Phân tích nhân vật chí phèo lớp 11

Phân tích tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao – Bài số 1

1. Đặc điểm về nội dung

a) Truyện ngắn Chí Phèo phản ánh cuộc sống tùng quẫn, đen tối của người nông dân nghèo trước cách mạng tháng tám năm 1945.

– Làng Vũ Đại là một hình ảnh thu nhỏ của xã hội phong kiến ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng. Đây là một làng khép kín gần như tự trị, “xa phủ, xa tỉnh”, ngưng đọng, không vận độn, tồn tại trong thế gầm ghề giữa các phe cánh có máu mặt với nhau, trong sự lộng hành bạo ngược của bọn thống trị đối với tầng lớp bị trị.

Thành phần cư dân trong làng phức tạp, nhiều dạng, loại được Nam Cao miêu tả trong tác phẩm sinh động đến mức người đọc tưởng đấy là làng Đại Hoàng quê hương của nhà văn. Cao nhất là cụ tiên chỉ Bá Kiến “bốn đời làm tổng lí” uy thế sừng sững. Tranh dành địa vị, kết bè kết đảng thành phe phái này khác còn có cánh ông đội Tảo, cánh ông tư Đạm, cánh ông bát Tùng. Thủ đoạn chủ yếu của bọn thống trị làng Vũ Đại là dùng quyền lực và tiền tài để bao chiếm công điền, công thổ; cho vay nặng lãi; bóc lột bằng bắt nợ, bằng sưu thuế ; bỏ rượu lậu vu oan cho người vô tội; trực tiếp đánh đập, đàn áp nông dân;… Bá Kiến khôn lõi đời, chèo chống đủ kiểu nhưng cuối cùng vẫn bị Chí Phèo đâm chết. Rõ ràng, bọn địa chủ cường hào ở Chí Phèo không còn đè nén một chiều như Nghị Quế (Tắt đèn), Nghị Lại (Bước đường cùng) trước kia nữa.

Bọn cường hào lí dịch càng giàu có bao nhiêu thì người nông dân lao động càng cơ cực bấy nhiêu. Họ phải nộp tô nặng nề, phù phen tạp dịch. Nhiều người phải tha phương cầu thực. Một số nông dân bị đẩy vào con đường lưu manh hóa như Chí Phèo, binh Chức, năm Thọ… mà Chí Phèo là một điển hình.

Như vậy qua những chi tiết chọn lọc kĩ càng, sắp xếp hợp lí rải rác trong tác phẩm, Nam Cao đã xây dựng được một không gian nghệ thuật vừa cụ thể vừa có tính khái quát, một làng Vũ Đại sống động, ngột ngạt, đen tối – một hoàn cảnh điển hình theo đúng nghĩa của nó. Rõ ràng làng Vũ Đại không thể là một môi trường thuận lợi cho cái thiện, cái tốt hình thành và phát triển.

– Chí Phèo là điển hình của một bộ phận những người nông dân Việt Nam bị lưu manh hóa và bị rơi vào bi kịch bị xã hội từ chối quyền làm người lương thiện.

+ Quá trình Chí Phèo bị lưu manh hóa và trở thành công cụ nguy hiểm trong tay bọn cường hào ác bá:

Lần theo mạnh truyện, ta thấy, ban đầu Chí Phèo là một đứa trẻ bị bỏ rơi trên cái lò gạch bỏ không, “trần truồng và xám ngắt trong một váy đụp”, sau đó, chuyền tay cho người làng nuôi. Lớn lên, làm canh điền cho nhà lí Kiến, là “một thằng hiền lành như đất” (lời lí Kiến). Cũng như bao người nông dân khác, Chí mơ ước có một gia đình nho nhỏ. Chòng cuốc mướn làm thuê, vợ dệt vải… bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm”.

Bước ngoặt đầu tiên trong cuộc đời Chí Phèo (Nam cao không miêu tả theo trình tự, chỉ điểm xuyết đan xen) là việc Chí Phèo bị lí Kiến cho người bắt giải lên huyện và ở tù. Sau ở tù bảy, tám năm, Chí thành con người khác hẳn – dị dạng về hình hài, không còn ý thức được về phẩm giá con người.

Sau lần thứ hai đến nhà bá Kiến xin lại đi tù, Chí đã rơi vào bẫy của bá Kiến, trở thành công cụ nguy hiểm cho bá Kiến để hắn trừng bị bọn cường hào khác cánh và làm hại những người vô tội. Chí đã là “con quỹ dữ của làng Vũ Đại”.

+ Bi kịch Chí Phèo bị từ chối quyền làm người dẫn đến cái chết bi thảm:

Bước ngoặt thứ hai tỏng cuộc đời Chí là việc Chí gặp thị Nở. Tình yêu đơn giản đến thô lỗ nhưng chân thật của người đàn bà xấu xí này đã đánh thức bản chất lương thiện của anh tá điền bị vùi lấp từ lâu trong đáy sâu tâm hồn. Anh nông dân biến chất hung bạo kia bỗng thức tỉnh với bao nỗi khát khao được làm người lương thiện, được có một tổ ấm gia đình bình dị.

