Tuyển sinh đại học đợt 2 là gì năm 2024

NTTU – Phương thức xét tuyển là gì? Ngưỡng chất lượng đầu vào là gì? Xét tuyển học bạ là gì?… Rất nhiều câu hỏi xoay quanh các thuật ngữ về xét tuyển và tuyển sinh 2020. Cùng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành giải đáp các thuật ngữ cần biết khi xét tuyển đại học bạn nhé

1. Phương thức xét tuyển Là cách thức xét tuyển của các trường áp dụng. Có thể kể các phương thức chính: Xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT Xét tuyển bằng kết quả học bạ Xét tuyển bằng kết quả Kỳ thi đánh giá năng lực, tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển (xét kết quả học tập của học sinh giỏi, các thành tích, điểm các môn học…) Ví dụ : như tại Trường ĐH Nguyễn Tất thành, năm 2023 trường xét tuyển theo 4 phương thức

Tuyển sinh đại học đợt 2 là gì năm 2024

2. Thi đánh giá năng lực Sử dụng bài kiểm tra để đánh giá các loại năng lực sau đây của thí sinh: ghi nhớ và vận dụng kiến thức, năng lực tính toán – giải quyết vấn đề, tư duy logic, năng lực suy luận tổng hợp và tính sáng tạo, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ.

3. Xét tuyển học bạ Thí sinh được chọn 1 trong 2 hoặc cả hai phương thức sau: – Xét tuyển học bạ lớp 12 theo tổ hợp 03 môn (Tốt nghiệp THPT và Tổng điểm trung bình năm lớp 12 của 03 môn trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 18 điểm trở lên) – Xét tuyển học bạ theo tổng điểm trung bình 3 học kỳ (Tốt nghiệp THPT, Tổng điểm trung bình 3 học kỳ (học kỳ 1, học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12) đạt từ 18 điểm trở lên) Đây là phương thức tuyển sinh riêng của các trường, hoàn toàn không bị phụ thuộc vào kết quả thi kỳ thi tốt nghiệp THPT. Đặc biệt, khi các trường Đại học áp dụng xét tuyển học bạ, hầu hết đều dùng tổ hợp môn xét tuyển trùng với các tổ hợp môn xét tuyển của kỳ thi tốt nghiệp THPT để thí sinh dễ dàng trong việc chuẩn bị kiến thức và chọn tổ hợp môn cho mình.

Năm 2023, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành xét tuyển học bạ theo 3 hình thức:

Tuyển sinh đại học đợt 2 là gì năm 2024

4. Xét tuyển nguyện vọng Là khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT các thí sinh sẽ đồng thời đăng ký xét tuyển vào đại học, đây chính là xét tuyển đợt 1. Sau khi biết kết quả thi tốt nghiệp THPT, các bạn có thể điều chỉnh hoặc bổ sung thêm nguyện vọng xét tuyển để nâng cao cơ hội trúng tuyển vào các ngành nghề, vào các trường đại học theo đúng khả năng và sở thích của bản thân.

Thí sinh sẽ được đăng ký rất nhiều nguyện vọng giống nhưng trong mùa tuyển sinh những năm trước. Tuy nhiên, các bạn cũng không nên đăng ký quá nhiều nguyện vọng vì nó sẽ khiến cho các bạn bị phân tâm và không tập trung vào lựa chọn tốt nhất đối với bản thân, đồng thời cũng sẽ khiến cho các bạn mất thêm một khoản chi phí. Bạn cũng không nên hạn chế cơ hội của mình khi đăng ký xét tuyển quá ít nguyện vọng.

Thí sinh phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất). Tất cả các trường đại học đều xét tuyển chung bằng phần mềm duy nhất của Bộ GD&ĐT, các nguyện vọng đều bình đẳng như nhau. Thí sinh chỉ có thể trúng tuyển vào duy nhất 1 ngành mà mình đã đăng ký xét tuyển.

Mỗi đợt xét tuyển, thí sinh được đăng ký nhiều nguyện vọng và được xét tất cả các nguyện vọng đó, tuy nhiên mỗi thí sinh chỉ có thể trúng tuyển duy nhất 1 nguyện vọng mà mình đã đăng ký xét tuyển. Nếu thí sinh trúng tuyển NV1, các NV còn lại không còn hiệu lực nữa, nếu không trúng tuyển NV1 sẽ được xét tiếp đến NV2, tương tự với các NV còn lại.

