Yếu tố nào quan trọng nhất để trở thành một nhà quản trị thành công vì sao

Các doanh nghiệp thành công đều cần có những nhà quản lý thành công và hiệu quả - những người có thể truyền cảm hứng cho các nhân viên để phát huy những điều còn ẩn sâu bên trong họ, giúp họ hoàn thành mọi thứ.

Không may là, hầu như 60% các doanh nghiệp đều thiếu các nhân tài lãnh đạo và sự thiếu hụt này ảnh hưởng tới khả năng hoạt động và đạt được các mục tiêu của các tổ chức. 37% người lao động đã bỏ việc vì lãnh đạo yếu kém.

Lãnh đạo không chỉ là nghệ thuật mà còn  là một môn khoa học, vậy nên bất cứ ai có nhiệt huyết, có đầu tư nghiên cứu và trau dồi kiến thức cũng có thể trở thành một nhà lãnh đạo thành công, hiệu quả và tốt hơn.

Hãy thực hành 7 thói quen của những nhà lãnh đạo thành công để nâng tầm cuộc chơi lãnh đạo của chính bạn - và các nhà lãnh đạo khác trong tổ chức.

1. Nỗ lực

Không có gì bí mật cả. Phần quan trọng của một nhà lãnh đạo vĩ đại đều bắt đầu và kết thúc với các nỗ lực - rất nhiều nỗ lực. Hãy học cách làm việc tốt với những người khác, cách tạo dựng các đội ngũ hiệu quả, có chiến lược kinh doanh hiệu quả, thu thập kinh nghiệm đàm phán và cách hình dung ra tương lai tươi sáng cho doanh nghiệp của bạn và sau đó dẫn dắt mọi người tới đó.

Hãy học mọi thứ bạn có thể học được về nghệ thuật và thực tiễn kinh doanh, về vai trò lãnh đạo của bạn và tổ chức của bạn. Hãy không ngừng theo đuổi việc trở thành nhà lãnh đạo giỏi nhất với nỗ lực càng cao càng tốt.

2. Hãy uyển chuyển kể cả có sức ép lớn

Trong những lúc khó khăn, hãy là người mà những người khác trong công ty trông cậy để có cảm hứng. Tránh việc chỉ nói suông về những việc bạn sẽ làm. Thay vào đó, hãy hành động - nhất là khi một phản ứng và hành động là những thứ cần thiết để mọi việc trở lại đúng hướng.

Hãy học cách đánh giá các tình huống, hành động quyết đoán và tìm cách trấn an các nhân viên, giúp họ vượt qua cảm giác nghi ngờ bản thân và lo lắng đối với những thách thức. Hãy bình tĩnh dẫn dắt tổ chức của bạn vượt qua những giai đoạn khó khăn với sự cân bằng, tin tưởng và cả trái tim nữa.

3. Liêm chính

Nếu bạn hỏi nhân viên về điều họ muốn nhất ở các nhà lãnh đạo, thì nhiều khả năng họ sẽ nói là “sự liêm chính”. Các nhân viên muốn các nhà lãnh đạo của họ trung thực, công bằng, vô tư, thẳng thắn và trao cho mọi người những cơ hội ngang nhau, trong đó bao gồm sự thăng tiến, công việc và đào tạo. Khi bạn hành động một cách liêm chính, các nhân viên của bạn sẽ đáp lại như vậy và họ sẽ trung thành hơn với bạn cũng như công ty bạn.

4. Truyền cảm hứng đối với công việc theo nhóm

Việc tạo ra các nhóm có năng lượng và nỗ lực sẽ thực sự giúp hoàn thành mọi việc. Để hầu hết mọi người đạt được kết quả công việc cao nhất thì họ cần sự hỗ trợ và thông tin từ các đồng nghiệp, đồng đẳng và sếp.

Khi bạn hỗ trợ các nhân viên bằng cách tạo ra môi trường như thế trong chính doanh nghiệp của mình, bạn có thể thấy thời gian xao lãng sẽ giảm còn sự gắn kết, tự giác và năng suất sẽ tăng lên.

