Công thức hóa học của thuốc giảm đau dạ dày năm 2024

Thuốc Antacid thuộc nhóm thuốc kháng axit dạ dày giúp trung hòa axit trong dạ dày với cơ chế giảm hoặc ngăn cản quá trình sản xuất axit dạ dày. Các thuốc antacid có tác dụng trung hòa acid dạ dày như bicarbonat natri và canxi carbonate, hydroxit nhôm, hydroxit magie.

1. Công dụng của thuốc Antacid:

Nhóm thuốc Antacid hoạt động bằng cách giảm hoặc ngăn chặn quá trình sản xuất axit dạ dày nhờ trung hòa dịch vị, giảm độ acid trong thực quản và giảm tác dụng của men pepsin có thể dùng để điều trị các triệu chứng của tình trạng dư axit trong đường tiêu hoá như:

  • Trào ngược axit, đắng miệng, ho khan kéo dài, đau khi nằm và khó nuốt
  • Ợ nóng, cảm giác nóng rát ở ngực hoặc cổ họng
  • Khó tiêu

Các Antacid thuốc biệt dược phổ biến gồm có:

  • Nhôm hydroxide
  • Magnesium carbonate, Magnesium trisilicate, Magnesium hydroxide
  • Calcium carbonate
  • Sodium bicarbonate

Nhóm thuốc Antacid được chỉ định để điều trị bổ trợ cho các biện pháp khác để giảm đau do loét dạ dày- tá tràng và thúc đẩy tiền loét. Ngoài ra thuốc Antacid còn dùng để giảm đầy bụng do tăng acid, ợ nóng, khó tiêu và ợ chua. Thuốc Antacid chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân suy chức năng thận nặng
  • Mẫn cảm với antacid
  • Trẻ nhỏ

2. Sử dụng thuốc Antacid như thế nào?

Thuốc Antacid được sử dụng tốt nhất cùng với thức ăn và ngay sau khi ăn vì đây là lúc dễ bị khó tiêu hoặc ợ nóng nhất. Tác dụng của thuốc cũng kéo dài hơn nếu dùng chung với thức ăn. Thuốc kháng axit có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của các loại thuốc khác đo dó không nên dùng chung Antacid với các loại thuốc khác trong vòng 2-4 giờ sau khi uống thuốc kháng axit. Ngoài ra rượu có thể gây kích ứng dạ dày làm cho các triệu chứng của bệnh trở nên tồi tệ hơn khi sử dụng thuốc Antacid.

Thuốc sữa dạ dày chữ P là một loại thuốc phổ biến, quen thuộc với người gặp các vấn đề về dạ dày. Mặc dù thuốc rất dễ tìm mua ở các hiệu thuốc nhưng để việc sử dụng đạt được hiệu quả tốt nhất và tránh được tác dụng phụ thì trước khi dùng loại thuốc này bạn nên lưu ý đến một số thông tin trong bài viết sau đây.

1. Thuốc sữa dạ dày chữ P là gì, gồm những thành phần nào?

Thuốc sữa dạ dày chữ P (thuốc Phosphalugel) là thuốc kháng axit có thành phần chính là nhôm phosphat ở dạng keo sữa nhằm làm giảm nồng độ axit dạ dày để ngăn ngừa các triệu chứng viêm loét, trào ngược dạ dày; các hiện tượng bỏng rát, đau, khó chịu gây ra do dư thừa axit dạ dày. Do ở dạng lỏng nên khi ở trong dạ dày thuốc sẽ hoạt động tốt hơn so với thuốc dạng viên.

Công thức hóa học của thuốc giảm đau dạ dày năm 2024

Thành phần chính của thuốc sữa dạ dày chữ P là Aluminum phosphate (20%)

Thành phần chính của thuốc sữa dạ dày chữ P là Aluminum phosphate dạng keo sữa (20%), khả năng tan trong dạ dày chậm và thường không ảnh hưởng đến sự cân bằng axit của cơ thể. Ngoài ra, thuốc còn chứa các tá dược như: agar 800, pectin, kali sorbate, canxi sulphate dihydrate, nước tinh khiết,…

2. Cơ chế hoạt động của thuốc sữa dạ dày chữ P và cách dùng

2.1. Cơ chế hoạt động của thuốc

Thuốc sữa dạ dày chữ P có tác dụng tốt với bệnh nhân bị các vấn đề về trào ngược, viêm loét dạ dày tá tràng là vì:

Đây là các bệnh lý xảy ra khi có tình trạng mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ niêm mạc với yếu tố tấn công làm tổn thương niêm mạc cùng các lớp dưới thành dạ dày và ruột. Thành phần Aluminum phosphate dạng keo sữa khi được uống vào trong dạ dày, do có tính kiềm nên sẽ phản ứng trung hoà với axit dịch dạ dày, nhờ đó mà dịch dạ dày có độ pH gần trung tính hơn, kết quả là các triệu chứng đau rát khó chịu ở dạ dày được làm dịu.

2.2. Đối tượng chỉ định của thuốc sữa dạ dày chữ P

Các trường hợp sau thường được chỉ định dùng thuốc sữa dạ dày chữ P:

- Bị bệnh viêm dạ dày hoặc viêm thực quản.

- Dạ dày dư axit.

- Bị kích ứng dạ dày.

- Bị loét dạ dày hành tá tràng.

- Rối loạn dạ dày xuất phát từ căn nguyên chế độ ăn hoặc dùng thuốc điều trị bệnh.

- Biến chứng do thoát vị cơ hoành hay bệnh Crohn.