Nhưng bi kịch của Chí Phèo lại bắt đầu chính từ đó, ở cái ước mơ lương thiện cảu anh ta. Ước mơ nào có cao xa gì cho cam. Vậy mà cũng khong thể được. Thị Nở tuyệt tình, với Chí điều đó có nghĩa là đường dẫn để anh ta trở về với cuộc đời thế là vĩnh viễn đứt đoạn. “Xã hội độc ác đã đánh giấu lên mặt anh ra bằng những vết sẹo ngang dọc đã tạo cho anh ta một cái lí lịch đầy án tích”. Trong cơn quẫn trí và tuyệt vọng với sự mơ hồ của tiềm thức, Chí Phèo lại uống rượu và xách dao đi đâm chết bá Kiến rồi tự sát. Hành động này dường như chưa hẳn là kết quả của một quá trình nhận thức giai cấp tỉnh táo mà chỉ là sự giải tỏa bế tắc của một chuỗi những diễn biến tâm lí bi phẫn, từ lâu, rất sâu trong tiền thức, bất ngờ; không dễ giải thích ở một kẻ cố cùng liều thân như Chí. Nam Cao đã miêu tả nó với trình độ bậc thầy và logic.

Chí Phèo vừa là sản phẩm vừa là nạn nhân của cái làng Vũ Đại ngột ngạt, đen tối thời xưa. Đó là một nhân vật điển hình trong một hoàn cảnh điển hình theo nguyên tắc của chủ nghĩa hiện thực. Nhưng giá trị độc đáo của tác phẩm không chỉ ở đó. Xây dựng nhân vật điển hình Chí Phèo – một nông dân bị lưu manh hóa, với tư cách là cây bút hiện thức nghiêm ngặt, Nam Cao đã thể hiện một cái nhìn nhân đạo bằng cách đi sâu vào nội tâm nhân vật để phát triển và khẳng định bản chất lương thiện của những con người khốn khổ như Chí Phèo ngay khi tưởng như họ đã bị xã hội tàn bạo cướp mất cả hình dạng và tâm hồn.

b) Truyện ngắn Chí Phèo cho thấy tinh thần nhân đạo sâu sắc của Nam Cao.

Cái đâng quý nhất của ngòi bút Nam Cao là niềm tin sâu sắc cảu nhà văn vào bản chất tốt đẹp cảu người dân lương thiện. Xét toàn bộ đường đời hơn bốn chục năm ngắn ngủi của Chí, như đã nói ở phần trên, có hai sự việc mang tính bước ngoặt: lần thứ nhất – đi tù, lần thứ hai – gặp thị Nở. Sự việc lần thứ hai được nhà văn dày công chuẩn bị, khai thác triệt để (riêng số trang cho việc đó cùng đến khoảng một phần ba truyện ngắn). Nếu như quan hệ bá Kiến – Chí Phèo là mối quan hệ để Nam Cao trực tiếp thể hiện bi kịch bị lưu manh hóa và gián tiếp bộc lộ bi kịch bị từ chối quyền làm người lương thiện của Chí Phèo thì quan hệ thị Nở – Chí Phèo là quan hệ trực tiếp thể hiện phần tính chìm khuất cũng như bi kịc bị từ chối quyền làm người của Chí. Sự xuất hiện của thị Nở có ý nghĩa đặc biệt trong số phận, tính cách của Chí Phèo (duy chỉ vẻn vẹn trong năm ngày cuối đời Chí), giúp Nam Cao khắc họa nổi bật và tự nhiên những khám phá những bất ngờ của ông trong tính cách, số phận Chí Phèo. Dưới con mắt dân làng Vũ Đại, thị Nở vừa xấu, vừa dở hơi, vừa nghèo ; nhưng với Chí Phèo, thị là người duy nhất trong làng này không quay lưng lại với anh ta. Hơn thế, thị Nở đã mang quyền lực của thiên tạo đánh thức toàn bộ tâm hồn Chí, thổi vào đó những đốm lửa ấp áp của tình đời, tình người và trên thực tế, đã kéo Chí khỏi cõi say bất tận, rồ dại. Gặp thị Nở, Chí Phèo mới hay “cháo hành ăn rất ngon”. Trong con người Chí đã xuất hiện ý nghĩ xa xôi đến một tổ ấm, thứ hạnh phúc bình dị theo kiểu con người. Chí biết khóc khi ăn cháo hành – cái hạnh phúc lần đầu tiên trong đời được hưởng, Chí biết cả giận hờn khi phải chờ đợi quá lâu… Đi theo tiếng gọi cảm động của tình yêu, Chí như đang tập những bước đi non nớt, chập chững đầu tiên về với cõi người thường. Nhưng rồi, như ta đã biết, thị Nở cùng là nỗi đau sâu thẳm của Chí Phèo, tô đậm cái bi đát, hẩm hiu trong số phận nhân vật Chí Phèo.

Vậy là qua hình tượng nhân vật Chí Phèo, Nam Cao không những đã miêu tả sâu sắc, cảm động cuộc sống túng quẫn của người nông dân bị đè nén bóc lột mà còn phát hiện, trân trọng, khẳng định nhân phẩm của họ ngay cả khi tưởng như họ đã mất cả hình người và tình người.

2. Đặc điểm nghệ thuật.

– Truyện ngắn Chí Phèo ghi nhận thành công của Nam Cao trước hết trong việc xây dựng nhân vật, tiêu biểu nhất phải kể đến nhân vật Chí Phèo (đã gợi ý phân tích ở phần trên) và bá Kiến. Đó là những nhân vật điển hình sắc nét, sinh động, có cá tính độc đáo và có tính khái quát, tiêu biểu, gây ấn tượng mạnh cho người đọc. Khi xây dựng nhân vật điển hình đó, Nam Cao đã phát huy cao độ sở trường khám phá và miêu tả những trạng thái tâm lí phức tạp của nhân vật. (Chẳng hạn, tâm lí của Chí Phèo sau đêm gặp thị Nở và tỉnh giấc).

