Giaỉ bài tập vật lý 8 ôn tập chương 2 năm 2024

Mời các em học sinh lớp 8 cùng tham khảo tài liệu Ôn tập Vật Lý 8 Chương 2 Nhiệt Học do Học247 tổng hợp và biên soạn dưới đây. Tài liệu tóm lược đầy đủ và chi tiết các nội dung trọng tâm, gồm các phần tóm tắt hệ thống hóa kiến thức, các bài tập minh họa hay và bổ ích nhằm giúp các em rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải bài tập. Bên cạnh đó, Học247 còn cung cấp cho các em các bài giảng lý thuyết, hướng dẫn giải bài tập, đề thi trắc nghiệm online hoàn toàn miễn phí và một hệ thống tư liệu tham khảo, đề thi kiểm tra từ các trường THCS được sưu tầm và biên soạn rất giá trị và chất lượng, qua đó các em vừa có thể làm bài thi trực tiếp trên hệ thống, vừa có thể tải file về để ôn luyện mọi lúc mọi nơi, đánh giá được năng lực của bản thân mình. Hy vọng rằng đây sẽ là 1 tài liệu bổ ích trong quá trình học tập của các em.

Đề cương Ôn tập Vật Lý 8 Chương 2

A. Tóm tắt lý thuyết

Giaỉ bài tập vật lý 8 ôn tập chương 2 năm 2024

1. Các chất được cấu tạo như thế nào?

- Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.

- Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.

- Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng.

- Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.

2. Hiện tượng khuếch tán

- Khi đổ hai chất lỏng khác nhau vào cùng một bình chứa, sau một thời gian hai chất lỏng tự hòa lẫn vào nhau. Hiện tượng này gọi là hiện tượng khuếch tán.

- Có hiện tượng khuếch tán là do các nguyên tử, phân tử có khoảng cách và chúng luôn chuyển động hỗn độn không ngừng.

- Hiện tượng khuếch tán xảy ra càng nhanh khi nhiệt độ càng tăng.

3. Nhiệt năng

- Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

- Nhiệt năng của vật có thể thay đổi bằng hai cách:

+ Thực hiện công.

+ Truyền nhiệt.

4. Nhiệt lượng

- Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trinh truyền nhiệt.

- Đơn vị của nhiệt năng là Jun (kí hiệu J).

5. Dẫn nhiệt

- Nhiệt năng có thể truyển từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt.

- Chất rắn dẫn nhiệt tốt. Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất.

- Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém.

6. Đối lưu- Bức xạ nhiệt

- Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng và chất khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí.

- Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi theo đường thẳng.

- Bức xạ nhiệt có thể xảy ra cả ở trong chân không.

7. Công thức tính nhiệt lượng

  1. Nhiệt lượng của một vật thu vào phụ thuộc vào những yếu tố nào?

- Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi.

- Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng nhiệt độ của vật và nhiệt dung riêng của chất làm vật.

  1. Công thức tính nhiệt lượng

Công thức tính nhiệt lượng thu vào : \({Q = m.c.\Delta t}\) hay \({Q = m.c.({t_2} - {t_1})}\)

Q : Nhiệt lượng vật thu vào, đơn vị J.

m : Khối lượng của vật, đơn vị kg.

\(\Delta t\) : Độ tăng nhiệt độ, đơn vị oC hoặc oK (Chú ý: \(\Delta t = {t_2} - {t_1}\) ).

C : Nhiệt dung riêng, đơn vị J/kg.K.

Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1kg chất đó tăng thêm 1oC.

B. Bài tập minh họa

Bài 1:

Thả một quả cầu nhôm có khối lượng 0,2kg ở nhiệt độ 1000C vào cốc nước ở 200C. Sau một thời gian nhiệt độ của quả cầu nhôm và nước đều bằng 270C. Cho nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K và của nhôm là 880J/kg.K. Coi như chỉ có quả cầu và nước trao đổi nhiệt. Hãy tính:

  1. Nhiệt lượng do quả cầu nhôm tỏa ra.
  1. Khối lượng nước trong cốc.

Hướng dẫn giải:

  1. Nhiệt lượng do quả cầu nhôm tỏa ra để giảm nhiệt độ từ 1000C xuống 27 0C là:

Q1 = m1 . c1 .( t1 - t0) = 0,2. 880. (100 – 27) =12848 J

  1. Khi hệ cân bằng nhiệt thì nhiệt lượng của quả cầu nhôm tỏa ra bằng nhiệt lượng của nước thu vào nên:

Theo PTCB nhiệt: QTỏa = QThu nên Q1 = Q2 =12848 (J)

Mà nhiệt lượng của nước thu vào là:

Q2 = m2 . c2 .( t0- t2) ↔ 12848 =m2 .4200.7

→ m2= 0,44 kg

Bài 2:

Một học sinh thả 1250g chì ở nhiệt độ 1200 C vào 400g nước ở nhiệt độ 300 C làm cho nước nóng lên tới 400C .

