Mssv đại học kiến trúc hồ chí minh là gì năm 2024

Mssv đại học kiến trúc hồ chí minh là gì năm 2024
Bản quyền ©2024 Trường Đại học Văn Hiến

  • trang chủ
  • tuyển sinh
  • tuyển dụng
  • liên hệ

Trụ sở chính:

HungHau House: 613 Âu Cơ, Phường Phú Trung, Quận Tân Phú, TP.HCM

Các cơ sở đào tạo:

⦁ Harmony Campus: 624 Âu Cơ, Phường 10, Quận Tân Bình, TP. HCM

⦁ HungHau Campus: Đại lộ Nguyễn Văn Linh, Khu đô thị Nam Thành phố.

⦁ myU Campus: 665 - 667 - 669 Điện Biên Phủ, Phường 1, Quận 3, TP. HCM

⦁ Số 8 - 14 Nguyễn Bá Tuyển, Phường 12, Quận Tân Bình, TP. HCM

⦁ 2A2 Quốc lộ 1A, Phường Thạnh Xuân, Quận 12, TP.HCM

Văn bản này quy định những vấn đề về tổ chức đào tạo, đánh giá kết quả học tập, xử lý học vụ và cấp văn bằng tốt nghiệp đối với sinh viên hệ đại học chính quy theo hệ thống tín chỉ của trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh.

Điều 1. Sinh viên

Sinh viên hệ đại học chính quy theo hệ thống tín chỉ bao gồm: sinh viên chính thức của một Chương trình đào tạo, sinh viên học Chương trình đào tạo thứ hai và sinh viên dự thính.

1.1. Sinh viên chính thức của một Chương trình đào tạo là những công dân Việt Nam hoặc nước ngoài đậu kỳ thi tuyển sinh quốc gia hoặc được xét tuyển vào trường để học Hệ chính qui theo ngành đào tạo được qui định trong danh sách trúng tuyển hoặc danh sách xét tuyển.

1.2. Sinh viên học Chương trình đào tạo thứ hai là sinh viên chính thức của một Chương trình đào tạo nhưng đăng ký học thêm Chương trình đào tạo thứ hai để nhận 2 văn bằng. Điều kiện để đăng ký học cùng lúc 2 Chương trình đào tạo, thời gian tối đa được phép học, điều kiện nhận văn bằng thứ hai được qui định theo Điều 17 của Quy chế 43.

1.3. Sinh viên dự thính là sinh viên các trường đại học khác, là cán bộ của các cơ quan, xí nghiệp, doanh nghiệp, viện nghiên cứu trong và ngoài nước đăng ký học một số học phần tại trường.

Sinh viên dự thính chỉ được cấp chứng nhận hoàn tất học phần, không được hưởng các chế độ và quyền lợi như sinh viên chính thức.

1.4. Sinh viên chính thức của một Chương trình đào tạo, không đăng ký học cùng lúc hai Chương trình đào tạo nhưng học thêm một số học phần của Chương trình đào tạo thứ hai được xem là sinh viên dự thính của Chương trình đào tạo thứ hai.

Điều 2. Mục tiêu đào tạo

Mục tiêu của trường đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh là đào tạo theo chuẩn mực quốc gia và khu vực đối với các ngành kiến trúc, qui hoạch, xây dựng, kỹ thuật đô thị, thiết kế công nghiệp, thiết kế nội-ngoại thất, thiết kế thời trang và thiết kế đồ họa nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội và sự phát triển của nền kinh tế.

Điều 3. Học chế tín chỉ

Học chế tín chỉ tạo điều kiện để cá nhân hóa quy trình đào tạo. Sinh viên đăng ký để được sắp xếp lịch học, tích lũy các học phần nhằm hoàn tất toàn bộ chương trình đào tạo.

Điều 4. Chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo gồm hai khối kiến thức:

+ Khối kiến thức giáo dục đại cương gồm các kiến thức thuộc các lĩnh vực khoa học xã hội – nhân văn, khoa học tự nhiên, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng – an ninh.

+ Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp nhằm cung cấp cho người học những kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết đối với nghề nghiệp. Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp bao gồm:

● Nhóm kiến thức cơ sở (kiến thức cơ sở của ngành hoặc liên ngành).

● Nhóm kiến thức chuyên ngành.

Giữa các học phần trong Chương trình đào tạo có thể có các điều kiện ràng buộc liên quan tới trình tự học được định nghĩa và giải thích tại Điều 8 của Quy định này.

Điều 5. Thời gian khóa học và thời gian tối đa để hoàn thành Chương trình đào tạo

5.1 Thời gian khóa học là thời gian quy định cho một Chương trình đào tạo.

Chương trình đào tạo

Thời gian khóa học

Ngành Kiến trúc

5 năm

Ngành Quy hoạch vùng và đô thị

5 năm

Ngành Kỹ thuật xây dựng

5 năm

Ngành Kỹ thuật đô thị

5 năm

Ngành Thiết kế nội – ngoại thất

5 năm

Ngành Thiết kế công nghiệp

4 năm

Ngành Thiết kế đồ họa

4 năm

Ngành Thiết kế thời trang

4 năm

5.2. Thời gian tối đa cho phép sinh viên có thể kéo dài để hoàn thành chương trình đào tạo là không quá 2 lần so với thời gian Khóa học tương ứng.

5.3. Các sinh viên hưởng chính sách ưu tiên theo đối tượng được qui định tại Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy không bị hạn chế về thời gian tối đa để hoàn thành chương trình đào tạo.

