Xét nghiệm máu pct là gì

Procalcitonin (PCT) là tiền chất của hormone tuyến giáp có tên calcitonin (gồm 116 axit amin). Procalcitonin thường được sản xuất bởi các tế bào C trong tuyến giáp và hiện diện trong máu với nồng độ thấp. Tuy nhiên, nó cũng có thể được sản xuất bởi các tế bào khác trong cơ thể như tế bào gan, phổi, monocyte,… khi bị kích thích bởi một tổn thương nặng, đặc biệt trong nhiễm khuẩn toàn thân. Nơi tổng hợp và giải phóng procalcitonin chủ yếu là tại gan. Trong huyết tương, procalcitonin có thời gian bán hủy từ 19–24 giờ.

Định lượng procalcitonin là gì?

Procalcitonin có tính đặc hiệu cao khi đáp ứng với nhiễm khuẩn toàn thân nặng. Khi cơ thể nhiễm khuẩn, nồng độ procalcitonin sẽ gia tăng sau khoảng 2 giờ. Do đó, procalcitonin thích hợp dùng để hướng dẫn điều trị và đánh giá tiên lượng bệnh. Khi hồi phục khỏi tình trạng nhiễm khuẩn, procalcitonin sẽ trở lại giá trị bình thường trong vài ngày.

Định lượng procalcitonin giúp đo lượng procalcitonin trong huyết tương. Phương pháp này giúp chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết và xác định nguy cơ tiến triển thành nhiễm khuẩn huyết nặng cũng như sốc nhiễm khuẩn. Ngoài ra định lượng procalcitonin còn giúp phân biệt giữa các bệnh có nguồn gốc vi khuẩn và không vi khuẩn, từ đó bác sĩ có thể quyết định điều trị cho người bệnh bằng kháng sinh hay không. Vì nếu lạm dụng kháng sinh hay bỏ sót một bệnh lý nhiễm khuẩn đều có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Khi dùng kháng sinh không đúng dễ gây ra tình trạng đa kháng kháng sinh nguy hiểm.

Khi nào bạn cần định lượng procalcitonin?

Định lượng procalcitonin được chỉ định hỗ trợ trong các trường hợp:

  • Chẩn đoán phân biệt viêm do nhiễm khuẩn (chẳng hạn như viêm màng não) và viêm không do nhiễm khuẩn.
  • Theo dõi các bệnh nhân có nguy cơ nhiễm khuẩn, phát hiện sớm các nhiễm khuẩn ảnh hưởng hệ thống hoặc các biến chứng của nhiễm khuẩn, đặc biệt trong nhiễm khuẩn huyết (nhiễm trùng máu).
  • Đánh giá tiên lượng và diễn biến của các bệnh viêm nặng như viêm phúc mạc, hội chứng đáp ứng viêm toàn thân và hội chứng suy đa tạng.
  • Chỉ dẫn, đánh giá hiệu quả sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn.
  • Chẩn đoán nhiễm khuẩn ở trẻ em bị nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm phổi.

Ngoài ra, nếu bị tổn thương mô do chấn thương, phẫu thuật hoặc bỏng, nghi ngờ nhiễm vi khuẩn thứ cấp, người bệnh cũng có thể được chỉ định thực hiện định lượng procalcitonin.

MPV là thể tích trung bình của một tiểu cầu, trị số này dao động từ 6,5 đến 11 femtoliter ( 1 femtoliter tương ứng với 1/1 triệu l) với cơ thể khỏe mạnh.

Khi chỉ số này tăng là dấu hiệu của các bệnh tiểu đường, tim mạch, stress ,… Chỉ số MPV giảm khi cơ thể thiếu máu, mắc bạch cầu cấp hay khi thực hiện hóa trị liệu ung thư,..

Thể tích khối tiểu cầu (PCT)

PCT là thể tích khối tiểu cầu hay là tỉ lệ thế tích tiểu cầu trên toàn bộ thể tích máu. Giá trị bình thường của chỉ số này là từ 0,1% đến 0,5%.

Khi chỉ số PCT vượt quá 0,5%, điều này cho thấy bạn có thể bị ung thư đại trực tràng. Chỉ số PCT giảm dưới mức 0,1% cho thấy cơ thể nhiễm nội độc tố hay do rượu gây ra.

Xét nghiệm máu pct là gì

Độ phân bố tiểu cầu (PDW)

Độ phân bố tiểu cầu (hay PDW) là chỉ số đo sự phân bố của tế bào tiểu cầu trong một thể tích máu. Ở trạng thái ổn định, giá trị này ở mức từ 6% đến 18%.