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Tương tư (Nguyễn Bính) – Văn mẫu lớp 11

Thứ hai, phải kể đến kết cấu truyện. Chí Phèo có lối kết cấu mới mẻ kiểu vòng tròn dường như khá tự do thoải mái trong việc trần thuật. Hình ảnh cái lò gạch bỏ hoang nơi Chí Phèo bị bỏ rơi ở đầu truyện, trở lại ở phần kết thúc văn bản truyện, có sức gợi rất lớn. Nó khiến nhiều người đọc nghĩ rằng chừng nào làng Vũ Đại còn thì hiện tượng Chí Phèo không thể mất đi…; muốn cứu lấy những con người lương thiện để họ tránh được sự tha hóa từ việc thay đổi hoàn cảnh sống phi nhân tính trước đó.

Nếu căn cứ vào hình tượng nhân vật Chí Phèo, ta có thể có một cốt truyện để kể lại theo trình tự thời gian cuộc đời hơn 40 năm của nhân vật – từ khi là một đứa trẻ đỏ hỏn bị bỏ rơi đến khi cầm dao đâm bá Kiến và tự kết liễu đời mình. Nhưng về mặt văn bản truyện, có thể tóm tắt trình tự trần thuật của Nam Cao như sau:

+ Chí Phèo say rượu “vừa đi vừa chửi”;

+ Chí Phèo ra tù, hôm sau đã đến nhà bá Kiến rạch mặt ăn vạ;

+ Chí Phèo sực tỉnh được thị Nở chăm sóc;

+ Thị Nở chối bỏ Chí Phèo;

+ Chí Phèo tuyệt vọng cầm dao giết bá Kiến và tự sát;

+ Cảnh làng Vũ Đại xôn xao về hai cái chết và hình ảnh lò gạch thoáng hiện ra trong ý nghĩ của thị Nở;

Như vậy, các thành phần lời trần thuật được xáo trộn, lắp ghép, đan xen không theo tuyến tính. Điều này tạo cho câu chuyện có sức hấp dẫn đặc biệt gây sự chú ý và hứng thú theo dõi liên tục cho độc giả. Ví dụ, truyện ngắn mở đầu bằng tiếng chửi rất bất ngờ. Đó là tiếng chửi của một kẻ say nhưng cũng vẫn còn tỉnh. Đối tượng chửi vừa mơ hồ lại vừa xác định: cái xã hội đã đẻ ra kiếp sống Chí Phèo. Giới thiệu nhân vật Chí Phèo kiểu như vậy rất ấn tượng, kích thước trí tò mò, sự hứng thú theo dõi câu chuyện.

Thứ ba, ngôn ngữ truyện rất sống động, có sự đan xen giữa lời nhân vật và lời người kể chuyện, cũng có khi vừa là lời nhân vật vừa là lời người trần thuật (Ví dụ đoạn thị Nở trút giận lên Chí Phèo). Điều này có tác dụng rất lớn trong việc miêu tả diễn biến tâm lí hết sức tinh tế và phức tạp của nhân vật, nhờ đó mà chân dung nhân vật hiện lên sinh động và chân thực. Đây là một cách tân của ngôn ngữ văn xuôi hiện đại mà không phải nhà văn nào cùng thời với Nam Cao đã có thể sử dụng được thành công. Riêng điều đó thôi cũng đã là một đóng góp không nhỏ của Nam Cao cho nền văn xuôi Việt Nam hiện đại nửa đầu thế kỉ XX.

Với một số đặc sắc nghệ thuật vừa nêu ở trên, truyện ngắn Chí Phèo đúng là một phát hiện về nội dung, một khám phá về nghệ thuật, xứng đáng là một kiệt tác, như nhiều người đã khẳng định.

Phân tích tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao – Bài số 2

Nam Cao là nhà văn tiêu biểu với những sáng tác về người nông dân, tác phẩm Chí phèo được coi là kiệt tác, khẳng định tài năng và phong cách nghệ thuật của ông. Nhà văn đã dựng lên bức tranh về cuộc sống của những người nông dân dưới sự áp bức của địa chủ cường hào, đã đẩy họ con đường tha hóa và xuống tận cùng của xã hội.

Truyện Chí Phèo đã tái hiện lại hình ảnh nông thôn Việt Nam, của xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Xã hội này được đặc trưng, một bên bởi những bộ mặt như Bá Kiến, Lí Cường, Đội Tảo, Bát Tùng và những bè đảng xung quanh chúng, sống phè phỡn, gian ác, bạo ngược, vừa “du lại với nhau để bóc lột con em, nhưng ngấm ngầm chia rẽ, nhè từng chỗ hở để mà trị nhau”; một bên là đông đảo những người dân quê thấp cổ bé miệng, nơm nớp lo sợ, nhẫn nhục, quanh năm đầu tắt mặt tối vẫn không đủ ăn. Tầng lớp những người như Chí Phèo, Năm Thọ, Binh Chức họp thành một nhóm riêng. Họ là những dân thường, những người lao động nghèo, nhưng đã lưu manh hóa, bị mua chuộc và trở thành tay sai của bọn cường hào, lí dịch và gây nên không biết bao nhiêu tai vạ cho những người lương thiện. Dưới ngòi bút của Nam Cao, bức tranh xã hội hiện ra đầy kịch tính, chất chứa những xung đột bùng nổ.