  1. Hỏi nhiệt độ của chì ngay khi có sự cân bằng nhiệt.
  1. Tính nhiệt lựơng nước thu vào.
  1. Tính nhiệt dung riêng của chì.
  1. So sánh nhiệt dung riêng của chì tính được với nhiệt dung riêng của chì trong bảng và giải thích tại sao có sự chênh lệch đó.

(Cho Biết CNước= 4200J/kg.K, CĐất =800J/kg.K, CChì =130J /kg.K)

Hướng dẫn giải:

Đổi:400g = 0,4 kg , 1250g = 1,25 kg

  1. Nhiêt độ của chì ngay khi có sự cân bằng nhiệt là 400C
  1. Nhiệt lượng do nước thu vào

Q = m.c(t2 –t1) = 0,4.4200.10 = 16800 J

  1. Qtỏa = Qthu = 1680 J

⇒ Q Tỏa = m.c. \(\Delta \)t

suy ra CPb = QTỏa /m. \(\Delta \)t = 16800/1,25.(120 -40) = 168J/kg.K

  1. Nhiệt dung riêng của chì tính được có sự chênh lệch so với nhiệt dung riêng của chì trong bảng SGK là do thực tế có nhiệt lượng tỏa ra môi trường bên ngoài.

Trắc nghiệm Vật Lý 8 Chương 2

  • Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 19 Các chất được cấu tạo như thế nào?
  • Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 20 Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
  • Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 21 Nhiệt năng
  • Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 22 Dẫn nhiệt
  • Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 23 Đối lưu - Bức xạ nhiệt
  • Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 24 Công thức tính nhiệt lượng
  • Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 25 Phương trình cân bằng nhiệt
  • Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 26 Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu
  • Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 27 Sự bảo toàn năng lượng
  • Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 28 Động cơ nhiệt
  • Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 29 Câu hỏi và bài tập tổng kết chương II

Đề kiểm tra Vật Lý 8 Chương 2

Đề kiểm tra trắc nghiệm online Chương 2 Vật lý 8 (Thi Online)

  • Đề ôn tập Chương Nhiệt học môn Vật Lý 8 năm 2021 Trường THCS Lê Anh Xuân
  • Đề ôn tập Chương Nhiệt học môn Vật Lý 8 năm 2021 Trường THCS Hoàng Hoa Thám

Đề kiểm tra Chương 2 Vật lý 8 (Tải File)

  • Bộ 5 đề thi HK2 môn Vật Lý 8 năm 2021 có đáp án Trường THCS Thạch Lam
  • Bộ 5 đề thi HK2 môn Địa Lý 8 năm 2021 có đáp án Trường THCS Nguyễn Gia Thiều
  • Bộ 5 đề thi HK2 môn Địa Lý 8 năm 2021 có đáp án Trường THCS Phan Văn Trị

Lý thuyết từng bài chương 2 và hướng dẫn giải bài tập SGK

Lý thuyết các bài học Vật lý 8 Chương 2

  • Vật Lý 8 Bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào?
  • Vật Lý 8 Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
  • Vật Lý 8 Bài 21: Nhiệt năng
  • Vật Lý 8 Bài 22: Dẫn nhiệt
  • Vật Lý 8 Bài 23: Đối lưu - Bức xạ nhiệt
  • Vật Lý 8 Bài 24: Công thức tính nhiệt lượng
  • Vật Lý 8 Bài 25: Phương trình cân bằng nhiệt
  • Vật Lý 8 Bài 26: Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu
  • Vật Lý 8 Bài 27: Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt
  • Vật Lý 8 Bài 28: Động cơ nhiệt
  • Vật Lý 8 Bài 29: Câu hỏi và bài tập tổng kết chương II Nhiệt học

Hướng dẫn giải Vật lý 8 Chương 2

  • Giải bài tập SGK Bài 19 Vật lý 8
  • Giải bài tập SGK Bài 20 Vật lý 8
  • Giải bài tập SGK Bài 21 Vật lý 8
  • Giải bài tập SGK Bài 22 Vật lý 8
  • Giải bài tập SGK Bài 23 Vật lý 8
  • Giải bài tập SGK Bài 24 Vật lý 8
  • Giải bài tập SGK Bài 25 Vật lý 8
  • Giải bài tập SGK Bài 26 Vật lý 8
  • Giải bài tập SGK Bài 27 Vật lý 8
  • Giải bài tập SGK Bài 28 Vật lý 8
  • Giải bài tập SGK Bài 29 Vật lý 8

Trên đây là tài liệu Ôn tập Vật Lý 8 Chương 2 Nhiệt Học. Hy vọng rằng tài liệu này sẽ giúp các em ôn tập tốt và hệ thống lại kiến thức Chương 2 hiệu quả hơn. Để thi online và tải file đề thi về máy các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net và ấn chọn chức năng "Thi Online" hoặc "Tải về". Ngoài ra, các em còn có thể chia sẻ lên Facebook để giới thiệu bạn bè cùng vào học, tích lũy thêm điểm HP và có cơ hội nhận thêm nhiều phần quà có giá trị từ HỌC247 !