5. Có niềm tin không lay chuyển vào bản thân và nhân viên

Có sự tin tưởng vào tầm nhìn đối với tổ chức của bạn bất kể điều gì đang chờ đợi ở phía trước. Hãy biết từ trong trái tim bạn rằng bạn và đội ngũ của mình có thể hoàn thành bất cứ điều gì nếu các bạn cùng nhau làm việc và hướng tới các mục tiêu của tổ chức.

Chắc chắn bạn sẽ vấp phải những thất bại trên đường, nhưng đừng để chúng trì hoãn nếu bạn thực sự tin tưởng những điều bạn muốn là hợp lý và đúng đắn với tổ chức của bạn.

Hãy nghĩ những thất bại đơn thuần chỉ là thứ cung cấp cho bạn thêm thông tin về những điều bạn thực sự muốn. Các nhà lãnh đạo tự tin sử dụng những bài học thu được từ thất bại để cải thiện chính cách làm việc của họ và của doanh nghiệp.

6. Thông tin

Các nhà lãnh đạo đặc biệt thành công có thói quen thông tin thẳng thắn và thường xuyên tới mọi người trong tổ chức. Họ thông báo, đưa ý kiến phản hồi và tạo động lực bằng cách thực sự kết nối với nhân viên và mở ra các kênh để nhân viên trao đổi thông tin với họ.

Khi bạn nghe chính ngôn từ và thông điệp của mình trở lại với bạn từ nhân viên hoặc khi nhân viên của bạn nói chuyện với nhau bằng chính ngôn từ của bạn thì có nghĩa là bạn đang tạo ra được tác động tích cực.

7. Xem xét bức tranh lớn

Phần lớn công việc của mọi nhà lãnh đạo là đương đầu với các khủng hoảng và vấn đề - đó là phần chủ yếu của vị trí này. Nhưng những nhà quản lý thành công nhất luôn nhớ bước ra khỏi các vấn đề hằng ngày mà họ phải giải quyết để nhìn vào bức tranh lớn.

Điều đó có nghĩa là để mắt tới chân trời cơ hội mới để hành động, và những vấn đề để tránh. Nếu bạn thấy mình luôn ngạc nhiên với những phát triển mới trong lĩnh vực kinh doanh hoặc thị trường thì có nghĩa là bạn đang không dành đủ thời gian quan sát bức tranh lớn.

Nhà quản trị là gì? Đó chính là người lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra con người, tài chính, vật chất và thông tin trong tổ chức sao cho có hiệu quả để giúp tổ chức đạt mục tiêu. Theo Peter F.Drucker, tác giả sách Nhà Quản Trị Thành Công. 

Cái gì tạo nên một nhà điều hành hiệu quả? 

Một nhà điều hành hiệu quả không nhất thiết phải là người lãnh đạo hay phải có phẩm chất của một lãnh đạo theo thuật ngữ “lãnh đạo” thường được sử dụng rộng rãi hiện nay. 

Chính vì vậy muốn trở thành một nhà quản trị giỏi thì nhất định phải có 7 yếu tố hay 7 quy tắc thực hành sau đây:

1. Có tầm nhìn xa sâu rộng và dám trở nên khác biệt. Quy tắc 1: Cần làm gì

Nhà quản trị phải có tầm nhìn xa sâu rộng
Một nhà quản trị luôn luôn phải có khả năng nhìn xa trông rộng, phải luôn suy nghĩ đến những thứ mà người khác chưa nghĩ tới. Họ luôn biết rằng đâu là việc cần hoàn thành và cái gì phải làm được bây giờ.

Nếu một nhà quản trị không có những ý tưởng mới, không tiếp tục dự đoán những cạnh trong của mình, không có ý tưởng táo bạo thì chắc chắn không bao giờ trở thành một nhà quản trị giỏi được mà mãi mãi chỉ là một người quản lý tầm thấp mà thôi. Chính vì vậy nhà quản trị phải biết nhìn xa trông rộng, luôn luôn tìm kiếm những cơ hội mới và đầy tiềm năng.

Không những có khả năng nhìn xa trông rộng mà nhà quản trị còn phải có sự quả quyết. Bạn phải đưa ra những quyết định mà thường người ta sẽ run sợ không dám tiếp cận. Đôi khi một nhà quản trị phải có chút nhẫn tâm thì mới có thể mang lại lợi ích cho cả tập thể lớn và từng cá nhân nhỏ được.