Thông qua nhân vật Chí Phèo Nam Cao đã trực tiếp nêu lên vấn đề con người bị tha hóa, bị vong thân, mất nhân tính, nhân cách vì bị áp bức bót lột, vì đói khổ, cùng cực. Tác giả đã mổ xẻ vấn đề cuộc sống và số phận mỗi con người, ý thức về quyền sống, quyền làm người, ý thức về nhân cách, nhân phẩm ngay ở những con người bị cộng đồng khinh bỉ, hắt hủi, gạt ra bên lề xã hội, ngay ở một “thằng cùng hơn cả dân cùng”, tưởng như đã bị hủy hoại hoàn toàn cả nhân hình và nhân tính.

Bên cạnh đó, truyện Chí Phèo còn giúp người đọc có cơ sở để chia sẻ với những dằn vặt, đau khổ của con người khi không được làm người, chỉ mong ước được sống bình thường, “được làm người lương thiện” như mọi người khác mà không được. Sự kết hợp hai mặt xã hội và nhân bản trong chủ đề mà truyện ngắn Chí Phèo đặt ra càng làm cho tác phẩm này có giá trị văn học sâu hơn, có sức ngân vang lớn hơn.

Các nhân vật trong truyện của Nam cao đều có những nét tính cách đặc sắc, từ Chí Phèo, Thị Nở, cho đến Bá Kiến, Lí Cường, Năm Thọ, Binh Chức, Đội Tảo, Tự Lãng, bà cô Thị Nở v.v… Tất nhiên, trong các nhân vật này, gây ấn tượng mạnh mẽ nhất ở người đọc là Chí Phèo, Bá Kiến, Thị Nở. Mỗi nhân vật đúng là một cá tính, là “con người này”, không lẫn vào đâu được, với ngoại hình và tính cách riêng, lối sống riêng, ngôn ngữ riêng, số phận riêng, đồng thời lại tiêu biểu cho một loại người nào đó về mặt xã hội, sinh hoạt, tâm lí.

Bá Kiến là điển hình của bọn lí dịch cường hào ở nông thôn. Chúng đều có những nét chung: hống hách, gian ác, dâm ô, đầy thủ đoạn mưu mô để giành giật và củng cố chức quyền cho cá nhân và con cái, đục khoét, ức hiếp dân lành, hãm hại những kẻ không ăn cánh và chống đối. Bá Kiến càng tỏ ra ranh ma quỷ quyệt trong nghề làm tổng lí, đặc biệt khi phải đối phó với những tên vai vế tranh chấp chức quyền với hắn hoặc những kẻ cố cùng liều thân. Tùy người, tùy việc, y biết lúc nào thì quát tháo, dọa nạt, lúc nào thì nhẹ nhàng, dụ dỗ, mua chuộc. Chính nhờ vậy lão mới thực hiện được mọi ý đồ đen tối của mình, khuất phục được bọn đầu bò đầu bướu, hạ được các phe cánh đối nghịch trong làng, quyền thế ngày càng thăng tiến và vững vàng. Con người khôn ngoan lõi đời ấy đã khống chế lừa bịp được Chí Phèo lâu dài, nhưng cuối cùng đã bị Chí Phèo giết chết, vì từ trong thâm tâm, trong tiềm thức, Chí đã nhận ra lão chính là kẻ thù của. mình, kẻ đã tước đoạt quyền làm.người của mình.

Đối với Bá Kiến thì Chí Phèo cũng chỉ là một trong số những tên dân cùng liều lĩnh như Năm Thọ, Binh Chức, cho nên cách xử sự của lão đối với Chí Phèo nói chung cũng giống “sách lược” đối với hạng đầu bò đầu bướu: dọa nạt, trấn áp công khai hoặc ngấm ngầm; hoặc nếu cần thì vô hiệu hóa, mua chuộc, lợi dụng làm tay chân. Và Chí Phèo cũng như Năm Thọ, Binh Chức đều biết rõ bản chất, chỗ mạnh và chỗ yếu của Bá Kiến và hạng người như lão. Nhưng Chí Phèo phục vụ cho Bá Kiến lâu dài hơn, đắc lực hơn, ngay từ lúc là một anh canh điền chất phác, khỏe mạnh, và cả sau khi đi tù về trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Chí Phèo cũng bị lão hành hạ, đày đọa, làm nhục nhiều hơn. Và do vậy, Chí Phèo hiểu rõ lão hơn, nặng oán thù hơn đối với lão. Lúc tỉnh táo, Chí Phèo đã ý thức rõ về cảnh tủi nhục phải hầu hạ mụ vợ ba của Bá Kiến, về chuyện bị Bá Kiến hãm hại đẩy vào tù. Sau khi ở tù ra, hắn đã biến thành một con người khác. Từ một thanh niên hiền lành, rụt rè, hắn đã biến thành một tên lưu manh, liều lĩnh, hung dữ, rượu chè say khướt, chửi bới suốt ngày. Nhưng lúc tỉnh cũng như lúc say, trong ý thức và trong tiềm thức, hắn vẫn không bao giờ quên Bá Kiên. Bá Kiến đúng là nỗi ám ảnh của hắn.