Điều 6. Khóa-Chương trình đào tạo. Lớp niên khóa. Lớp học phần

6.1. Một Khóa-Chương trình đào tạo bao gồm các sinh viên cùng khóa tuyển sinh, cùng học một Chương trình đào tạo.

6.2. Phòng Quản lý đào tạo phân chia mỗi Khóa- Chương trình đào tạo thành một số lớp Niên khóa để quản lý về mặt rèn luyện của sinh viên.

6. 3. Lớp học phần bao gồm các sinh viên cùng đăng ký học một học phần, có cùng thời khoá biểu của học phần này trong cùng một học kỳ. Mỗi lớp học phần có một mã số riêng.

Điều 7. Học kỳ và số học kỳ.

Học kỳ là khoảng thời gian dành cho giảng dạy, học tập và đánh giá kết quả học tập. Mỗi năm học có 2 Học kỳ chính và 1 Học kỳ phụ.

+ Học kỳ chính: có 15 tuần học, 3 tuần thi.

+ Học kỳ phụ: có 6 tuần học, 1 tuần thi.

Trong Học kỳ phụ, sinh viên có thể học lại, học cải thiện điểm hoặc học vượt.

Điều 8. Học phần.

Học phần là khối lượng kiến thức được kết cấu như một phần của môn học hoặc được kết cấu dưới dạng tổ hợp từ nhiều môn học. Mỗi học phần được ký hiệu bằng một mã số và được bố trí giảng dạy trọn vẹn trong một học kỳ.

8.1. Có hai loại học phần: học phần bắt buộc và học phần tự chọn.

+ Học phần bắt buộc: là các học phần bắt buộc sinh viên phải tích lũy.

+ Học phần tự chọn: bao gồm tự chọn trong nhóm học phần và tự chọn tích lũy.

● Tự chọn trong nhóm học phần: sinh viên bắt buộc phải lựa chọn học một trong số các học phần của một nhóm học phần được qui định nhằm định hướng nghề nghiệp cho mình.

● Tự chọn tích lũy: sinh viên tùy ý lựa chọn học để tích lũy đủ số lượng tín chỉ qui định cho một Chương trình đào tạo.

Đối với các học phần tự chọn, nếu không đạt thì trong các học kỳ sau đó sinh viên có thể thay đổi đăng ký học học phần khác.

8.2. Giữa các học phần có thể có các mối quan hệ:

+ Học phần tiên quyết: Học phần A là học phần tiên quyết của học phần B nghĩa là để đăng ký học học phần B, sinh viên trước đó đã phải học và đạt học phần A.

+ Học phần học trước: Học phần A là học phần học trước của học phần B nghĩa là để đăng ký học học phần B, sinh viên trước đó đã phải học học phần A.

+ Các học phần song hành: là các học phần có kiến thức liên quan, bổ trợ lẫn nhau mà sinh viên phải học cùng trong một học kỳ.

8.3. Học phần thay thế: Một học phần có trong Chương trình đào tạo nhưng nay không còn tổ chức giảng dạy nữa có thể được thay thế bằng một học phần khác đang còn tổ chức giảng dạy.

Các học phần thay thế do Khoa đề nghị. Học phần thay thế có thể được áp dụng cho tất cả các Khóa- Chương trình đào tạo hoặc chỉ được áp dụng hạn chế cho một số Khóa- Chương trình đào tạo.

8.4. Các học phần được tổ chức đặc biệt:

+ Các học phần giáo dục quốc phòng – an ninh và giáo dục thể chất không tính số tín chỉ khi xử lý học vụ nhưng là điều kiện xét cho nhận Đồ án tốt nghiệp. Việc học các học phần giáo dục quốc phòng – an ninh được trường tổ chức theo kế hoạch của trung tâm Giáo dục quốc phòng.

+ Một số học phần thực tập được tổ chức bên ngoài trường. Đối với các học phần này, sinh viên phải căn cứ vào thời gian mở để đăng ký học.

+ Đồ án tốt nghiệp được qui định là 10 Tín chỉ và được sinh viên thực hiện trong 15 tuần đối với ngành Kỹ thuật xây dựng và 16 tuần đối với các ngành còn lại của trường. Sinh viên chỉ được nhận Đồ án tốt nghiệp sau khi đã đạt tất cả các Học phần khác trong Chương trình đào tạo.

Điều 9. Tín chỉ

Tín chỉ được sử dụng để tính khối lượng học tập của sinh viên và được quy định theo Quy chế 43 và được thể hiện trong Đề cương chi tiết từng Học phần.

Điều 10. Học phí

Có nhiều dạng học phần: Lý thuyết, Thực hành, Lý thuyết có thực hành, thí nghiệm, Thực tập, Đồ án. Chi phí cho các hoạt động giảng dạy, học tập đối với 1 tín chỉ là khác nhau tùy theo dạng học phần.

Học phí của một học phần tùy thuộc vào dạng học phần, số lượng tín chỉ của học phần và được quy định cho từng diện sinh viên.

Học phí của một học kỳ là tổng học phí của các học phần sinh viên đăng ký học trong học kỳ đó.

Điều 11. Niên giám, Sổ tay sinh viên

11.1. Niên giám là tài liệu giới thiệu cho sinh viên về nhà trường, về các Chương trình đào tạo và các học phần đang được giảng dạy.

11.2. Sổ tay sinh viên cung cấp thông tin về kế hoạch giảng dạy, cập nhật về thay đổi trong các Chương trình đào tạo cùng các hướng dẫn cần thiết cho sinh viên.