Chỉ số PDW tăng là dấu hiệu của nhiễm khuẩn huyết gram dương/gram âm, ung thư phổi hoặc bệnh hồng cầu liềm. PDW giảm khi bạn dùng quá nhiều rượu.

Tỉ lệ phần trăm bạch cầu trung tính (NEUT%)

Tỉ lệ phần trăm bạch cầu trung tính (hay NEUT%) là tỉ lệ bạch cầu trung tính trong tổng số bạch cầu trong cơ thể. Cơ thể bình thường khi chỉ số này ở khoảng từ 43% đến 76%.

Khi tỉ lệ này trên 76%, nguyên nhân có thể do nhồi máu cơ tim, stress hoặc là dấu hiệu của nhiễm khuẩn cấp, các ung thư (neopasms) hoặc bệnh bạch cầu dòng tủy. Tỉ lệ NEUT% dưới 43% do nhiễm virut, do các thuốc ức chế miễn dịch, xạ trị hoặc do cơ thể thiếu máu.

Tỉ lệ phần trăm bạch cầu Lympho (LYM%)

Tỉ lệ phần trăm bạch cầu Lympho ( hay LYM%) là là tỉ lệ bạch cầu Lympho trong tổng số bạch cầu trong cơ thể. Giá trị bình thường của chỉ số này là từ 17% đến 48%.

Khi cơ thể bị nhiễm khuẩn hoặc do bệnh Hodgkin, suy tuyến thượng thận, viêm loét đại tràng hoặc ban xuất huyết do giảm tiểu cầu tự phát ITP, tỉ lệ LYM% sẽ tăng. Trong trường hợp mắc AIDS hoặc sau điều trị hóa chất trị liệu, dùng steriod, thiếu máu, các ung thư,… tỉ lệ này sẽ tăng.

Tỉ lệ phần trăm bạch cầu Mono (MON%)

Tỉ lệ phần trăm bạch cầu Mono ( hay MON%) là là tỉ lệ bạch cầu Mono trong tổng số bạch cầu trong cơ thể. Ở cơ thể khỏe mạnh, chỉ số này ở khoảng từ 4% đến 8%.

Chỉ số MON% tăng là dấu hiệu của bệnh do nhiễm virut hoặc các kí sinh trùng, dấu hiệu của ung thư, viêm ruột hoặc bệnh bạch cầu dòng monocyte, do u tủy, u lympho hay sarcoidosis,… Khi chỉ số này ở dưới mức 4%, có thể cơ thể bạn bị thiếu máu do bất sản, mắc bệnh bạch cầu dòng lympho hoặc do sử dụng glucocorticoid.

Số lượng bạch cầu trung tính (NEUT)

Số lượng bạch cầu trung tính ( hay NEUT) là số bạch cầu trung tính có trong một thể tích máu. Chỉ số bình thường của số lượng bạch cầu trung tính là từ 60% đến 66%.

Khi chỉ số NEUT trên 66%, có thể cơ thể bạn nhiễm trùng máu, nhiễm khuẩn cấp hoặc dấu hiệu của ung thư. Chỉ số NEUT dưới 60% cho thấy cơ thể nhiễm virut, bị thiếu máu bất sản hay do các thuốc ức chế miễn dịch, do xạ trị,..

Số lượng bạch cầu Lympho (LYM)

Số lượng bạch cầu Lympho ( hay LYM) là số bạch cầu Lympho có trong một thể tích máu . Giá trị ổn định của chỉ số này là từ 0,6 đến 3,4 Giga/l.

Trong trường hợp chỉ số LYM tăng, điều này cho thấy cơ thể bạn bị nhiễm khuẩn/virut, mắc bệnh viêm loét đại tràng, bệnh Hodgkin hay bệnh bạch cầu dòng lymoho mạn tính,… Chỉ số LYM giảm có thể từ các khối u, do thiếu máu bất sản hay các rối loạn thần kinh.

Số lượng bạch cầu Mono (MON)

Số lượng bạch cầu Mono (hay MON) là số bạch cầu Mono có trong một thể tích máu. Với cơ thể bình thường, chỉ số này ở mức từ 0,0 đến 0,9 Giga/l.

Chỉ số MON tăng phản ánh cơ thể có thể bị mắc các bệnh do nhiễm virut/vi khuẩn hay bệnh bạch cầu dòng monocyte, bị viêm ruột hoặc do các khối u, u tủy, u lympho.