Hướng dẫn giải bài tập lý thuyết trò chơi năm 2024

0% found this document useful (0 votes)

321 views

1 page

Một số bài tập cơ bản trong lý thuyết trò chơi. Mọi thắc mắc xin liên hệ mình

Copyright

© © All Rights Reserved

Available Formats

DOCX, PDF, TXT or read online from Scribd

Share this document

Did you find this document useful?

0% found this document useful (0 votes)

321 views1 page

Bài tập Lý thuyết trò chơi

Một số bài tập cơ bản trong lý thuyết trò chơi. Mọi thắc mắc xin liên hệ mình

Jump to Page

You are on page 1of 1

Reward Your Curiosity

Everything you want to read.

Anytime. Anywhere. Any device.

No Commitment. Cancel anytime.

Hướng dẫn giải bài tập lý thuyết trò chơi năm 2024

Trong cuộc sống, tất cả chúng ta đều có lý do cá nhân cho sự lựa chọn của mình. Chúng ta lựa chọn dựa theo tình huống hoặc những gì chúng ta nghĩ là phù hợp với bản thân mình hoặc cả với những người khác. Mục đích chính của các sự lựa chọn này là làm những gì tốt nhất (hay có lợi nhất) cho bản thân. Lý thuyết trò chơi (Game theory) đã ra đời từ đó, là mô hình để nghiên cứu các tình huống mang tính mâu thuẫn mà trong đó các bên tham gia sẽ lựa chọn các hành động khác nhau để cố gắng làm tối ưu hóa các kết quả nhận được. Ngày nay, nó được áp dụng rộng rãi trong mọi khía cạnh của đời sống, đặc biệt là trong kinh tế, chính trị, lý luận, khoa học máy tính,... Vì thế, người nào nắm rõ được các quy tắc và áp dụng hiệu quả Lý thuyết trò chơi sẽ có nhiều khả năng nâng cao được quyền lực, địa vị trong xã hội, cũng như kiếm và tiết kiệm được nhiều tiền hơn.

Lý thuyết trò chơi là một công cụ thuộc Toán học ứng dụng, vì thế nó có thể được biểu diễn dưới dạng toán (Bạn có thể xem thêm ). Tuy nhiên ở bài viết này, tôi chỉ muốn giải thích một cách đơn giản và chỉ ra một số các ứng dụng của Lý thuyết trò chơi trong thực tế. Nhìn chung, “Trò chơi” (Game) ở đây chính là các tình huống đòi hỏi những người tham gia (hay người chơi) phải đưa ra các quyết định, ví dụ như liệu sẽ ra đấm, kéo hay lá khi oẳn tù tì; quyết định sẽ mua hay bán khi đầu tư chứng khoán; quyết định sẽ tấn công hay phòng ngự trong trận bóng;... Điều quan trọng là kết quả và lợi ích đạt được sẽ phụ thuộc vào quyết định của tất cả các bên tham gia, ví dụ tôi ra đấm thì đối phương phải ra kéo thì tôi mới thắng; hoặc khi tôi mua chứng khoán thì những người khác cũng phải mua theo thì tôi mới có lãi. Do đó, xây dựng mô hình Lý thuyết trò chơi sẽ giúp chúng ta đưa ra được phương án tốt nhất khi bị buộc phải lựa chọn.

Lý thuyết trò chơi thường được giải thích rất dễ hiểu bằng một ví dụ kinh điển, gọi là “Thế lưỡng nan của tù nhân” (Prisoner's dilemma). Trong ví dụ này, có hai tên tội phạm A và B cùng nhau đi ăn trộm và bị công an bắt về đồn để thẩm vấn. Công an thực hiện hỏi cung hai tên tù nhân tại hai phòng riêng biệt để chúng không thể liên lạc với nhau. Chúng có hai sự lựa chọn, một là thú tội, hai là giữ im lặng. Nếu cả tù nhân A và tù nhân B đều thú tội thì cả hai sẽ ngồi tù 10 năm (như hình bên dưới). Nếu cả tù nhân A và tù nhân B đều im lặng thì cả hai sẽ chỉ ngồi tù 1 năm. Nếu chỉ 1 người thú tội và người còn lại giữ im lặng thì tù nhân thú tội sẽ được trả tự do, trong khi tù nhân giữ im lặng sẽ bị chung thân, ngồi tù suốt quãng đời còn lại. Hãy nhớ là cả hai tên tù nhân không thể liên lạc với nhau, nghĩa là chúng không biết kẻ còn lại sẽ chọn phương án nào. Vậy đâu là sự lựa chọn tối ưu hai tên tù nhân này?

