Học sinh lớp 8 ở tầng 11 nhưng lại rơi từ tầng 18. Liệu có phải bị quá áp lực

Sự việc nam sinh nhảy lầu tự sát vào ngày 1/4/2022 ở Hà Đông, Hà Nội vì áp lực học tập đang gây xôn xao cộng đồng mạng. Có người thương xót, có người chê trách, có người tự hỏi khi quyết định gieo mình xuống, đứa trẻ đó đã nghĩ gì?

Nam sinh tự sát vì áp lực học tập

Rạng sáng ngày 1/4/2022, lúc 4h15 phút, CA Phú La nhận tin báo từ đơn vị quản lý về việc phát hiện thi thể một nam thanh niên tại khu vực sảnh khu chung cư V.P.V, rơi từ tầng cao xuống. Công an phường sau đó đã tới phong tỏa hiện trường, phối hợp với Công an quận Hà Đông khám nghiệm, điều tra vụ án.

Nam sinh 16 tuổi nhảy lầu tự sát ngày 1/4. [Ảnh: Internet]

Bước đầu, cơ quan công an xác định danh tính nạn nhân là L.N.N.M. [16 tuổi] trú tại một căn hộ tầng 28 tòa V1. Nạn nhân đang học lớp 10 tại một trường THPT chuyên ở Hà Nội. Theo như hình ảnh camera trong căn hộ ghi lại thì trước đó nam sinh M đang ngồi học bài và có trao đổi với bố vài câu. Sau đó cậu mở cửa đi ra ban công, đứng đó rất lâu, đến cuối cùng đã quyết định nhảy xuống trong sự bàng hoàng của người bố.

Bức thư tuyệt mệnh viết vội của cậu học sinh 16 tuổi. [Ảnh: Internet]

Trước khi nhảy lầu tự sát, nam sinh M còn gọi với vào nhà nhắc bố đọc bức thư cậu viết vội để trên bàn học. Đây là bức thư tuyệt mệnh của M, được viết trên trang vở ôn tập Địa Lý của cậu. Trong thư, nam sinh 16 tuổi đã xin lỗi bố mẹ vì hành động mình “sẽ hoặc đã làm”, cũng khẳng định rằng nó không phải suy nghĩ bồng bột nhất thời mà đã ám ảnh cậu từ rất lâu rồi. Cũng giống khi đứng ở ngoài ban công, cậu đã đứng rất lâu, đi ra rồi đi vào nhiều lần, nhưng cuối cùng, có lẽ nỗi ám ảnh là quá lớn, nỗi đau là quá nhiều, khiến cậu quyết định từ bỏ thế giới này bằng cách gieo mình xuống dưới.

Những đứa trẻ nghĩ gì khi tự sát?

Năm 2020, khi tôi đi dạy học sinh về Kỹ năng giải quyết vấn đề, tìm kiếm sự giúp đỡ, tôi đã hỏi: Trong lớp có bao nhiêu bạn đã nghĩ đến cái chết?

Hơn 2/3 lớp giơ tay, khi hỏi lý do thì muôn hình vạn trạng, nhưng chung quy lại vẫn xuất phát từ gia đình, từ áp lực, từ sự bất công và “bố mẹ cần cái bằng khen hơn là cần em”.

Tôi hỏi tiếp: Lúc nghĩ đến cái chết, em mong muốn điều gì nhất? Một học sinh đã thẳng thắn trả lời: Em muốn trả thù bố mẹ! Em muốn bố mẹ biết rằng việc em còn sống quan trọng hơn điểm số, quan trọng hơn việc đỗ vào Đại học.

Đấy chính là suy nghĩ của những đứa trẻ khi đứng trên rìa cái chết. Trong lòng chúng phân nửa là sự tuyệt vọng vì không được yêu thương, phần còn lại là ý muốn trả thù gia đình, khiến họ phải hối hận, phải đau khổ vì đã ép con cái đến đường cùng.

Khi đau khổ, những đứa trẻ có xu hướng tự tổn thương chính mình. [Ảnh: Internet]

Nếu các bậc cha mẹ biết được suy nghĩ này của con cái trước khi chúng tự sát, phản ứng của họ sẽ là gì? Đau lòng, hối hận, an ủi và sửa sai? Không! Phản ứng của 99% sẽ là tức giận! Con cái lại dám nghĩ đến việc trả thù bố mẹ? Dám nghĩ đến cái chết để bố mẹ đau lòng? Bố mẹ hi sinh quá nhiều vì con, làm mọi thứ chỉ muốn tốt cho con, mà con lại coi đó là lỗi sai của bố mẹ?

Hiểu được điều đó, những đứa trẻ không bao giờ chia sẻ suy nghĩ của bản thân, luôn giấu kín mọi cảm xúc tiêu cực, đè nén mọi nỗi đau để rồi đến cuối cùng, khi vượt qua giới hạn chịu đựng, thì kết quả là không thể cứu vãn. Và chỉ khi đó bố mẹ mới thấy đau đớn, hối hận, nhưng sửa sai thì không còn cơ hội nữa rồi.

Tự sát là ngu ngốc, dại dột?

