Điểm thi đại học khoa học xã hội nhân văn năm 2024

Điểm chuẩn Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – Đại Học Quốc Gia Hà Nội năm 2023 theo kết quả thi tốt nghiệp THPT, học bạ, Đánh giá năng lực, Đánh giá tư duy chính xác nhất trên Diemthi.tuyensinh247.com

Điểm chuẩn Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn Hà Nội cao nhất 28,75 ở ngành quan hệ công chúng (Ảnh: USSH).

Theo nguồn tin riêng của phóng viên Dân trí, điểm chuẩn tuyển sinh vào Trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội vẫn ở mức cao.

Trong đó, mức điểm cao tập trung ở các ngành xét tuyển tổ hợp C00. Trong đó, ngành quan hệ công chúng (C00) lấy 28,78 điểm; đông phương học và báo chí (C00) lấy 28,5 điểm; ngành tâm lý học (C00) lấy 28 điểm.

Dự kiến chiều nay nhà trường sẽ công bố bảng điểm chuẩn chính thức.

Dân trí sẽ liên tục cập nhật mức điểm sớm nhất.

Năm 2023, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tuyển sinh hơn 2.000 sinh viên hệ chính quy, tăng gần 20% so với năm trước.

Trường xét tuyển theo 5 phương thức gồm: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ GD&ĐT, xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định đặc thù của Đại học Quốc gia Hà Nội, xét tuyển kết quả thi đánh giá năng lực còn thời hạn do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức, xét tuyển chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và các chứng chỉ quốc tế khác, xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023.

Ngành Báo chí có điểm chuẩn cao nhất trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM với 28 điểm, theo khối C00.

Chiều tối 22/8, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP HCM, công bố điểm chuẩn theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp, dao động 21-28.

Điểm chuẩn ngành Báo chí tổ hợp C00 (Văn, Sử, Địa) giảm nhẹ 0,25 so với năm ngoái. Nhiều ngành khác có mức trúng tuyển trên 27 điểm như Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Truyền thông đa phương tiện, Văn học, Tâm lý học.

Các chương trình liên kết quốc tế có điểm chuẩn dao động từ 21,35 đến 22,65 điểm. Thấp nhất là ngành Tôn giáo học, lấy 21 điểm ở cả ba tổ hợp C00, D01 (Toán, Văn, Anh) và D14 (Toán, Văn, tiếng Trung) và ngành Địa lý ở tổ hợp A01 (Toán, Lý, Anh).

Điểm chuẩn trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn năm 2023 cụ thể như sau:

Điểm thi đại học khoa học xã hội nhân văn năm 2024

Điểm thi đại học khoa học xã hội nhân văn năm 2024

Điểm thi đại học khoa học xã hội nhân văn năm 2024

Điểm thi đại học khoa học xã hội nhân văn năm 2024

Điểm thi đại học khoa học xã hội nhân văn năm 2024

Năm 2023, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tuyển 3.600 sinh viên bằng 5 phương thức xét tuyển. Trong đó, hai phương thức xét tuyển chính là dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT (45-55% chỉ tiêu) và thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TP HCM tổ chức (38-50% chỉ tiêu).

Học phí với khóa tuyển sinh 2023 dự kiến dao động 13-60 triệu đồng mỗi năm, tùy ngành và hệ đào tạo.

Năm ngoái, điểm chuẩn Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn khoảng 20 - 28,25, cao nhất là ngành báo chí với tổ hợp C00, thấp nhất là ngành Ngôn ngữ Italy.

Đưới dây là điểm chuẩn Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội trong năm 2022 và 2023.

Năm 2023, điểm chuẩn Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội dao động từ 22 – 28,78 điểm.

Quan hệ công chúng là ngành có điểm cao nhất với 28,78 điểm, xét tổ hợp C00 (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý). Ngành Lưu trữ học, Nhân học, Tôn giáo học là 3 ngành có mức điểm thấp nhất với 22 điểm, xét tổ hợp A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh).

So với năm 2022, điểm chuẩn năm 2023 có giảm nhẹ ở nhiều ngành như ngành Báo chí (thấp hơn năm 2022 1,4 điểm), ngành Đông Phương học (thấp hơn 2022 1,45 điểm),...

Điểm thi đại học khoa học xã hội nhân văn năm 2024
Điểm chuẩn Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2023.

Năm 2022, điểm chuẩn Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội dao động từ 20 – 29,95 điểm.

3 ngành có điểm chuẩn cao nhất với 29,95 điểm lần lượt là ngành Hàn quốc học, ngành Đông phương học và ngành Quan hệ công chúng, đều xét tổ hợp C00 (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý).

Ngành Tôn giáo học là ngành có số điểm thấp nhất, xét tổ hợp D83 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Trung).

Điểm trúng tuyển Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2022 như sau:

Điểm thi đại học khoa học xã hội nhân văn năm 2024
Điểm thi đại học khoa học xã hội nhân văn năm 2024
Điểm chuẩn Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2022.

Năm 2024, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tuyển sinh 2.990 chỉ tiêu, trong đó tuyển sinh 2.300 chỉ tiêu bậc đại học chính quy (tăng 15% so với năm 2023), 250 chỉ tiêu tuyển sinh cho chương trình đào tạo đại học thứ hai, 300 chỉ tiêu tuyển sinh hệ vừa học vừa làm, 140 chỉ tiêu tuyển sinh hệ Trung học phổ thông chuyên.

Dự kiến sẽ có 28 ngành tuyển sinh đại học, trong đó có 27 ngành như năm 2023 và dự kiến thêm ngành đào tạo mới: ngành Điện ảnh và Nghệ thuật đại chúng.

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn bao nhiêu điểm?

Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP. HCM) vừa công bố điểm chuẩn đại học dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT 2023. Năm nay, điểm chuẩn trúng tuyển của phương thức này dao động từ 21 - 28 điểm. Ngành báo chí (tổ hợp C00) là ngành có điểm trúng tuyển cao nhất với 28 điểm.

Ngành Tâm lý Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn lấy bao nhiêu điểm?

Năm nay, ngành Quan hệ công chúng xét theo tổ hợp C00 lấy cao nhất với 28,75 điểm; ngành Đông phương học và Báo chí xét theo tổ hợp C00 lấy 28,5 điểm; ngành Tâm lý học xét theo tổ hợp C00 lấy 28 điểm. Không có ngành nào của trường chạm ngưỡng 30 điểm như năm 2022.

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn học phí bao nhiêu?

Với các ngành còn lại, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thu học phí 22-29 triệu đồng mỗi năm. So với năm ngoái, mức học phí chương trình đại trà tăng 10%. Riêng các ngành thuộc chương trình liên kết quốc tế 2+2 và chất lượng cao giữ nguyên học phí, từ 45 đến 82 triệu đồng mỗi năm.

Trường Đại học khoa học và Xã hội nhân văn có những ngành gì?

Tuyển sinh các ngành: Ngữ văn Anh, Ngữ văn Trung Quốc, Báo chí, Ngữ văn, Nhân học, Xã hội học, Quan hệ quốc tế, Tâm lý giáo dục, Quản lý giáo dục, Lịch sử, Lưu trữ và Quản trị văn phòng, Địa lý, Văn hóa học, Công tác xã hội.