Có được những kiến thức cần thiết

Quy tắc thực hành đầu tiên là cần đặt ra câu hỏi: cần phải làm gì? Lưu ý, câu hỏi không phải là “Tôi muốn làm gì?”. Đặt ra câu hỏi “Cần phải làm gì?” một cách nghiêm túc là rất quan trọng cho sự thành công trong quản trị. Không đặt ra câu hỏi này có thể khiến một nhà quản trị tài ba nhất trở nên điều hành kém hiệu quả.

Tương tự, Jack Welch nhận ra việc cần làm khi trở thành CEO của tập đoàn General Electric không phải là mở rộng thị trường nước ngoài như ông muốn. Việc cần phải làm là loại bỏ những công việc kinh doanh của General Electric tuy có đem lại lợi nhuận nhưng không đưa công ty tới vị trí số một hay số hai trong ngành kinh doanh của họ.

Trả lời cho câu hỏi “Cần làm gì” thường bao hàm không chỉ một nhiệm vụ khẩn cấp trước mắt mà thôi. Tuy nhiên, nhà điều hành hiệu quả chỉ tập trung vào một hay hai nhiệm vụ cụ thể. Tôi chưa từng thấy nhà điều hành nào có khả năng thể hiện tính hiệu quả khi giải quyết từ ba nhiệm vụ trở lên.

Vì thế, sau khi đặt ra câu hỏi trên, nhà quản lý phải sắp xếp thứ tự ưu tiên các nhiệm vụ và tuân thủ thứ tự đó. Với một CEO, nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu có thể là xác định lại sứ mệnh của công ty. Với một trưởng bộ phận, đó có thể là xem lại quan hệ của bộ phận đó với hội sở. Các nhiệm vụ khác dù quan trọng tới đâu cũng phải để lại giải quyết sau. Sau khi hoàn thành xong nhiệm vụ đầu tiên, nhà điều hành sắp xếp lại thứ tự ưu tiên trong các nhiệm vụ còn lại, chứ không đơn thuần là giải quyết tiếp nhiệm vụ quan trọng tiếp theo trong danh sách ưu tiên ban đầu. Câu hỏi tiếp tục đặt ra là: “Bây giờ phải làm gì tiếp?”, và câu trả lời sẽ là một danh sách các nhiệm vụ theo thứ tự ưu tiên mới.

2. Có đầu óc kinh doanh, luôn biết đặt câu hỏi: “Điều gì mới là tốt nhất cho doanh nghiệp”

Nhà quản trị phải có chiến lược
Cách xây dựng nên một nhà lãnh đạo chính là khả năng kinh doanh giỏi
. Chính vì vậy quy tắc biết điều gì sẽ tốt cho doanh nghiệp của mình hoàn toàn là quan trọng. Bởi vì chỉ khi luôn nghĩ đến việc mang lại những lợi ích cho doanh nghiệp thì họ mới không bị sai sót và luôn đưa ra được quyết định đúng. Không một nhà quản trị nào có thể thành công và tài giỏi nếu không đặt ra câu hỏi: Điều gì tốt và không tốt cho doanh nghiệp của mình?.

3. Chịu trách nhiệm trong các quyết định của bản thân Người quản trị phải đứng ra chịu trách nhiệm trong các quyết định của bản thân

Việc xem xét lại những quyết định trước đó vô cùng quan trọng. Quy tắc này giúp cho các nhà quản trị có thể biết được thế mạnh cũng như cũng điểm yếu của họ. Để từ đó họ có thể đẩy mạnh ưu điểm của mình hơn và kèm theo đó là cần hoàn thiện và bổ sung những điều còn thiếu sót.

4. Biết phát triển các kế hoạch Nhà quản trị thành công phải có chiến lược phát triển tốt.

Một nhà quản trị giỏi luôn luôn biết đặt những câu hỏi: Doanh nghiệp cần tôi đóng góp những gì? Bao lâu thì tôi sẽ làm được điều đó? Sau đó rồi thì anh ta sẽ vạch ra những bước kế hoạch hành động từ sự ưu tiên

Hay là kỹ năng giải quyết vấn đề của bạn như nào? Các nhà quản trị giỏi chính là người lúc nào cũng tiến hành các bước theo trình tự đúng quy định như là nhận diện sự việc, vấn đề, tìm nguyên nhân của vấn đề. Phân loại từng vấn để thành ý nhỏ và sau cùng là đưa ra các giải pháp để giải quyết một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Hãy nhớ là một nhà quản lý giỏi thì không được bỏ qua các bước nào .