Xem thêm:  Phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo

Trong suốt thiên truyện, tác giả chỉ miêu tả ba lần Chí Phèo gặp Bá Kiến, sau khi hắn ở tù ra. Lần thứ nhất, sau khi uống rượu say, hắn xách một cái vỏ chai đến cổng nhà Bá Kiến gọi tên tục của lão ra mà chửi. Hắn định đến để gây sự. Gây sự, chửi bới, chống đối một người như Bá Kiến vừa đế  thỏa sự căm giận, vừa có dịp để  lên mặt với những người xung quanh, vừa có thể vòi tiền uống rượu. Với một người như Chí Phèo, một người mà sự liều lĩnh hung dữ là một cách để tự giới thiệu mình, để tồn tại và cũng là để che đậy sự sợ hãi cố hữu, thì không có gì có thể nói trước được về dự định và hành động. Tất cả tùy thuộc vào tình huống cụ thể. Gặp Lí Cường, bị Lí Cường quát mắng, tát tai, hắn rạch mặt, la làng, lăn đùng ra ăn vạ. Nhưng khi Bá Kiến “dịu dàng” chào hỏi, mời mọc, tỏ vẻ ân cần săn sóc, cho tiền, thì hắn lại nguôi ngoai, thích chí, hả hê.

Lần thứ hai, sau khi uống rượu say, hắn lại ngật ngưỡng đến nhà Bá Kiến nói là để đòi nợ. Gặp Bá Kiến, hắn xin đi ở tù, vì “ở tù còn có cơm ăn, còn ở làng ở nước thì không làm gì nên ăn, không mảnh đất cắm dùi”. Và, tất nhiên, kèm theo yêu cầu kì quặc ấy, là những lời dọa dẫm úp mở mà Bá Kiến rất hiểu rõ. Nhưng lần này lão Bá Kiến khôn ranh lại đẩy Chí Phèo đi đòi nợ Đội Tảo cho lão. Lão nghĩ bất kì kết cục nào cũng đều có lợi cho lão. Ngẫu nhiên, Chí Phèo lại đòi được nợ và được Bá Kiến cho mấy sào vườn ở bãi sông cắm thuê của một người làng trước đó. Và cũng từ đó, Chí Phèo bao giờ cũng say, và khi hắn say thì hắn làm bất cứ cái gì người ta sai hắn làm, gây ra bao nỗi khiếp sợ và tai vạ cho dân làng.

Lần thứ ba, Chí Phèo gặp Bá Kiến sau khi bị Thị Nở từ chối không nhận làm vợ hắn. Cùng quẫn, phẫn chí, Chí Phèo uống rượu say, cầm dao đi định “đâm chết cả nhà nó”. Nhưng Chí Phèo lại quên rẽ vào nhà Thị Nở mà lại đi thẳng đến nhà Bá Kiến, đòi được làm người lương thiện, và Chí đã đâm chết Bá Kiến rồi tự sát. Kết thúc này bề ngoài có vẻ ngẫu nhiên, thật ra lại rất tất yếu, bộc lộ rõ tính cách của Chí Phèo, ý đồ tư tưởng nghệ thuật của tác giả. Đây là một kết thúc khiến cho người đọc phải suy nghĩ rất nhiều về thực trạng và mâu thuẫn xã hội, về cuộc sống và bi kịch của đời người.

Câu truyện đã tạo nên một ngã rẽ cho cuộc đời Chí từ khi gặp thị nở. Sau những ngày hạnh phúc ngắn ngủi với thị, Chí càng cảm thấy thêm cay đắng, khổ sở vì thân phận và điều này càng đẩy nhanh Chí đến một hành động tuyệt vọng. Chí không chỉ say, hung dữ, liều lĩnh, gây tội ác, mà còn biết sợ, tính toán, nhận diện được kẻ thù. Chí suy nghĩ, đau khổ về kiếp sống không bình thường, không ra người, không lương thiện của mình. Trong những ngày được hạnh phúc với Thị Nở, Chí cũng biết vui, biết mơ ước, biết buồn, biết ăn năn. Bị Thị Nở từ chối, đối với Chí, là một đòn đau không chịu đựng nổi. Từ kinh nghiệm sống, từ tiềm thức vô thức, Chí cảm nhận tình trạng bé tắc vô vọng của mình có nguyên nhân sâu xa hơn tội ác của Bá Kiến. Giết Bá Kiến cũng không có được sự giải thoát. Và hắn đã tự sát.

Dưới ngòi bút của Nam Cao Chí Phèo không chỉ là hình ảnh những tên cố cùng liều thân hoặc là điển hình, của những người nồng dân lưu manh hóa vì sự áp bức bóc lột của bọn thực dân phong kiến, mà còn thể hiện bi kịch của con người bị tước đoạt quyền sống, quyền làm người, quyền được hưởng hạnh phúc. Cái điều rất nghiêm trang, rất đau lòng, rất tội nghiệp mà Nam Cao đã ghi lại và muốn nhắn gửi cho người đời thông qua một câu chuyện tưởng như chẳng có gì, một số nhân vật dị dạng và một giọng văn pha nhiều tính chất hài hước, nội dung thông điệp đó nhiều thế hệ độc giả đã hiểu và càng đánh giá cao tác giả.

Xây dựng lên những nhân vật tiêu biểu, nhà văn đã dùng những ngôn ngữ của đời sống, ngôn ngữ được quần chúng nhân dân sử dụng hằng ngày, rất phong phú, sinh động, giàu hình ảnh. Có thể nói hơn bất kì một nhà văn nào khác cùng thời, ngôn ngữ Nam Cao cho đến bây giờ vẫn tỏ ra không cũ với thời gian, cả về mặt từ vựng, ngữ nghĩa, cú pháp.