Mô hình thế lưỡng nan của tù nhân

Hãy tưởng tượng bạn là tù nhân A, bạn sẽ chọn làm gì? Nếu chỉ nhìn thoáng qua, bạn sẽ thấy sự lựa chọn tối ưu nhất là bạn thú tội còn tù nhân B kia sẽ giữ im lặng, như vậy bạn sẽ được trả tự do. Tuy nhiên điều gì chắc chắn rằng tên tù nhân B sẽ giữ im lặng? Chẳng may hắn cũng nghĩ giống bạn và thú tội thì sao, rồi cả hai sẽ lại ngồi tù 10 năm? Đây chính là thế lưỡng nan cho hành vi của hai tên tù nhân, một ví dụ tiêu biểu của Lý thuyết trò chơi. Nó cho thấy rằng, nếu mỗi bên cố gắng lựa chọn giải pháp tốt nhất cho mình thì cả hai sẽ phải hứng chịu một kết quả khá tệ.

Tuy nhiên, nếu giả sử hai tên tù nhân có thể liên lạc được với nhau, đâu sẽ là sự lựa chọn tối ưu cho cả hai? Rất dễ để nhận thấy rằng, phương án tốt nhất cho cả hai là đều giữ im lặng. Như vậy cả hai sẽ chỉ phải ngồi tù 1 năm, không ai thiệt hơn ai cả và hình phạt phải chịu cũng không đến mức quá tệ. Đây chính là giải pháp được coi là “tất cả cùng thắng” (win-win) trong trò chơi này, hay còn được gọi với cái tên “cân bằng Nash”. Hãy nhớ rằng, để đạt được trạng thái cân bằng này, cả hai sẽ buộc phải hi sinh đi một chút quyền lợi của mình (được trả tự do).

Tất nhiên ví dụ trên chỉ là một trong các dạng cơ bản của Lý thuyết trò chơi, có thể bao gồm dạng đối xứng (Symmetric), tổng bằng không (Zero-sum), đồng thời (Simultaneous),... Tuy nhiên, nhìn chung thì nó giúp ta thấy được bản chất của các tình huống được tạo ra và các lựa chọn có thể giúp giải quyết tình huống đó một cách tốt nhất cho chính mình cũng như những người khác.

Lý thuyết trò chơi có thể được áp dụng vào rất nhiều trường hợp thực tế trong cuộc sống một cách tương tự. Theo tôi, việc áp dụng và xây dựng Lý thuyết trò chơi vào thực tế có thể giúp chúng ta giải quyết hai vấn đề. Thứ nhất là tìm ra được giải pháp cân bằng và có lợi nhất trong mọi tình huống chúng ta phải đối mặt. Thứ hai là phân tích các hành vi và sự lựa chọn của đối phương để đưa ra được phương án đối phó phù hợp. Dưới đây là một số các vùng ứng dụng mà bạn có thể áp dụng Lý thuyết trò chơi để tạo ra lợi thế cho mình.

1. Trong đàm phán lương thưởng/mua nhà/mua xe

Việc đàm phán luôn tạo ra các tình huống lưỡng nan đòi hỏi các bên tham gia phải cố gắng tìm ra giải pháp tốt nhất. Khi bạn đàm phán lương thưởng với công ty, lựa chọn tối ưu nhất cho bạn là cố gắng đưa ra một mức lương thật cao trong khi lựa chọn tối ưu cho công ty lại là cố gắng đưa ra một mức lương thật thấp. Vì thế, nếu áp dụng Lý thuyết trò chơi, cả hai bên sẽ phải hiểu rằng mình sẽ phải chấp nhận hi sinh một chút quyền lợi (tiền) để có một cuộc đàm phán thành công. Điều này dựa trên thực tế là công ty cũng không muốn mất nhân viên và nhân viên cũng không muốn chấp nhận rủi ro phải chuyển sang làm ở một công ty khác. Việc đàm phán mua nhà hay xe cũng có thể diễn ra tương tự khi người mua nhà thì cố kéo giá xuống thật thấp trong khi người bán nhà thì lại cố đẩy giá lên cao.

