Báo tăng tháng 5 đóng bảo hiểm từ tháng nào năm 2024

là một mốc thời gian quan trọng trong việc quản lý tài chính và nguồn nhân lực. Việc nắm rõ thời điểm cần báo tăng BHXH là điều không thể thiếu nhằm đảm bảo rằng mọi người được bảo vệ và hưởng các quyền lợi tuân thủ các quy định của pháp luật. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết về báo tăng BHXH online. Mời quý doanh nghiệp cùng AZTAX tham khảo bài viết nhé!

Báo tăng tháng 5 đóng bảo hiểm từ tháng nào năm 2024
Thời hạn báo tăng BHXH của doanh nghiệp

1.1 Doanh nghiệp phải báo tăng BHXH khi nào?

Theo quy định Điều 98 Luật Bảo hiểm xã hội 58/2014/QH13, báo tăng BHXH là khi doanh nghiệp thay đổi thông tin đóng BHXH, BHYT, BHTN và cần thông báo bằng văn bản cho cơ quan BHXH. Các trường hợp báo tăng BHXH bao gồm:

  • Ký hợp đồng lao động mới với người lao động.
  • Người lao động đi làm sau nghỉ thai sản hoặc nghỉ ốm.
  • Người lao động xin nghỉ không lương từ 14 ngày trở lên rồi đi làm lại…

1.2 Thời hạn báo tăng mức đóng BHXH rất quan trọng đối với cả doanh nghiệp và người lao động. Việc nắm được thời hạn báo tăng nhằm đảm bảo tuân thủ pháp luật, bảo vệ quyền lợi người lao động và đảm bảo tài chính ổn định của doanh nghiệp. Quy trình này có thể phức tạp, đòi hỏi nắm bắt quy định, cập nhật thông tin mới nhất từ pháp luật để đạt thành công và tuân thủ đúng thời hạn. Nếu doanh nghiệp còn bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ bảo hiểm xã hội, hãy liên hệ ngay với AZTAX thông qua thông tin dưới đây.

Căn cứ theo Điều 98 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội như sau:

Điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội
1. Người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản với cơ quan bảo hiểm xã hội khi có thay đổi thông tin tham gia bảo hiểm xã hội.
...

Căn cứ theo Điều 42 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định về quản lý đối tượng như sau:

Quản lý đối tượng
...
4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.
5. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.
6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.
...

Theo tiết 1.3 Tiểu mục 1 Mục 1 Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 896/QĐ-BHXH năm 2021 quy định về thủ tục báo tăng, báo giảm, điều chỉnh đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì các trường hợp báo giảm lao động gồm:

- Các trường hợp người lao động chuyển đi; nghỉ việc, chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc;

- Do nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội (hưu trí, bảo lưu, ốm đau, thai sản);

- Do nghỉ không lương, tạm hoãn hợp đồng lao động, ngừng việc không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng;

Theo đó, thủ tục báo tăng giảm lao động tham gia bảo hiểm xã hội là thủ tục báo điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội mà doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện.

Doanh nghiệp cần báo giảm lao động tham gia bảo hiểm xã hội khi:

- Các trường hợp người lao động chuyển đi; nghỉ việc, chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc;

- Người lao động nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội (hưu trí, bảo lưu, ốm đau, thai sản);

- Người lao động nghỉ không lương, tạm hoãn hợp đồng lao động, ngừng việc không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng;

Doanh nghiệp cần báo tăng lao động tham gia bảo hiểm xã hội khi:

- Giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với người lao động mới;

- Người lao động nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội quay trở lại làm việc;

- Người lao động nghỉ không lương, tạm hoãn hợp đồng lao động, ngừng việc không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng quay trở lại làm việc.

Báo tăng tháng 5 đóng bảo hiểm từ tháng nào năm 2024

Khi nào cần báo tăng giảm lao động tham gia bảo hiểm xã hội? (hình từ Internet)

Thời hạn báo tăng lao động tham gia bảo hiểm xã hội khi giao kết hợp đồng lao động là khi nào?

Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 99 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về giải quyết đăng ký tham gia và cấp sổ bảo hiểm xã hội như sau:

Giải quyết đăng ký tham gia và cấp sổ bảo hiểm xã hội
1. Việc giải quyết đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu như sau:
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng, người sử dụng lao động nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 97 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội;
...

Theo đó, khi doanh nghiệp có tăng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với người lao động mới thì phải báo tăng lao động trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng.

Hồ sơ báo tăng giảm lao động tham gia bảo hiểm xã hội gồm những gì?

Tại tiết 1.3 Tiểu mục 1 Mục 1 Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 896/QĐ-BHXH năm 2021 quy định về thủ tục báo tăng, báo giảm, điều chỉnh đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì hồ sơ báo tăng giảm lao động tham gia bảo hiểm xã hội gồm:

- Đối với người lao động chưa có mã số bảo hiểm xã hội (hoặc tra cứu không thấy mã số bảo hiểm xã hội): Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

- Đối với người sử dụng lao động:

+ Danh sách lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;