Phải có sự cảm thông sâu sắc với thân phận những người nông dân Nam Cao mới có mới có một tác phẩm giá trị như vậy. Ông đã khắc họa lên bức tranh xã hội với những bọn địa chủ cường hào gian ác, những con người nông dân tội nghiệp, bị chèn ép, bóc lột, không để cho họ một con đường sống.

Phân tích tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao – Bài số 3

“Chí Phèo” của Nam Cao là kiệt tác của văn học hiện thực phản ảnh đậm nét xã hội phong kiến đầy rẫy những tội ác và bất công, đồng thời khắc họa thành công hình ảnh người nông dân bị bần cùng hóa. Đọc những trang viết của Nam Cao, người đọc có thể mường tượng ra được bức tranh xã hội phong kiến nhiều ám ảnh.

Xuyên suốt tác phẩm là hình ảnh nhân vật Chí Phèo – một người nông dân lương thiện nhưng bị xã hội chèn ép, chà đạp, đẩy đến bước đường cùng thành kẻ sát nhân. Nam Cao đã để cho nhân vật Chí Phèo xuất hiện ngay đầu tác phẩm bằng “tiếng chửi”. Một loạt tiếng chửi của Chí Phèo như mở màn một cuộc đời nhiều tăm tối của hắn “Hắn chửi trời, hắn chửi đất, hắn chửi cả làng Vũ Đại. Hắn chửi đứa nào đẻ ra hắn…”.

Chí Phèo sinh ra tại một cái lò gạch cũ, được người làng truyền tay nhau nuôi, đến khi hắn đi ở cho Bá Kiến. Bá Kiến vì ghen tuông mà đã đẩy Chí Phèo vào tù, nơi đó bắt đầu hình thành những oán hận và cả nỗi đau. Chí Phèo đã dần đánh mất đi bản thân, đánh mất đi sự lương thiện. Sau mấy năm ở tù, CHí Phèo về làng, trở thành một con người khác. Nam Cao đã khắc họa rõ từng đường nét trên khuôn mặt của Chí Phèo, như phản ảnh sự đau lòng của chế độ và sự tha hóa của một đời người. Chí Phèo xuất hiện “Cái đầu thì trọc lóc, răng cạo trắng hớn, hai mắt gườm gườm trông gớm chết”. Hình ảnh người nông dân hiền lành đã biến mất sau những năm tháng ở tù.

Xã hội đã cướp đi nhân cách, bản tính lương thiện và cả ước muốn làm người của Chí Phèo. Hắn trở về từ nhà tù, biến thành một kẻ chuyên đi rạch mắt ăn vạ, hắn phá tan đi bao nhiêu gia đình ở làng Vũ Đại. Cả làng ai cũng sợ hắn, vì bộ mặt gớm giếc và hành động tàn bạo.

Cuộc sống của một con người thay đổi hoàn toàn, hắn lấy nghề rạch mặt, đâm thuê chém mướn làm nghề sống. Chí Phèo bị người làng xa lánh, hắn trở về làm cho nhà Bá Kiến. Lại một lần nữa người đọc thấy được sự bế tắc, bước đường cùng của Chí Phèo. Hắn lại trở về nơi ngày xưa đã đẩy hắn vào cảnh cơ cực như bây giờ. Có lẽ đây chính là sự bế tắc của người dân thấp cổ bé họng trong xã hội phong kiến.

Nam Cao đã rất thành công khi xây dựng thành công nhân vật CHí Phèo. Đây là hình tượng điển hình cho sự tha hóa trong xã hội phong kiến, là sự bế tắc, cùng đường lạc lối.

Nhưng Nam Cao đã không để cuộc đời Chí Phèo dừng lại ở đó, tác giả đã khơi gợi sự khát thèm yêu thương, khát thèm cuộc sống như một con người nơi hắn. Tình huống truyện Chí Phèo gặp Thị Nở ở vườn chuối sau lần hắn uống rượu say khướt. Thị Nở xuất hiện với bát cháo hành đã khiến người đọc vẫn cảm thấy còn chút gì đó hi vọng cho một cuộc đời bình dị. Thị Nở xấu xí, thô kệch, nhưng lại là vết sáng trong cuộc đời tăm tối của CHí Phèo. Sự xuất hiện của Chí Phèo thực sự có ý nghĩa rất lớn đối với Chí Phèo, đánh thức lương tri, đánh thức bản tính lương thiện của hắn. “Bát cháo hành” là một chi tiết nghệ thuật giàu giá trị nhân văn, cho tình người còn lấp lánh giữa xã hội thối nát.

Sau khi gặp gỡ với Thị Nở, hắn thấy cuộc đời ngoài kia thật tốt đẹp, nghe thấy những người đàn bà đi chợ đang nói chuyện. Hơn hết có một chi tiết, một suy nghĩ khiến người đọc chùng xuống “Hắn thấy già yếu, bệnh tật, và cô độc còn đáng sợ hơn cả đau ốm bệnh tật…hắn khát khao làm hòa với mọi người”. Có lẽ đã đến lúc hắn nhận ra cần một cuộc sống như mọi người, không phải rạch mặt ăn vạ nữa. Cuộc sống bình dị ấy nhưng với Chí lại quá xa vời.