2. Trong kinh doanh

Trong một thị trường cạnh tranh có nhiều doanh nghiệp cũng tham gia thì ai cũng muốn tối ưu hóa lợi nhuận của mình. Tình huống này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải đưa ra giải pháp tốt nhất để sinh tồn và phát triển trên thị trường. Nếu đối phương quyết định giảm giá bán để tối ưu thị phần, bạn sẽ làm gì? Áp dụng Lý thuyết trò chơi, bạn có thể thấy được các kết quả có thể xảy ra để đưa ra phương án phù hợp. Nếu đối thủ giảm giá bán, liệu họ có thể tồn tại được bao lâu? Liệu bạn sẽ phải giảm giá cùng hay chỉ cần ngồi đợi họ tự phá sản? Liệu bạn nên tham gia vào cuộc chiến về giá hay sẽ tìm đến họ và đưa ra một thỏa thuận chung? Sẽ luôn tồn tại những giải pháp tối ưu cho bạn và cho cả thị trường.

3. Trong gây dựng quyền lực

Trong phạm vi một tổ chức, để leo lên được những vị trí cao, bạn sẽ phải tìm kiếm những sự ủng hộ và giúp đỡ của mọi người. Ai cũng mong muốn có lợi ích và thậm chí là họ cũng mong muốn có được vị trí mà bạn đang hướng tới thì sao, làm thế nào để bạn có thể thuyết phục họ ủng hộ cho bạn? Những người nắm giữ nhiều quyền lực có lẽ đều nằm lòng Lý thuyết trò chơi, họ hiểu rằng để người khác đem lại những lợi ích cho ta thì ta cũng sẽ phải đem lại những lợi ích cho người khác. Đó chính là điểm cân bằng Nash, nơi mà mọi người đều được hưởng lợi. Muốn lãnh đạo người khác, chúng ta phải cho họ thấy họ sẽ nhận được những lợi ích gì. Nếu bạn chơi xấu với họ thì bạn sẽ phải chấp nhận họ cũng sẽ chơi xấu lại bạn. Hãy cố gắng để tìm ra sự lựa chọn tối ưu cho tất cả.

4. Trong thị trường tài chính

Thị trường tài chính là một mô hình phức tạp có rất nhiều bên tham gia, tuy nhiên tất cả cũng đều mong muốn tìm kiếm lợi ích tốt nhất cho mình. Khi bạn quyết định mua hay bán một sản phẩm tài chính, ví dụ như chứng khoán, bạn phải hiểu rằng kết quả và lợi ích bạn đạt được sẽ do tất cả các bên quyết định. Nếu bạn mua nhưng mọi người đều bán thì bạn sẽ lỗ, nếu bạn bán nhưng tất cả mọi người đều mua thì bạn cũng sẽ làm giảm đi lợi nhuận của mình. Vậy đâu là điểm cân bằng Nash trên thị trường, nơi mà tất cả mọi người đều được hưởng lợi? Áp dụng Lý thuyết trò chơi vào thị trường tài chính vô cùng phức tạp và đòi hỏi rất nhiều kiến thức cũng như thời gian. Nhưng hãy thử xem, biết đâu bạn sẽ tìm được phương án đầu tư tối ưu nhất cho bản thân mình?

----

Tôi mong rằng bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu và hứng thú hơn với các nội dung liên quan đến Lý thuyết trò chơi. Nếu có câu hỏi hoặc thắc mắc thì bạn có thể để lại bình luận hoặc liên hệ trực tiếp với tôi.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết của tôi, chúc bạn một ngày tốt lành!

from Nghia Nguyen,

-----

*Lưu ý: Tôi là tác giả của bài viết này, mọi hành vi sao chép/repost đều phải ghi rõ, chú thích tên tác giả.