Niên giám và Sổ tay sinh viên được đưa trên website chính thức của trường.

Chương II

ĐĂNG KÝ HỌC PHẦN

Điều 12. Trách nhiệm của trường và của sinh viên trong việc đăng ký học phần

12.1. Phòng Quản lý đào tạo có trách nhiệm:

+ Đưa lên website các tài liệu cần thiết cho sinh viên: Quy chế 43 về đào tạo theo Tín chỉ, Quy định về công tác học vụ, Chương trình đào tạo, Dự kiến phân bố các Học phần cho các Học kỳ của toàn Khóa học.

+ Khi sinh viên nhập học, Phòng Quản lý đào tạo cấp cho mỗi sinh viên một Mã số sinh viên và tài khoản truy nhập Cổng thông tin điện tử của trường.

+ Trước khi bắt đầu Học kỳ, Phòng Quản lý đào tạo lập Kế hoạch đào tạo và Thời khóa biểu cho các Lớp học phần.

+ Sau khi sinh viên thực hiện đăng ký học và nộp học phí, Phòng Quản lý đào tạo xếp sinh viên vào các Lớp học phần và thông báo Thời khóa biểu cá nhân cho mỗi sinh viên qua cổng thông tin điện tử.

12.2. Các Khoa có trách nhiệm:

+ Phân công giảng viên giảng dạy các Lớp học phần theo Kế hoạch đào tạo và Thời khóa biểu do Phòng Quản lý đào tạo sắp xếp.

+ Phân công cố vấn học tập cho các Lớp niên khóa thuộc Khoa quản lý. Cố vấn học tập có trách nhiệm tư vấn cho sinh viên trong việc đăng ký học.

12.3. Sinh viên xem xét kỹ mối quan hệ giữa các học phần trong Chương trình đào tạo, tham vấn ý kiến của cố vấn học tập trước khi đăng ký học qua cổng thông tin điện tử.

Điều 13. Thời điểm đăng ký học phần và số lượng Tín chỉ đăng ký học trong mỗi học kỳ.

13.1 Có 2 hình thức: đăng ký bình thường và đăng ký bổ sung.

+ Đăng ký bình thường: được thực hiện đến trước thời điểm bắt đầu học kỳ mới 3 tuần;

+ Đăng ký bổ sung: sinh viên muốn đăng ký học thêm hoặc đăng ký học đổi sang học phần khác có thể đăng ký trong tuần đầu của học kỳ mới.

13.2. Trừ học kỳ cuối khóa học, khối lượng học tập tối thiểu mà mỗi sinh viên phải đăng ký trong mỗi học kỳ được quy định như sau:

+ Đối với sinh viên xếp hạng học lực bình thường: 14 tín chỉ.

+ Đối với sinh viên xếp hạng học lực yếu: 10 tín chỉ.

+ Không quy định khối lượng học tập tối thiểu đối với sinh viên ở học kỳ phụ.

13.3. Khối lượng học tập tối đa đối với sinh viên học lực yếu là 14 tín chỉ.

Điều 14. Quy trình đăng ký học phần:

Trong mỗi chương trình đào tạo đều có Dự kiến phân bổ các học phần theo học kỳ (viết tắt là Dự kiến).

Trong mỗi học kỳ, sinh viên đăng ký học theo 2 quy trình:

+ Quy trình đăng ký học các học phần được mở theo Dự kiến.

+ Quy trình đăng ký học các học phần không theo Dự kiến.

14.1. Quy trình đăng ký học các học phần được mở theo Dự kiến:

Bước 1: Phòng Quản lý đào tạo lập kế hoạch mở các Lớp học phần và gửi cho các Khoa. Trong đó:

+ Xác định số Lớp học phần cho mỗi học phần.

+ Xác định lịch học, phòng học cho từng Lớp học phần.

Bước 2: Khoa phân công giảng viên giảng dạy cho các Lớp học phần.

Bước 3: Phòng Quản lý đào tạo đưa lịch học, phòng học, tên giảng viên giảng dạy, số lượng sinh viên tối đa của các Lớp học phần lên cổng thông tin điện tử.

Bước 4: Sinh viên chọn Lớp học phần, thực hiện đăng ký học trên cổng thông tin điện tử. Sau khi nộp học phí, sinh viên sẽ nhận được thời khóa biểu cá nhân chính thức trên cổng thông tin điện tử.

Quy trình này thực hiện theo hình thức đăng ký bình thường quy định trong khoản 13.1 đối với Học kỳ chính.

14.2. Quy trình đăng ký học các học phần không theo Dự kiến:

Sinh viên học lại, học cải thiện điểm, học theo lộ trình khác với lộ trình chung có thể đăng ký học các học phần theo quy trình này.

Bước 1: Sinh viên ghi danh học các học phần muốn học.

Bước 2: Phòng Quản lý đào tạo thống kê số lượng sinh viên ghi danh học theo từng học phần. Căn cứ vào điều kiện tổ chức lớp học phần được quy định tại Điều 15, Phòng Quản lý đào tạo quyết định mở bổ sung một số lớp học phần và xác định lịch học, phòng học cho từng Lớp học phần được mở.

Bước 3: Khoa phân công giảng viên giảng dạy.

Bước 4: Sinh viên thực hiện đăng ký học trên cổng thông tin điện tử. Sau khi nộp học phí, sinh viên sẽ nhận được lịch học trên cổng thông tin điện tử.

Quy trình này thực hiện cho Học kỳ phụ hoặc theo hình thức đăng ký bổ sung quy định trong khoản 13.1 đối với Học kỳ chính.