Xem thêm:  Phân tích 13 câu đầu bài thơ vội vàng của Xuân Diệu

Xã hội phong kiến nghiệt ngã, không để cho Chí Phèo được làm người lương thiện khi bà cô của Thị Nở xuất hiện. Bà cô phản đối chuyện Thị Nở và Chí Phèo, còn dùng những từ cay độc để mắng mỏ Chí Phèo. Bà cô là hiện thân của xã hội phong kiến, cự tuyệt khát khao làm người, quyết dồn Chí vào bước đường cùng. Chính điều này đã khiến cho Hắn đau, rơi vào tuyệt vọng và quyết tìm đến nhà Bá Kiến để giết Bá Kiến.

Hình ảnh ám ảnh người đọc là hình ảnh Chí Phèo giãy đành đạch, nằm giữa vũng máu ở sân nhà Bá Kiến. Hắn giết Bá Kiến và tự kết liễu cuộc đời mình. Trước khi chết Chí phèo còn hét lên “Ai cho tao làm người lương thiện”, xã hội này không cho, con người cũng không cho. Đúng là một bi kịch quá đau lòng đối với người nông dân trong xã hội đầy rẫy bất công.

Nam Cao với ngòi bút sâu sắc đã xây dựng nhân vật điển hình trong xã hội diển hình như kéo người đọc về với thời kỳ đau thương của đất nước ta hồi đó. Nghệ thuật đặc tả tính cách, hành động đã khiến cho truyện ngắn thêm sinh động, hấp dẫn.

Phân tích tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao – Bài số 4

Chí Phèo là câu chuyện về đoạn cuối cuộc đời của một con người trong xã hội thực dân phong kiến diễn ra và được ghi lại bởi Nam Cao (1917 — 1951), mội ngòi bút bậc thầy cách nay đã hơn sáu mươi năm.

Mở đầu tác phẩm Chí Phèo xuất hiện trong tư thế khật khưỡng của kẻ say rượu vừa đi vừa chửi. Hắn chửi vung tất cả. Chửi trời, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại, chửi những đứa khổng chửi nhau với hắn. Đây chính là lí do để ngay phần tiếp theo, tác giả  kể vể lai lịch của Chí. Hắn vốn là đứa trẻ từ khi mới đẻ ra đã bị bỏ rơi trong cái lò gạch bò hoang, được người làng nhặt về nuôi, đi ở cho nhiều nhà khác nhau, cuối cùng đến năm 20 tuổi thì về làm canh điền cho Lí Kiến. Có thể vì ghen tuông, nghi cho bà ba vốn tính lẳng lơ có tư tình với anh canh điền khoẻ mạnh, Bí Kiến cho người bắt Chí giải lên huyện và đẩy vào lao tù.

Ngay sau khi ở tù về, Chí đã uống rượu say khướt rồi cầm vỏ chai đến cổng nhà Bá Kiến (lúc này Bá Kiến đã là Bá bộ) chửi Lí Cường con trai Bá Kiến xông ra hành hung Chí, được thể Chí đã dùng mảnh chai rạch mặt ăn vạ. Đang thế, Bá Kiến xuất hiện, lên giọng mắng Lí Cường rồi dùng lời ngon ngọt để an ủi Chí, lại mời Chí vào nhà thết đãi cơm rượu hậu hĩnh, cho Chí một đổng bạc đem về Chí vô cùng hả hê. Từ đó, khi nào hết tiền hắn, lại đến ăn vòi. Lần thứ hai, Chí đến nhà Bá Kiến xin đi ờ tù lần nữa với cách lập luận đi tù còn có cơm ăn, ở làng mảnh đất cắm rùi cũng không có mà cái ăn cũng không, Bá Kiến lợi dùng cơ hội này nhờ hắn đi đòi nợ Đội Tảo 50 đồng và hứa sẽ,có vườn cho Chí. Sau khi Chí hoàn thành việc được giao, Bá Kiến cho vài hào uống rượu và cắt cho hắn 5 sào vườn ở bãi sông. Lúc này Chí mới 27, 28 tuổi. Cũng bắt đẳu từ đây, Chí trờ thành kẻ đâm thuê chém mướn, một công cụ đắc lực của Bá Kiến nhằm ức hiếp dân lành và thanh toán những kẻ có máu mặt trong làng nhưng không cùng vây cánh. Chí Phèo đã thực sự trở thành “con quỷ dữ của làng  Vũ Đại”, ai ai cũng đều sợ hắn và tránh mặt hắn.

Một lần trong buổi tối sáng trăng, sau khi được uống rượu với Tự Lãng, hắn trở về túp lều ven sông định bước xuống tắm, tình cờ nhìn thấy Thị Nở đang nằm ngủ. Thị là người nghèo rót mồng tơi, xấu ma chê quỷ hờn lại ngẩn ngơ như người đẩn trong cổ tích Họ đã ăn nằm với nhau và đánh thức tình cảm bình thường cùng mong muốn làm một người bình thường trong Chí. Nhờ thứ tình cảm này mà bao nhiêu mơ ước hiền lành thời trai trẻ bỗng thức đậy, hắn muớn có một tổ ấm gia đình bình dị. Rôi Chí bị cảm. Thị Nở đã an cần chăm sóc, nấu cháo hành cho hắn ăn giải cảm… Tưởng được bền lâu, nào ngờ chỉ được vẻn vẹn năm ngày, đến ngày thứ sáu, bà cô thị Nở đi buôn chuyến trở về. Bà đã xỉ vả mắng nhiếc thị vì đã biết được chuyện giữa Thị với Chí Phèo. Do đấy, Thị Nở đến mằng Chí Phèo và bỏ mặc Chí trong tuyệt vọng. Thế rồi Chí khóc, Chí lại- tìm đến rượu, Khi say hắn dắt dao vào lưng, nói là đi đâm chết “nó”, tức đâm chết hai cô cháu nhà Thị Nở. Nhưng bước chân khật khường của Chí cứ thế đến nhà Bá Kiến. Hắn xông vào Bá Kiến, vung dao đòi làm ngưòi lương thiện. Trong cơn tỉnh  say cuối cùng này. Chí đã vung dao đâm chết Bá Kiến và cũng tự kết liễu cuộc đời mình.