2.3. Liều lượng và cách dùng thuốc sữa dạ dày chữ P

Việc dùng thuốc sữa dạ dày chữ P đúng thời gian, liều lượng và tần suất khuyến cáo từ nhà sản xuất hoặc chỉ định của bác sĩ là cần thiết vì nó giúp đảm bảo được hiệu quả điều trị đồng thời giảm thiểu nguy cơ gặp tác dụng phụ trong quá trình dùng thuốc.

Công thức hóa học của thuốc giảm đau dạ dày năm 2024

Liều lượng sử dụng thuốc dạ dày chữ P được in rõ trên bao bì sản phẩm

- Liều lượng sử dụng:

+ Người lớn: 1 - 2 gói/lần, tuyệt đối không vượt 6 lần/ngày.

+ Trẻ em: hiện nhà sản xuất chưa có liều khuyến cáo với đối tượng này.

Đây là liều dùng phổ biến, không thay thế cho chỉ dẫn từ bác sĩ chuyên khoa. Tốt nhất nên tham vấn ý kiến bác sĩ để có được liều dùng phù hợp.

- Cách dùng:

+ Thuốc bào chế dạng keo sữa dùng đường uống, có thể dùng kèm thức ăn hoặc dùng uống trực tiếp đều được.

+ Không được uống chung thuốc với đồ uống chứa cồn hay các loại nước ép trái cây.

+ Nên dùng thuốc khi có các triệu chứng khó chịu ở dạ dày. Tốt nhất nên uống thuốc trước bữa ăn 1 - 2 giờ. Trường hợp mắc bệnh thực quản thì nên uống thuốc trước khi ngủ hoặc sau bữa ăn. Nếu bị bệnh đường ruột thì uống thuốc trước giờ ngủ đêm hoặc uống vào buổi sáng khi bụng còn đói.

+ Thuốc sữa dạ dày chữ P có thể làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thu một số loại thuốc vì nó làm thay đổi pH dịch dạ dày hoặc khó tan cùng thuốc khác khi dùng kèm. Vì thế, nên đảm bảo khoảng cách giữa thời điểm dùng thuốc sữa dạ dày chữ P với các thuốc khác tối thiểu 2 giờ.

2.4. Lưu ý và thận trọng khi dùng thuốc sữa dạ dày chữ P

- Bị suy thận nặng: dùng thuốc dạ dày chữ P có thể khiến cơ thể bị tăng nguy cơ quá tải nhôm nên giảm khả năng thải trừ thuốc.

- Có thể bị táo bón khi dùng thuốc chữ P, nếu dùng quá liều có nguy cơ bị tắc ruột.

- Không dùng thuốc dạ dày chữ P nếu mắc bệnh di truyền không dung nạp được Fructose.

- Thai phụ và người đang cho con bú cần có sự đồng ý của bác sĩ trước khi dùng thuốc dạ dày chữ P.

- Một số trường hợp dùng thuốc sữa dạ dày chữ P có thể bị tiêu chảy vì thuốc chứa sorbitol.

- Người bị mẫn cảm với thành phần của thuốc dạ dày chữ P không nên dùng thuốc.

- Để tránh bị rơi vào tình trạng tương tác thuốc gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng thì khi có chỉ định dùng thuốc sữa dạ dày chữ P, nếu đang dùng các loại thuốc sau cần thông báo với bác sĩ để được điều chỉnh phù hợp:

Công thức hóa học của thuốc giảm đau dạ dày năm 2024

Người bị bệnh lý dạ dày nên khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cách dùng thuốc chữ P hiệu quả

+ Thuốc kháng axit.

+ Các loại thuốc chứa Isoniazid, Naproxen, Clodiazepoxid, Indomethacin, muối sắt,...

+ Thuốc Aspirin, Quinidin.

+ Thuốc: Diazepam, Dicumarol, Pseudoephedrine,…

+ Thuốc Amphetamine.

- Nếu thuốc đã có vấn đề ở bao bì, quá hạn dùng hay hỗn dịch có biểu hiện bất thường thì nên vứt bỏ, không được sử dụng.

- Trong thời gian dùng thuốc nếu phát hiện cơ thể có biểu hiện bất thường thì cần dừng sử dụng để thông báo với bác sĩ chuyên khoa.

- Nếu đã dùng thuốc trên 7 ngày mà không thấy chuyển biến tích cực hay có biểu hiện buồn nôn, sốt cao thì cần dừng thuốc để hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

- Không nên dùng chất kích thích, đồ uống có cồn trong thời gian dùng thuốc sữa dạ dày chữ P.

2.5. Xử lý khi quên liều hoặc quá liều

- Nếu quên liều

Khi chẳng may quên liều dùng thuốc sữa dạ dày chữ P khoảng 1 - 2 giờ thì ngay khi nhớ ra hãy uống đúng liều khuyến cáo. Trường hợp gần đến giờ uống liều tiếp theo mới nhớ ra việc quên liều trước đó thì hãy bỏ qua liều đã quên, tuyệt đối không được uống gấp đôi liều để bù.

- Nếu quá liều

Uống quá liều thuốc sữa dạ dày chữ P có thể bị táo bón, tắc ruột nên khi rơi vào tình huống này hãy đến cơ sở y tế để được xử trí an toàn.

Những thông tin trên đây mang tính chất tham khảo, không thay thế cho chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Vì thế, để đảm bảo an toàn dùng thuốc và đạt mục đích điều trị, hãy thăm khám bác sĩ tiêu hóa để được hướng dẫn sử dụng đúng cách.