Điều 15. Điều kiện tổ chức lớp học phần

Việc mở lớp học phần và số lượng sinh viên của một lớp học phần phụ thuộc vào cơ sở vật chất, phòng học của nhà trường, lực lượng giảng viên của Khoa và được ưu tiên theo số lượng sinh viên đăng ký học.

Số lượng sinh viên tối thiểu để xem xét mở lớp học phần:

+ Đối với các học phần lý thuyết thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương: có ít nhất 50 sinh viên đăng ký.

+ Đối với các Học phần lý thuyết thuộc khối kiến thức ngành: có ít nhất 30 sinh viên đăng ký.

+ Đối với các Học phần Đồ án: có ít nhất 15 sinh viên đăng ký.

+ Đối với các Học phần thí nghiệm, thực tập ngoài trường: được mở theo khả năng đảm nhận của đơn vị ngoài trường.

+ Trường hợp đặc biệt, nếu có đề nghị của Khoa, Phòng quản lý đào tạo có thể mở thêm các lớp học phần đối với các học phần thuộc khối kiến thức ngành có sĩ số dưới mức qui định ở trên.

+ Đồ án tốt nghiệp được mở vào mỗi học kỳ.

Nếu sinh viên đăng ký học một Học phần nhưng do những điều kiện trên mà lớp học phần đó không được mở thì sinh viên phải đăng ký chuyển sang học những học phần khác dưới hình thức đăng ký muộn như qui định tại Điều 13.

Điều 16. Rút bớt các Học phần đã đăng ký.

16.1. Việc rút bớt học phần trong khối lượng học tập đã đăng ký chỉ được chấp nhận từ tuần thứ 7 đến hết tuần thứ 8 của học kỳ chính; từ tuần thứ 3 đến hết tuần thứ 4 của học kỳ phụ. Ngoài thời hạn trên, học phần vẫn được giữ nguyên trong thời khóa biểu cá nhân và nếu sinh viên không đi học sẽ được xem như tự ý bỏ học và phải nhận điểm F.

16.2. Điều kiện rút bớt các học phần đã đăng ký:

+ Sinh viên phải viết đơn, được cố vấn học tập chấp thuận và gửi Phòng quản lý đào tạo xem xét;

+ Không vi phạm Khoản 13.2 của Quy định này.

16.3. Sinh viên chỉ được phép bỏ lớp đối với học phần xin rút bớt, sau khi có sự chấp thuận của Phòng quản lý đào tạo.

Điều 17. Học lại. Học cải thiện điểm

17.1. Sinh viên có học phần bắt buộc bị điểm F phải đăng ký học lại học phần đó ở một trong các học kỳ tiếp theo cho đến khi đạt điểm A, B, C hoặc D.

17.2. Sinh viên có học phần tự chọn bị điểm F phải đăng ký học lại học phần đó hoặc học đổi sang học phần tự chọn khác.

17.3. Ngoài các trường hợp quy định tại khoản 17.1 và 17. 2, sinh viên được quyền đăng ký học các học phần đã bị điểm D để cải thiện điểm trung bình chung tích lũy.

Chương III

KIỂM TRA VÀ THI HỌC PHẦN

Điều 18. Đánh giá kết quả học tập đối với các học phần

18.1. Việc đánh giá kết quả học tập đối với mỗi học phần là đánh giá suốt quá trình học tập, đánh giá toàn diện về kiến thức – kỹ năng – thái độ, đánh giá kết quả làm việc của sinh viên cả trên lớp lẫn ở nhà và dựa trên tất cả các điểm đánh giá bộ phận. Các điểm đánh giá bộ phận bao gồm các điểm thành phần và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân.

18.2. Số lượng các điểm bộ phận, phương thức đánh giá cho từng điểm bộ phận, trọng số của các điểm bộ phận được quy định trong đề cương chi tiết của học phần trong đó điểm thi kết thúc học phần là bắt buộc và có trọng số không dưới 50%.

18.3. Điểm học phần là trung bình cộng sau khi đã nhân với trọng số tương ứng của tất cả các điểm bộ phận. Điểm học phần làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được chuyển thành điểm chữ. Trong xử lý học vụ, các điểm chữ được quy đổi qua điểm số theo thang điểm 4:

Thang điểm 10

Điểm chữ

Thang điểm 4

Đánh giá

Điểm đạt

Từ 8,5 đến 10

A

4

Giỏi

Từ 7,0 đến 8,4

B

3

Khá

Từ 5,5 đến 6,9

C

2

Trung bình

Từ 4,0 đến 5,4

D

1

Trung bình yếu

Điểm không đạt

Dưới 4,0

F

0

Kém

18.4. Các Khoa/Bộ môn quản lý bảng điểm trong đó ghi rõ các điểm bộ phận. Bảng điểm gửi về phòng Quản lý đào tạo gồm điểm thi kết thúc học phần và điểm học phần. Các bảng điểm phải theo mẫu thống nhất của trường, có chữ ký của cả hai giảng viên chấm thi và của Chủ nhiệm Bộ môn.

18.5. Bảng điểm học phần được công bố cho sinh viên chậm nhất một tuần sau khi thi.

Điều 19. Tổ chức kỳ thi kết thúc học phần

19.1. Lịch thi học kỳ được Phòng quản lý đào tạo công bố trước ít nhất 2 tuần. Lịch thi và danh sách thi được xếp theo lớp học phần.