Tập trung vào cơ hội, sẵn sàng chấp nhận thất bại
Là một nhà quản trị giỏi thì họ luôn coi sự thay đổi đó chính là cơ hội cần nắm bắt hơn là mối đe dọa nguy hiểm. Vì họ luôn biết trở ngại không bao giờ vượt quá cơ hội cả. Một nhà quản trị giỏi là phải biết tận dụng những cơ hội lớn một cách triệt để chứ không phải là e ngại rồi sợ hãi rằng chắc chắn sẽ không làm được. Có một câu rất hay đó là: Nếu không phá được, thì đừng đóng cho nó chặt thêm. Điều đó có nghĩa là nếu bạn không thể phá vỡ thì gì đó ngay bây giờ thì sau này sẽ có thể, cứ ưu tiên giải quyết nó thì sẽ tránh được nhiều rắc rối sau này mà thôi.

Sẵn sàng chấp nhận sự thất bại đây chính là một đức tính mà nhà quản trị muốn giỏi cần phải có. Một nhà quản trị không bao giờ muốn sự thất bại, luôn làm mọi thứ, mọi việc để sự thất bại không xảy ra. Thế nhưng khi thất bại thì họ sẵn sàng chấp nhận, nhưng chấp nhận ở đây là họ biết sự thất bại sẽ khiến họ tiến xa hơn.

5. Điều hành cuộc họp một cách suôn sẻ, hiệu quả
Một nhà quản trị giỏi chính là không để mọi chuyện dây dưa, không có hướng giải quyết kịp thời và cụ thể. Mà nhà quản trị tài ba chính là người điều hành cuộc họp một cách hiệu quả nhất bằng việc đó là sẽ chấm dứt, đưa ra hướng giải quyết tốt nhất trong cuộc họp đó và những cuộc họp sau sẽ bàn về những vấn đề hoàn toàn mới. Như vậy thì mới điều hành tốt cũng như hiệu quả công việc cao hơn.

6. Tôn trọng vị thế của cả tập thế 
Muốn trở thành một nhà quản trị giỏi thì việc quan trọng nhất đó chính là chia sẻ hoặc trao quyền cho người khác. Đơn giản là bạn hãy thử nghĩ xem nếu như bạn độc chiếm quyền lợi, chỉ quan tâm đến bản thân mình thì liệu có được đồng nghiệp yêu mến, hay là hiệu quả công việc có cao. Muốn phát triển thì các nhà quản trị phải nghĩ đến quyền lợi cho cả tập thể, luôn đầu tư vào đội ngũ nhân viên giống như đang đầu tư vào chính bản thân mình. Có như vậy thì mới có thể cùng nhau phát triển được.

7. Biết cách tạo động lực cho bản thân và nhân viên
Một nhà quản trị giỏi là chính là người luôn xác định mục tiêu rõ ràng đó chính là hiểu được tâm tư nguyện vọng của đội ngũ nhân viên và đạo điều kiện cho họ đạt được nguyện vọng đó, toàn tâm dốc sức làm việc của mình. Bởi vì sao, vì nhân viên chăm chỉ thì suy cho cùng cũng là vì khoản lương, hay là sự tín nhiệm công nhận sự lãnh đạo của quản lý…

Chính vì vậy người quản trị giỏi chính là người luôn biết cách tạo động lực cho cả mình và nhân nhân viên. Trên hết là người quản trị giỏi luôn biết sử dụng người giỏi hơn mình để làm việc, xem họ chính là cánh tay đắc lực giúp việc cho mình. Một điều quan trọng nữa chính là bản cũng cần phải cải thiện lại bản thân mình, đừng quá chú tâm đến nhân viên mà bỏ quên bản thân. Dù cho bạn có là nhà quản lý thì chắc chắn bạn cũng có những mặt thế mạnh và hạn chế.

Theo Doanh nghiệp

Video liên quan

Chủ Đề