Có một câu nói ngắn gọn nhưng giãi bày được hết nỗi lòng của những người lựa chọn cái chết, tựa chọn tự sát: “Cậu trách tớ không biết sinh mệnh quý thế nào. Nhưng cậu cũng đâu biết, sống tiếp mệt ra sao”

Chỉ bản thân mỗi người hiểu được giới hạn chịu đựng của mình. [Ảnh: Internet]

Chỉ bản thân mỗi người biết được giới hạn chịu đựng của chính mình, biết được nỗi đau, nỗi buồn, sự sợ hãi, mệt mỏi, tuyệt vọng cùng cực của bản thân đến mức nào. Người ngoài nhìn vào chỉ thấy một gia đình ở tòa chung cư cao cấp, có bố mẹ hiền lành tốt bụng quan tâm, cho con học trường chuyên A nổi tiếng… Nhưng không ai biết nam sinh 16 tuổi ấy đã phải chịu những áp lực gì ở trường, ở nhà, ở trong chính nội tâm mình, không ai có thể biết.

Gây áp lực cho con cái là vì “muốn tốt cho con”? [Ảnh: Internet]

Mọi người đều thương xót cậu nam sinh 16 tuổi, nhưng trong nỗi thương xót ấy đều ẩn chứa sự trách móc “sao lại dại dột thế, sao lại bồng bột thế, yếu đuối thế, có chút áp lực học tập mà đã không chịu được rồi…”. Mọi người có đau lòng, có xót xa, những vẫn cho rằng lỗi là của người tự tử.

Chính bởi suy nghĩ này nên những vụ học sinh nhảy lầu, tự sát chưa bao giờ dừng lại, năm nào cũng có, đặc biệt là trong thời gian ôn thi cấp 3, Đại học. Đã có hàng trăm, hàng ngàn vụ tự sát như vậy, xôn xao, ầm ĩ khắp các mặt báo, chuyên gia lại phân tích, các bậc phụ huynh lại chia sẻ, xót xa… nhưng sao tình trạng tự tử vì áp lực vẫn không thuyên giảm? Vì các bậc cha mẹ đều nghĩ đó là lỗi của đứa trẻ, quá non nớt, dại dột, chứ không phải do bố mẹ yêu thương sai cách, quá áp lực, ép buộc con cái.

Sinh con là một khoản đầu tư? [Ảnh: Internet]

Vậy cứ áp lực, cứ tuyệt vọng là đi tự sát?

Quay trở lại với câu hỏi dành cho học sinh: Khi tự sát em mong muốn điều gì? Và học sinh trả lời là “muốn trả thù gia đình”. Nhưng câu hỏi tiếp theo đặt ra: Khi em chết rồi, em có tận hưởng được cảm giác hả hê khi trả thù không?

Chết là hết! Đó là sự thật! Dù cho có kiếp sau, có đầu thai thì cũng đều phải uống canh Mạnh Bà để quên đi tất cả. Thì việc trả thù bằng cái chết liệu có phải là khôn ngoan và hiệu quả?

Khi em lựa chọn cái chết, em nghĩ rằng bố mẹ sẽ đau lòng, sẽ khóc lóc, sẽ hối hận, sẽ cầu mong em quay về để họ sửa sai, để yêu thương quan tâm và không ép buộc, quản thúc, giám sát em nữa… Nhưng có thể quay trở lại sao? Em có thể trở về và tận hưởng sự “sửa sai” của bố mẹ sao? Thậm chí em còn không thể biết bố mẹ khóc lóc đau khổ hay hối hận như thế nào cả, vì em chết rôi!

Câu thoại này chỉ có thể có trong phim thôi. [Ảnh: Internet]

“Cách trả thù tốt nhất là hãy sống hạnh phúc hơn họ!”

Tôi đã từng có hàng trăm lần rạch cổ tay, hàng chục lần đứng trên lan can tầng thượng, nghĩ về những điều trên, nghĩ vì cảm giác trả thù, nghĩ về nỗi đau mình có thể gây ra cho bố mẹ. Nhưng rồi một đêm, tôi đứng trên lan can sân thượng, nhìn bầu trời sáng trăng, nghĩ về thế giới rộng lớn bên ngoài, lại nghĩ về bố mẹ, chị em đang chăn ấm nệm êm trong phòng, còn tôi đứng giữa gió lạnh, đau lòng và tuyệt vọng… Tôi tự hỏi nếu tôi chết đi rồi, tôi có thể biết được bố mẹ sẽ đau lòng hay chị em tôi sẽ buồn hay không? Như bây giờ tôi khóc họ ngủ say đâu có biết, thì khi họ khóc, tôi chết rồi cũng không thể biết.

Hãy làm chủ cuộc sống của bạn, dù nó là địa ngục, bạn cũng phải trở thành Diêm Vương. [Ảnh: Internet]

Mà khi chết, nhảy từ tầng thượng xuống, người đau nhất là ai? Là tôi! Người chết là ai? Là tôi! Người thiệt thòi nhiều nhất là ai? Cũng là tôi! Vậy là tôi dừng khóc, quay trở về phòng, rửa mặt sạch sẽ và lên giường ngủ một giấc.

Năm đó là khi tôi học lớp 12, chuẩn bị thi Đại học. Sau đêm đó, tôi quyết định kiên quyết từ bỏ yêu cầu thi khối A của bố mẹ để chọn khối D, chuyên ngành Du lịch mà tôi thích. Lúc đó, tôi cảm thấy cuộc đời mình có ý nghĩa, có động lực sống để chứng minh cho bố mẹ thấy tôi không sai. Tôi có thể chọn ngành mình thích và sau này sẽ kiếm được tiền, sống tốt với những quyết định của bản thân. Tôi phải sống, để chứng minh bố mẹ mới là người sai!

Video liên quan

Chủ Đề