19.2. Thời gian ôn thi mỗi học phần số tín chỉ của học phần x 2/3 ngày.

19.3. Kỳ thi kết thúc học phần chỉ tổ chức 1 lần. Kỳ thi phụ chỉ tổ chức cho các sinh viên vắng mặt vì lý do chính đáng (được sự chấp thuận của Phòng Quản lý đào tạo) ở kỳ thi chính.

19.4. Chỉ những sinh viên có tên trong danh sách lớp học phần mới được dự thi kết thúc học phần đó. Sinh viên phải dự thi theo đúng phòng thi được sắp xếp. Nếu vì một lý do chưa rõ mà không có tên trong danh sách, sinh viên phải liên hệ ngay với Phòng Quản lý đào tạo để giải quyết. Việc giám thị phòng thi tự bổ sung tên sinh viên vào danh sách sẽ không được chấp nhận, điểm ghi thêm không có giá trị.

19.5. Khi dự thi, nhất thiết sinh viên phải mang theo thẻ sinh viên để xuất trình cho giám thị kiểm tra.

Điều 20. Các điểm đặc biệt

20.1. Điểm I (chưa đủ dữ liệu đánh giá):

+ Việc cho điểm I được áp dụng cho trường hợp sinh viên vì ốm đau, tai nạn hoặc vì lý do khách quan xác đáng không thể tham gia kiểm tra, thi nên thiếu điểm bộ phận nào đó. Để nhận điểm I, sinh viên phải có đơn kèm theo chứng lý hợp lệ, được sự chấp thuận của Chủ nhiệm Khoa trước khi gửi cho Phòng Quản lý đào tạo. Thời hạn nộp đơn cho Phòng Quản lý đào tạo không được quá 5 ngày sau lịch thi kết thúc học phần này.

+ Trước khi bắt đầu học kỳ mới kế tiếp, sinh viên phải trả xong các nội dung kiểm tra bộ phận còn nợ để được chuyển từ điểm I sang một trong các điểm A, B, C, D, E, F theo đúng phương thức tính điểm học phần được quy định trong Đề cương học phần.

+ Nếu thời gian nghỉ quá 2 tuần và vẫn trong thời gian cho phép rút bớt học phần, sinh viên không làm đơn xin nhận điểm I mà phải làm thủ tục xin rút bớt học phần theo quy định trong Điều 16.

+ Trường hợp sinh viên không đáp ứng các quy định trên, điểm I sẽ được chuyển sang điểm F.

20.2. Điểm X (chưa nhận được điểm học phần): Tới thời điểm xử lý học vụ hoặc in bảng điểm cho sinh viên mà Phòng Quản lý đào tạo vẫn chưa nhận được điểm học phần từ các Khoa, sinh viên sẽ nhận điểm X đối với học phần này.

20.3. Điểm R (điểm miễn)

+ Điểm R dùng để xác định việc miễn học đối với học phần mà sinh viên đã tích lũy được trong một trường đại học.

+ Muốn nhận điểm R, sinh viên phải làm đơn kèm theo bảng điểm và gửi cho Phòng Quản lý đào tạo trong thời gian đăng ký học.

+ Đối với sinh viên thuộc diện chuyển từ trường khác tới, điểm R chỉ được chấp nhận nếu sinh viên học học phần đó tại các trường đại học, hệ chính quy; số lượng tín chỉ của học phần mà sinh viên đã học tại trường cũ lớn hơn hoặc bằng số lượng tín chỉ của học phần tương ứng trong Chương trình đào tạo của trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh; thời gian học học phần đó tại trường cũ cách thời điểm nộp đơn không quá 5 năm; số tín chỉ được miễn không vượt quá 50% số tín chỉ trong Chương trình đào tạo của trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Sinh viên đã có các quyết định xóa tên do bỏ học, nghỉ học hoặc bị buộc thôi học nếu tham gia thi lại tuyển sinh và trúng tuyển vào hệ chính quy thì phải học lại toàn bộ – không được xét miễn môn học trừ các môn học đã được cấp các chứng chỉ riêng (Giáo dục Quốc phòng, Giáo dục thể chất).

20.4. Các điểm I, điểm X, điểm R không được dùng để tính điểm trung bình, xử lý học vụ.

Điều 21. Thông báo điểm và xác nhận kết quả học tập

21.1. Sinh viên truy nhập cổng thông tin điện tử để biết bảng tổng hợp kết quả đánh giá tất cả các học phần đã đăng ký học của mình. Bảng tổng hợp này còn có thông tin về điểm trung bình học tập, số tín chỉ tích lũy để sinh viên kiểm tra, theo dõi tiến độ học tập của bản thân.

21.2. Trong quá trình học, ngoại trừ thời gian đang nhập điểm, sinh viên có quyền đề nghị phòng Quản lý đào tạo cấp bảng điểm chính thức của một hay nhiều học kỳ đã học để phục vụ các mục đích riêng. Bảng điểm này ghi kết quả học tập của tất cả các học phần mà sinh viên có đăng ký trong học kỳ.

21.3. Sinh viên tốt nghiệp được cấp bảng điểm toàn khóa.

Điều 22. Phúc tra và khiếu nại điểm

22.1. Đối với các điểm thành phần của một học phần, sinh viên khiếu nại trực tiếp với giảng viên phụ trách học phần.

