi phạm pháp luật trách nhiệm pháp lý được chia thành bốn loại gồm: trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính và trách nhiệm kỷ luật.

– Trách nhiệm hình sự là loại trách nhiệm pháp lý thể hiện thái độ trừng trị nghiêm khắc nhất của nhà nước đối với kẻ phạm tội. Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý bất lợi của việc thực hiện tội phạm mà cá nhân người phạm tội phải gánh chịu trước nhà nước, thể hiện ở bản án kết tội của tòa án, hình phạt đối với người phạm tội và dấu hiệu án tích của người đó.

– Trách nhiệm hành chính là hậu của pháp ký bất lợi mà các chủ thể là cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu khi có vi phạm hành chính. Trách nhiệm hành chính chủ yếu do các chủ thể quản lý hành chính áp dụng với mọi chủ thể nếu có hành vi vi phạm hành chính.

– Trách nhiệm dân sự là hậu quả pháp lý bất lợi mà các chủ thể cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu khi có vi phạm dân sự hoặc khi có thiệt hại xảy ra do các nguyên nhân khác được pháp luật quy định. Trách nhiệm dân sự do tòa án áp dụng.

– Trách nhiệm kỷ luật phát sinh do vi phạm pháp luật hoặc vi phạm các quy tắc xác lập trật tự nội bộ đơn vị, cơ sở. Trách nhiệm kỷ luật do chủ thể có thẩm quyền áp dụng với cá nhân, tổ chức gắn với quan hệ lệ thuộc khi có vi phạm pháp luật

Thứ ba: Dựa vào ý chí của chủ thể về sự phân hóa hành vi vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lý được chia thành trách nhiệm pháp lý đơn phương và trách nhiệm pháp lý đa phương.

– Trách nhiệm pháp lý đơn phương là dạng trách nhiệm pháp lý phát sinh khi một chủ thể tự mình thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, không có sự liên đới với chủ thể khác. Loại trách nhiệm này thường nhận thấy trong trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh đầu tư do chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các nghĩa vụ pháp lý chung hoặc nghĩa vụ pháp lý theo phần.

– Trách nhiệm pháp lý đa phương là trách nhiệm của nhiều bên hay nhiều chủ thể trong một vi phạm pháp luật.

Thứ tư: Dựa vào thiệt hại thực tế của vi phạm pháp luật và phương thức bồi hoàn của chủ thể, trách nhiệm pháp lý được chia thành trách nhiệm pháp lý vật chất và trách nhiệm pháp lý phi vật chất.

Thứ năm: Dựa vào vai trò của chủ thể, trách nhiệm pháp lý được chia thành trách nhiệm chính thức và trách nhiệm liên đới.

– Trách nhiệm chính thức là trách nhiệm do chủ thể trực tiếp thực hiện hành vi vi phạm pháp luật gánh chịu.

– Trách nhiệm liên đới là trách nhiệm mà chủ thể không trực tiếp thực hiện hành vi gây ra hậu quả đó nhưng đã có ảnh hưởng hoặc gián tiếp vào việc gây ra hậu quả đó.

Thứ sáu: Dựa theo lĩnh vực được pháp luật điều chỉnh. Trách nhiệm pháp lý được nhận diện theo từng lĩnh vực cụ thể. Chẳng hạn: trách nhiệm pháp lý trong quản lý đất đai, trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực lao động, trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực xây dựng….

Ví dụ trách nhiệm pháp lý

Ví dụ 1: Công ty A và công ty B ký hợp đồng hợp tác cung ứng vật liệu, đang trong quá trình thực hiện hợp đồng công ty A đơn phương chấm dứt hợp đồng gây thiệt hại nghiêm trọng cho công ty B trong quá trình sản xuất sản phẩm. Trong trường hợp này trách nhiệm pháp lý của công ty A là phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty B theo quy định của hợp đồng và theo pháp luật. Đây là một loại trách nhiệm pháp lý đơn phương.

Ví dụ 2: Anh A có hành vi dùng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giả để anh B đặt cọc mua đất và nhận số tiền đặt cọc 500 triệu và không trả lại khi anh B phát hiện. Trong trường hợp này anh A đã phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và phải chịu trách nhiệm pháp lý hình sự theo bản án mà tòa án tuyên.

Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến các loại trách nhiệm pháp lý? Ví dụ trách nhiệm pháp lý. Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết trên, quý vị có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng nhất.