Nghe tin hai cái chết, trong lúc bao người, báo kẻ hả hê, Thị Nở nghĩ đến Chí “sao có lúc nó hiền như đất và nhớ lại những lúc ăn nằm với hắn”. Thị lo mình có chửa. Khép lại câu chuyện là hình ảnh thị nhìn nhanh xuống bụng và “đột nhiên  thị thấy caí lò gạch thoáng hiện, xa nhà cửa và vắng bóng người qua lại”.

Đây là một truyện ngắn mà dung lượng hiên thực được phản ánh trong trạng thái dồn nén, chứa nhiều mâu thuẫn, với nhiều nhân vật, có nhiều lớp thời gian…, mang tầm vóc của một tiểu thuyết. Có thể  phân tích theo vấn đề ý nghĩa nhân sinh của truyện, có thể phân tích theo tuyến nhân vật, hoặc cũng có phân tích-từng mối quan hệ giữa nhân vật chính là Chí Phèo với làng Vũ Đại và một số nhân vật có quan hệ trực tiếp (Bá Kiến, thị Nở). Đâu đi theo con đường nàó cũng cần làm nổi bật rõ nghệ, thuật xây dựng tình huống, nghệ thuật miêu tả nhân vật và ngôn ngữ truyện. Sức mạnh của trúyện ngắn trước hết là chi tiết. Cách phân tích dưới đây cố gắng đi theo tình huống này.

Làng Vũ Đại, một hình ảnh thu nhỏ của xã hội phong kiến ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng. Về kết cấu và ngôn ngữ truyện. Trước nhất phải kể đến kết cấu. Nếu xét về kết cấu hình tượng, truyện Chí Phèo cũng có một cốt truyện có thể kể được nhưng điều đáng nói ở đây là kết cấu văn hán truyện. Nam Cao đã rất có ý thức sáng tạo và huy động  kết cấu tham gia vào việc xây dựng nhân vật cũng như đắp bổi thêm bề dày, bề sâu các lớp nghĩa cho tác phẩm. Thứ nhất, Nam Cao sử dụng kết cấu vòng tròn. Đó là sự trở lại chi tiết “cái lò gạch bỏ hoang” ở phần kết truyện hình ảnh cái lò gạch bỏ hoang nơi Chí bị bỏ rơi lúc mới đẻ ở phần đầu truyện được nhà văn sử dụng để cho Thị Nở đột nhiên thấy thoáng hiện ra khi nhìn xuống bụng, sợ nhỡ may mình có chửa. Kết truyện nay có sức gợi rất lớn. Điểu này gì nếu không: phải là khả năng tái sinh của Chí Phèo? Chừng nào còn tồn tại cái xã hội kiểu làng Vũ Đại thì chừng đó sẽ còn nảy nòi ra loại người như Chí. Môi trường này cần được thay đổi. Nếu như đặt vấn để hãy cứu lấy nhân cách con người thì rõ ràng phải bắt đầu từ việc cứu lấy môi trường đă huỷ hoại nhân cách. Thứ hai, các thành, phẩn lời trần thuật được xáo trộn, lắp ghép, đan xen không luân theo trình tự tuyến tính của.cốt truyện. Nam Cao bắt đầu bằng hình ảnh Chí khật khưỡng say và vừa đi vừa chửi; Chân dung nhân vật bước đầu hiện ra với những đường nét thật ấn tượng, buộc người đọc chú ý và ham mê theo dõi ngay lập tức.

Về yếu tố ngôn ngữ truyện có nhiều điều có thể bán được nhưng ở đây chỉ xin đơn cử một cách thức sử dụng ngổn ngữ hết sức sáng tạo và độc đáo kiểu Nam Cao. Ông đã đan xen, trộn lẫn lời nhân vật và lời người kể truyện, nhiều đơn vị lời văn có thể là của nhân vật vừa là của người kể chuyện. Điều này có tác dụng rất lớn cho phép nhà văn soi quét, lách sâu vào thẻ giới nội tâm rất phức tạp và tinh tế của nhân vật. Nhờ vậy chân dung nhân vật hiện ra hết sức chân thực và sống động. Chỉ cần đơn cử đoạn mở đầu truyện là đã thấy thủ pháp nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ đan xen, hoà trộn như thế’ nào. Đây là một kĩ thuật của ngôn ngữ tiểu thuyết hiện đại mà không phải nhà văn cùng thời nào với Nam Cao cũng đã biết và sử dụng. Hiểu như vậy mới thấy sự cách tân và đóng ghóp vào kĩ thuật tiểu thuyết của Nam Cao thực sự là không nhỏ và có nhiều-ý nghĩa cho nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại.

Tóm lại, chỉ với tác phẩm Chí Phèo đã dù thấy Nam Cao trong buổi mạt kì của chủ nghĩa hiện thực phê phán nước ta đã có công đưa nó lên một tầm cao mới về cả nội dung và nghệ thuật trước khi nó im tiếng.

Thanh Bình tổng hợp