22.2. Để phúc tra bài thi cuối kỳ, sinh viên nộp đơn cho Khoa trong thời gian 5 ngày kể từ ngày điểm được công bố. Trong thời gian 5 ngày tính từ thời điểm hết thời gian nhận đơn phúc tra, Khoa tiến hành phúc tra và công bố kết quả phúc tra cho sinh viên đồng thời chuyển kết quả phúc tra kèm theo biên bản phúc tra cho Phòng Quản lý đào tạo để cập nhật lại điểm.

22.3. Khi phát hiện có bất cứ sự khác biệt nào giữa bảng điểm đã công bố và điểm được nhập, lưu trữ trong cơ sở dữ liệu đào tạo, sinh viên có trách nhiệm thông báo và yêu cầu phòng Quản lý đào tạo kiểm tra.

Chương IV

XỬ LÝ HỌC VỤ

Điều 23. Tính điểm trung bình chung học kỳ và trung bình chung tích lũy

23.1. Điểm trung bình chung học kỳ là điểm trung bình có trọng số của các học phần mà sinh viên đăng ký học trong học kỳ đó, với trọng số là số tín chỉ tương ứng của từng học phần.

23.2. Học phần tích lũy là học phần đã được đánh giá theo thang điểm chữ A, B, C, D, F tính từ đầu khóa học cho tới thời điểm được xem xét vào lúc kết thúc mỗi học kỳ. Điểm trung bình chung tích lũy là điểm trung bình của các học phần mà sinh viên đã tích lũy được.

23.3. Điểm trung bình chung học kỳ dùng để xét học bổng, khen thưởng sau mỗi học kỳ. Điểm trung bình chung học kỳ và Điểm trung bình chung tích lũy dùng để xử lý học vụ.

23.4. Điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy được tính theo công thức sau và được làm tròn đến 2 chữ số thập phân:

Trong đó:

A là điểm trung bình chung học kỳ hoặc điểm trung bình chung tích lũy

ai là điểm của học phần thứ i

ni là số tín chỉ của học phần thứ i

n là tổng số học phần.

Điều 24. Xếp hạng học tập

24.1. Sau mỗi học kỳ, căn cứ vào điểm trung bình chung tích luỹ, sinh viên được xếp hạng về học lực như sau:

– Hạng bình thường: Nếu điểm trung bình chung tích lũy đạt từ 2,00 trở lên.

Trong đó:

● Loại xuất sắc: 3,60 đến 4,00

● Loại giỏi: 3,20 đến 3,59

● Loại khá: 2,50 đến 3,19

● Loại trung bình: 2,00 đến 2,49

– Hạng yếu: Nếu điểm trung bình chung tích lũy đạt dưới 2,00, nhưng chưa rơi vào trường hợp bị buộc thôi học.

24.2. Kết quả học tập trong học kỳ phụ được gộp vào kết quả học tập trong học kỳ chính ngay trước học kỳ phụ để xếp hạng sinh viên về học lực.

Điều 25. Xếp hạng năm đào tạo

Sau mỗi học kỳ, căn cứ vào khối lượng kiến thức tích lũy, sinh viên được xếp hạng năm đào tạo như sau:

Năm thứ nhất: Khối lượng kiến thức tích lũy dưới 30 tín chỉ; Năm thứ hai: Khối lượng kiến thức tích lũy từ 30 tín chỉ đến dưới 60 tín chỉ; Năm thứ ba: Khối lượng kiến thức tích lũy từ 60 tín chỉ đến dưới 90 tín chỉ; Năm thứ tư: Khối lượng kiến thức tích lũy từ 90 tín chỉ đến dưới 120 tín chỉ; Năm thứ năm: Khối lượng kiến thức tích lũy từ 120 tín chỉ đến dưới 150 tín chỉ;

Điều 26. Các điều kiện để tiếp tục việc học tập

Sinh viên được quyền đăng ký học nếu có đủ các điều kiện sau đây:

+ Còn thời gian để theo học tại trường theo Điều 5;

+ Không bị xử lý buộc thôi học theo Điều 27;

Điều 27. Bị buộc thôi học

27.1. Sau mỗi học kỳ, sinh viên bị buộc thôi học nếu rơi vào một trong các trường hợp sau:

+ Có điểm trung bình chung học kỳ đạt dưới 0,80 đối với học kỳ đầu của khóa học; đạt dưới 1,00 đối với các học kỳ tiếp theo hoặc đạt dưới 1,10 đối với 2 học kỳ liên tiếp;

+ Có điểm trung bình chung tích lũy đạt dưới 1,20 đối với sinh viên năm thứ nhất; dưới 1,40 đối với sinh viên năm thứ hai; dưới 1,60 đối với sinh viên năm thứ ba hoặc dưới 1,80 đối với sinh viên các năm tiếp theo và cuối khoá;

+ Vượt quá thời gian tối đa được phép học tại trường quy định tại Điều 5

+ Bị kỷ luật lần thứ hai vì lý do đi thi hộ hoặc nhờ người thi hộ theo quy định tại Điều 29 của Quy chế 43 hoặc bị kỷ luật ở mức xoá tên khỏi danh sách sinh viên của trường.

27.2. Chậm nhất là một tháng sau khi sinh viên có quyết định buộc thôi học, trường phải thông báo trả về địa phương nơi sinh viên có hộ khẩu thường trú.

27.3. Những sinh viên thuộc diện bị buộc thôi học không do lý do kỷ luật được quyền xin xét chuyển qua hệ vừa làm vừa học của trường và được Khoa đào tạo không chính quy xem xét cho bảo lưu một phần kết quả học tập.