5. Xét nguyện vọng bổ sung Sau khi các trường đã kết thúc xét tuyển đợt 1 nhưng không tuyển đủ thí sinh theo chỉ tiêu đã đề ra thì các trường sẽ tiến hành xét tuyển đợt bổ sung. Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì điểm xét tuyển bổ sung sẽ không được thấp hơn điểm trúng tuyển đợt 1. Điều này cũng có nghĩa là đăng ký xét tuyển bổ sung sẽ khó khăn hơn so với đợt 1. Chính vì thế, các bạn nên tập trung tính toán để có thể trúng tuyển từ đợt 1.

Tuyển sinh đại học đợt 2 là gì năm 2024

6. Điểm xét tuyển Từ mức “điểm sàn” đã được quy định, mà các trường sẽ đưa ra mức điểm xét tuyển nhận hồ sơ xét tuyển vào trường không được thấp hơn điểm sàn. Đồng nghĩa với điểm xét tuyển NV sau sẽ không được thấp hơn điểm trúng tuyển NV trước. Đối với hầu hết các trường, điểm xét tuyển sẽ cao hơn điểm sàn.

7. Điểm chuẩn Hay còn gọi là mức điểm trúng tuyển, thí sinh đạt từ mức điểm này trở lên là đậu. Điểm sàn được xác định dựa trên chỉ tiêu và lượng hồ sơ thí sinh đăng ký xét tuyển. Ví dụ: ngành A có 100 chỉ tiêu. Sau khi thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển đến hết hạn, trường sẽ xét điểm từ cao xuống thấp đến khi đủ chỉ tiêu là dừng lại. Điểm thấp nhất khi đủ chỉ tiêu ngành này là 20 điểm, gọi là điểm chuẩn. Do xét từ cao xuống thấp nên có thể số thí sinh trúng tuyển ngành A này lên 104 chẳng hạn. (Do thí sinh thứ 100 đạt 20 điểm và có thêm 4 thí sinh nữa cũng đạt mức này nên vẫn trúng tuyển).

8. Ngưỡng chất lượng đầu vào Là ngưỡng tối thiểu mà các trường ĐH, Cao đẳng làm cơ sở tuyển sinh, từ đó Trường không được phép tuyển thí sinh có kết quả thi thấp hơn ngưỡng chất lượng đầu vào.

Hy vọng sau khi kham khảo bài viết này, các bạn thí sinh đã hiểu thêm những kiến thức về phương thức xét tuyển, xét tuyển học ba, điểm chuẩn, đăng ký nguyện vọng,… Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của NTTU, hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết Giải mã thuật ngữ tiếp theo nhé!

Xét học bạ đợt 2 là gì?

Xét tuyển đợt 2 là đợt xét tuyển bổ sung, sẽ được tổ chức đối với các trường tuyển sinh chưa đủ chỉ tiêu theo đề án đã công bố ban đầu. Nguyên nhân có thể là do trường chủ động chia nhiều đợt tuyển sinh để đảm bảo chất lượng đầu vào.

Phương thức xét tuyển 2 là gì?

- Phương thức 2: Xét tuyển dựa trên thành tích học tập và năng lực ngoại ngữ. - Phương thức 3: Xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT (học bạ) của ba môn trong tổ hợp môn xét tuyển.

Nguyện vọng 2 là như thế nào?

Nguyện vọng 2 là nguyện vọng đăng ký vào trường, ngành mà thí sinh mong muốn thứ hai. Nguyện vọng này sẽ được xét tuyển sau nguyện vọng 1. Nếu thí sinh không trúng tuyển nguyện vọng 1 thì sẽ xét tiếp nguyện vọng 2.

Tuyển sinh là như thế nào?

Phương thức tuyển sinh là hệ thống các căn cứ, quy định được đưa ra ( theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT) nhằm xét tuyển hoặc thi tuyển các thí sinh có nhu cầu vào học đại học, tạo điều kiện cho thí sinh có cơ hội chọn lựa theo nguyện vọng của bản thân mình.