Chương trình địa phương thái bình ngữ văn 8 năm 2024

– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…

Năng lực riêng biệt

– Nhận biết được đề tài, nội dung, ý nghĩa từ các văn bản văn học.

– Hiểu và đánh giá giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản.

  1. Phẩm chất:

– Biết trân trọng và có ý thức giữ gìn những di sản văn học trung đại của địa phương.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. Chuẩn bị của giáo viên:

-SGK, SGV GDĐP Thái Bình 8.

– Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

– Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

  1. Chuẩn bị của học sinh:

-SGK, SGV GDĐP Thái Bình 8.

soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
  2. Nội dung: GV cho HS xem một đoạn phim, HS xem và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV giao nhiệm vụ: Kể tên một tác phẩm thơ ca trung đại Thái Bình mà em biết.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS nghe GV nêu yêu cầu, suy nghĩ và trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, khen ngợi các HS đã mạnh dạn chia sẻ hiểu biết của bản thân.

– GV dẫn dắt vào bài học mới: Thơ là tiếng nói của trái tim, của tâm hồn; thông qua thơ ca, người ta có thể hiểu được điệu hồn của nhà thơ; thông qua sáng tác của nhiều nhà thơ, người ta có thể hiểu được điệu hồn của cả một thế hệ. Các em có biết, những nhà thơ trung đại Thái Bình đã thể hiện những tâm tư gì qua những bài thơ của mình? Họ là những ai? Và có những bài thơ nào đáng chú ý?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Câu 1.(Trang 145, SGK Ngữ Văn 8, tập 2)

Đọc các đoạn trích sau:

  1. Thoáng thấy mẹ về đến cổng, thằng Dần mừng nhảy chân sáo:

- U đi đâu từ lúc non trưa đến giờ? Có mua được gạo hay không? Sao u lại về không thế?

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

  1. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:

- Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.

(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

Xác định từ xưng hô nào là từ toàn dân, những từ xưng hô nào không phải từ toàn dân nhưng cũng không thuộc lớp từ địa phương.

Trả lời:

Xác định từ xưng hô

(1) mẹ (từ toàn dân)

(2) u (từ địa phương)

(3) con (từ toàn dân)

(1) mợ (không phải từ địa phương cũng không phải từ toàn dân)

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Câu 2.(Trang 145, SGK Ngữ Văn 8, tập 2)

Tìm những từ ngữ xưng hô và cách xưng hô ở địa phương em và ở những địa phương khác mà em biết?

Trả lời:

- Chẳng hạn ở xã Trường Sơn - Đức Thọ - Hà Tĩnh người ta gọi cha là Ênh, là cậu

- Ở các tĩnh miền Tây Nam bộ gọi cha là tía, gọi bạn bè là bồ.

- Ở một số vùng Hải Dương gọi cha là thầy, mẹ là bu.

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Câu 3. (Trang 145, SGK Ngữ Văn 8, tập 2)

Từ ngữ xưng hô của địa phương có thể được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp nào?

Trả lời:

Từ địa phương chỉ dùng trong hoàn cảnh giao tiếp thân mật giữa người địa phương với nhau. Trong văn chương người ta dùng để tạo ra sắc thái địa phương, cho người đọc hình dung ra không gian, phong tục của địa phương đó. Vì thế hình tượng cụ thể hơn, sinh động hơn, thật hơn!

Câu 4

Video hướng dẫn giải

Câu 4 (Trang 145, SGK Ngữ Văn 8, tập 2)

Đối chiếu những phương tiện xưng hô được xác định ở bài tập 2 và những phương tiện chỉ quan hệ thân thuộc trong bài Chương trình địa phương và cho nhận xét.