Điều 28. Xin thôi học

Trường ra quyết định cho phép thôi học, xoá tên khỏi danh sách nếu sinh viên có đơn xin thôi học với lý do rõ ràng, hợp lệ. Trường hợp này bao gồm cả các đơn xin đi du học, có lý do chính đáng được phép chuyển trường hoặc khi sinh viên xin thi lại tuyển sinh.

Điều 29. Nghỉ học tạm thời

29.1. Sinh viên được quyền viết đơn gửi Phòng Quản lý đào tạo xem xét, trình Hiệu trưởng quyết định cho phép nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả đã học trong các trường hợp sau:

+ Được điều động vào các lực lượng vũ trang;

+ Bị ốm hoặc tai nạn phải điều trị thời gian dài, nhưng phải có giấy xác nhận của cơ quan y tế;

+ Vì nhu cầu cá nhân. Trường hợp này, sinh viên phải học ít nhất một học kỳ ở trường, không rơi vào các trường hợp bị buộc thôi học quy định tại Điều 27 và phải đạt điểm trung bình chung tích lũy không dưới 2,00. Thời gian nghỉ học tạm thời vì nhu cầu cá nhân phải được tính vào thời gian học chính thức quy định tại Điều 5.

29.2. Sinh viên nghỉ học tạm thời, khi muốn trở lại học tiếp tại trường, phải viết đơn gửi Phòng Quản lý đào tạo ít nhất một tuần trước khi bắt đầu học kỳ mới .

Điều 30. Chuyển trường

Theo qui định tại Điều 18 của Quy chế 43.

Điều 31. Làm đồ án tốt nghiệp

31.1. Hình thức làm Đồ án tốt nghiệp được áp dụng cho sinh viên diện chính thức của một Chương trình đào tạo và sinh viên diện học Chương trình đào tạo thứ hai.

31.2. Điều kiện để được nhận Đồ án tốt nghiệp:

+ Cho đến thời điểm xét nhận Đồ án tốt nghiệp không bị kỷ luật đình chỉ học tập và không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

+ Có các chứng chỉ giáo dục quốc phòng và chứng chỉ giáo dục thể chất;

+ Hoàn tất toàn bộ các học phần khác của Chương trình đào tạo tương ứng;

+ Có thời gian học đúng theo quy định tại Điều 5.

31.3. Đồ án tốt nghiệp là học phần đặc biệt, được tính khối lượng là 10 tín chỉ. Thời gian làm Đồ án tốt nghiệp của sinh viên ngành Kỹ thuật xây dựng là 15 tuần, của sinh viên các ngành khác là 16 tuần.

31.4. Đầu mỗi Học kỳ chính, căn cứ vào kết quả xử lý, Phòng Quản lý đào tạo lập danh sách sinh viên đủ điều kiện về mặt học tập để nhận Đồ án tốt nghiệp. Sinh viên có tên trong danh sách làm thủ tục đăng ký nhận Đồ án tốt nghiệp. Hội đồng xét cho nhận Đồ án tốt nghiệp của Nhà trường sẽ họp thông qua danh sách chính thức các sinh viên nhận Đồ án tốt nghiệp. Những sinh viên có tên trong danh sách chính thức nộp học phí cho Phòng Kế hoạch – Tài vụ.

31.5. Căn cứ vào danh sách chính thức các sinh viên nhận Đồ án tốt nghiệp, các Khoa phân công giảng viên hướng dẫn sinh viên làm Đồ án tốt nghiệp và theo dõi việc tuân thủ các yêu cầu, quy định của Khoa về Đồ án tốt nghiệp.

31.6. Trong thời gian làm Đồ án tốt nghiệp, nếu vì lý do riêng sinh viên không thể tiếp tục hoàn thành Đồ án hoặc bị dừng không cho tiếp tục hoàn thành Đồ án thì phải làm đơn xin tạm dừng có ý kiến chấp thuận của Chủ nhiệm Khoa và gửi cho Phòng Quản lý đào tạo. Sau khi có sự đồng ý của Trưởng Phòng Quản lý đào tạo, sinh viên phải giữ để gửi kèm với đơn xin làm Đồ án tốt nghiệp ở các đợt sau.

31.7. Mọi trường hợp gửi đơn xin làm Đồ án tốt nghiệp trễ so với thời hạn quy định đều không được giải quyết.

Điều 32. Chấm Đồ án tốt nghiệp

32.1. Trước khi bảo vệ tốt nghiệp, các Đồ án tốt nghiệp của sinh viên được chấm sơ khảo, phản biện hoặc được trưng bày đánh giá tập thể tùy theo đặc thù của các ngành đào tạo trong trường. Cụ thể:

+ Ngành Kiến trúc, Quy hoạch đô thị, Kỹ thuật hạ tầng đô thị: chấm sơ khảo Đồ án tốt nghiệp.

+ Ngành Xây dựng: phản biện Đồ án tốt nghiệp.

+ Các ngành Thiết kế công nghiệp, Thiết kế thời trang, Thiết kế Nội-Ngoại thất và Đồ họa ứng dụng: trưng bày Đồ án tốt nghiệp để đánh giá tập thể.

32.2. Căn cứ vào vào kết quả phản biện, chấm sơ khảo; các Khoa lập Danh sách sinh viên đủ điều kiện bảo vệ tốt nghiệp chuyển cho Phòng Quản lý đào tạo.

32.3. Căn cứ vào danh sách do các Khoa đề nghị, Phòng Quản lý đào tạo thảo Quyết định thành lập các Hội đồng chấm Đồ án tốt nghiệp, Quyết định cho phép sinh viên được phép bảo vệ tốt nghiệp, Kế hoạch bảo vệ tốt nghiệp trình Hiệu trưởng ký.

32.4. Nếu thành viên Hội đồng chấm bảo vệ tốt nghiệp lại là giảng viên hướng dẫn hay người phản biện của một Đồ án tốt nghiệp nào đó thì thành viên này sẽ không cho điểm của mình đối với Đồ án tốt nghiệp với tư cách thành viên Hội đồng chấm bảo vệ tốt nghiệp.

32.5. Điểm đánh giá Đồ án tốt nghiệp là trung bình cộng của các điểm thành phần với các hệ số như sau:

– Điểm sơ khảo hoặc phản biện (nếu có) – Hệ số 1.

– Điểm của giảng viên hướng dẫn – Hệ số 1.

– Điểm trung bình cộng của các thành viên Hội đồng – Hệ số 3.

Trong trường hợp nếu điểm của giảng viên hướng dẫn, điểm sơ khảo hoặc phản biện, điểm của thành viên Hội đồng mà lệch quá 2 điểm so với điểm trung bình cộng của các thành viên Hội đồng thì sẽ phải tính lại điểm đánh giá Đồ án tốt nghiệp mà không đưa điểm lệch này vào tính.

32.6. Nếu sinh viên nộp Đồ án tốt nghiệp trễ hạn (không quá 48 giờ tính từ thời gian kết thúc theo Quyết định cho nhận Đồ án tốt nghiệp) sẽ bị trừ 01 điểm vào điểm đánh giá Đồ án tốt nghiệp. Nếu trễ hạn quá 48 giờ, sinh viên sẽ không được bảo vệ.

32.7. Khi bảo vệ Đồ án tốt nghiệp, sinh viên phải theo đúng thứ tự do Hội đồng quy định. Nếu vi phạm sẽ bị trừ 0,5 điểm vào điểm đánh giá Đồ án tốt nghiệp.

32.8. Điểm đánh giá Đồ án tốt nghiệp được quy đổi ra thang điểm chữ như trong Điều 17 và được công bố cho sinh viên sau buổi bảo vệ tốt nghiệp.

32.9. Đồ án tốt nghiệp đạt từ điểm C trở lên mới được xem là đạt.

Chương V

XÉT VÀ CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP

Điều 33. Điều kiện xét tốt nghiệp và công nhận tốt nghiệp

33.1. Những sinh viên có đủ các điều kiện sau thì được trường xét và công nhận tốt nghiệp:

+ Cho đến thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập;

+ Tích lũy đủ số học phần quy định cho chương trình đào tạo; Đồ án tốt nghiệp đạt từ điểm C trở lên.

+ Điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học đạt từ 2,00 trở lên;

+ Có chứng chỉ giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất đối với các ngành đào tạo không chuyên về quân sự và thể dục – thể thao.

33.2. Hội đồng xét tốt nghiệp do Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng được Hiệu trưởng uỷ quyền làm Chủ tịch, trưởng phòng Quản lý đào tạo làm Thư ký và các thành viên là các trưởng Khoa, trưởng phòng Công tác chính trị và Quản lý sinh viên.

33.3. Hội đồng xét tốt nghiệp căn cứ các điều kiện công nhận tốt nghiệp quy định tại khoản 33.1 để lập danh sách những sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp.

33.4. Căn cứ danh sách những sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp và theo đề nghị của Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Hiệu trưởng ký quyết định công nhận tốt nghiệp cho những sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp.

Điều 34. Cấp bằng tốt nghiệp, bảo lưu kết quả học tập, chuyển chương trình đào tạo và chuyển loại hình đào tạo

34.1. Bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng được cấp theo ngành đào tạo. Hạng tốt nghiệp được xác định theo điểm trung bình chung tích lũy của toàn khoá học (kể cả điểm Đồ án tốt nghiệp) như sau:

+ Loại xuất sắc: Từ 3,60 đến 4,00;

+ Loại giỏi: Từ 3,20 đến 3,59;

+ Loại khá: Từ 2,50 đến 3,19;

+ Loại trung bình: Từ 2,00 đến 2,49.

34.2. Hạng tốt nghiệp của những sinh viên có kết quả học tập toàn khoá loại xuất sắc và giỏi sẽ bị giảm đi một mức, nếu rơi vào một trong các trường hợp sau:

+ Có khối lượng của các học phần phải thi lại vượt quá 5% so với tổng số tín chỉ quy định cho toàn chương trình;

+ Đã bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong thời gian học.

34.3. Kết quả học tập của sinh viên phải được ghi vào bảng điểm theo từng học phần. Trong bảng điểm còn phải ghi chuyên ngành hoặc ngành phụ (nếu có).

34.4. Nếu kết quả học tập của sinh viên thỏa mãn những quy định tại khoản 31.1 đối với một số chương trình đào tạo tương ứng với các ngành đào tạo khác nhau, thì sinh viên được cấp các bằng tốt nghiệp khác nhau tương ứng với các ngành đào tạo đó.

34.5. Sinh viên còn nợ chứng chỉ giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất, nhưng đã hết thời gian tối đa được phép học, trong thời hạn 5 năm tính từ ngày phải ngừng học, được trở về trường trả nợ để có đủ điều kiện xét tốt nghiệp.

34.6. Sinh viên không tốt nghiệp được cấp giấy chứng nhận về các học phần đã học trong chương trình của trường. Những sinh viên này nếu có nguyện vọng, được quyền làm đơn xin chuyển qua hệ vừa làm vừa học của trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh.