So sánh công chức và viên chức nhà nước

Công chức và viên chức là hai khái niệm tưởng chừng như giống nhau; nhưng xét theo bản chất và đặc điểm là hoàn toàn khác nhau. Ngày nay, vẫn còn nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa công chức và viên chức. Vậy công chức và viên chức khác nhau như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu và phân biệt thông qua bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

  • Luật cán bộ, công chức năm 2008
  • Luật viên chức 2010
  • Luật cán bộ công chức và Luật viên chức sửa đổi 2019

Công chức và viên chức khác nhau như thế nào?

– Công chức được định nghĩa tại Khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức 2019:

“ Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”

– Còn khái niệm viên chức được quy định tại Điều 2 Luật viên chức 2010 như sau: “ Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”.

So sánh công chức và viên chức nhà nước

Sự giống nhau giữ công chức và viên chức:

– Điều kiện để trở thành công chức và viên chức đều là người có quốc tịch Việt Nam.

– Có độ tuổi từ 18 tuổi trở lên, đáp ứng các điều kiện để trở thành công chức, viên chức.

– Thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể, thường xuyên trong phạm vi được quy định.

– Được đảm bảo được hưởng về tiền lương và chế độ lao động theo quy định của pháp luật.

– Được tham gia và hưởng các chế độ về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

Sự khác nhau giữa công chức và viên chức nhà nước

Tuy là có điểm chung, nhìn chung công chức và viên chức vẫn là hai khái niệm khác nhau, cụ thể:

Tiêu chí Công chức Viên chứcCơ chế tuyển dụngCông chức phải là người Việt Nam, trở thành công chức theo hình thức xét tuyển công chức, bổ nhiệm và giữ chức danh theo nhiệm kỳ.Viên chức phải là công dân Việt Nam, trở thành viên chức thông qua hình thức tuyển dụng vào vị trí việc làm.Thời gian tập sựThời gian tập sự được quy định riêng đối với từng ngạch, cấp bậc theo quy định của Chính phủ.Thời gian tập sự quy định trong hợp đồng làm việc từ khoảng 03 tháng đến 12 tháng.Cấp bậcCông chức được phân thành các ngạch khác nhau.Viên chức được phân theo các chức danh nghề nghiệp.Vị trí công tácCông chức làm việc trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở các cấp trung ương, tỉnh, huyện, quận, thị xã; các cơ quan, đơn vị của quân đội Nhân dân, Công an nhân dân (trừ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước).Viên chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việcNguồn chi trả lươngNgân sách nhà nước chi trảNhận lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lậpHình thức kỷ luậtCông chức có thể bị kỷ luật theo những hình thức: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc.Viên chức có thể bị kỷ luật theo các hình thức: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc, ngoài ra còn có thể bị hạn chế hoạt động nghề nghiệp của mình.Tính chất công việcCông chức thực hiện các công việc nhân danh quyền lực nhà nước, thực hiện các nhiệm vụ quản lý và phải chịu trách nhiệm về công việc của mình trước Đảng và Nhà nước, trước nhân dân và đơn vị quản lý.Viên chức thực hiện các công việc do đơn vị quản lý giao cho mang tính chuyên môn nghiệp vụ, không có tính quyền lực nhà nước. Phải chịu mọi trách nhiệm trước đơn vị quản lý viên chức.

Mời bạn xem thêm

  • Cách tính phụ cấp thâm niên vượt khung cho nhà giáo, công chức
  • Những điều cán bộ, công chức không được làm trong dịp Tết
  • Hình thức kỷ luật cách chức đối với cán bộ, công chức, viên chức

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề trên. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan, như: đăng ký bảo hộ thương hiệu, thành lập công ty,….. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Công chức, viên chức là hai khái niệm thường bị chúng ta nhầm lẫn với nhau. Tuy nhiên công chức và viên chức cũng có những điểm khác biệt. Vậy chúng phân biệt với nhau như thế nào? Pháp luật Việt Nam đã đưa ra những quy định nào để làm rõ hai khái niệm trên.

So sánh công chức và viên chức nhà nước

Công chức, viên chức là gì?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức, viên chức năm 2019:

“Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.”

Trong khi đó, theo Điều 2 Luật viên chức 2010 quy định:

“Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.”

Điểm giống nhau giữa công chức và viên chức?

Pháp luật đã đưa ra những quy định cụ thể về hai khái niệm công chức và viên chức. Vậy giữa chúng có điểm gì giống nhau?

Căn cứ khái niệm công chức định nghĩa tại khoản 1 Điều Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức, viên chức năm 2019, đặc điểm công chức là:

– Là công dân Việt Nam.

– Được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức danh, trong biên chế.

– Được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.

– Nơi làm việc: Cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chinh trị, xã hội ở các cấp; trong quân đội nhưng không phải sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong công an nhưng không phải sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an.

Theo Điều 2 Luật viên chức 2010, viên chức có đặc điểm:

– Là công dân Việt Nam.

– Được tuyển dụng theo vị trí việc làm; làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc.

– Được hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập.

– Nơi làm việc: Đơn vị sự nghiệp công lập.

Như vậy, công chức và viên chức cũng có một số đặc điểm giống nhau:

– Đều là công dân Việt Nam, có độ tuổi từ đủ 18 trở lên, có đầy đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ.

– Có đơn đăng ký dự tuyển

Điểm khác nhau giữa công chức và viên chức?

Tiêu chí Công chức Viên chức Căn cứ pháp lí Luật Cán bộ công chức năm 2008, sửa đổi năm 2019 Luật Viên chức 2010 Cách thức tuyển dụng Tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức danh, trong biên chế. Được tuyển dụng theo vị trí việc làm; làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc. Phân loại

Ngạch:

Loại A gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương;

Loại B gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương;

Loại C gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương;

Loại D gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch cán sự hoặc tương đương và ngạch nhân viên;

Loại đối với ngạch công chức quy định tại điểm e khoản 1 Điều 42 của Luật này theo quy định của Chính phủ.”.

Chức danh nghề nghiệp. Mỗi chức danh nghề nghiệp lại phân theo các hạng với các điều kiện, xếp lương khác nhau. Thông thường, các chức danh hiện nay sẽ được chia thành 4 hạng: Hạng I, hạng II, hạng III và hạng IV.

Địa điểm làm việc

– Cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở các cấp gồm Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện.

– Cơ quan, đơn vị Quân đội (không phải sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng);

– Cơ quan, đơn vị Công an (không phải sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an).

Đơn vị sự nghiệp công lập Nguồn trả lương Ngân sách Nhà nước Quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập Tập sự – Công chức loại C: 12 tháng.

– Công chức loại D: 06 tháng.

– 12 tháng: Viên chức có trình độ đại học; bác sĩ là 09 tháng.

– 09 tháng: Viên chức có tình độ cao đẳng.

– 06 tháng: Viên chức có trình độ trung cấp.

Biên chế Có biên chế

Chỉ còn 03 đối tượng được “biên chế suốt đời”:

– Viên chức tuyển dụng trước 01/7/2020 đáp ứng điều kiện.

– Cán bộ, công chức chuyển sang.

– Làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn.

Bảo hiểm thất nghiệp Không phải đóng Phải đóng Hình thức kỷ luật Khiển trách; Cảnh cáo; Hạ bậc lương; Giáng chức; Cách chức; Buộc thôi việc Khiển trách; Cảnh cáo; Cách chức; Buộc thôi việc

Trên đây là toàn bộ quy định của pháp luật về việc so sánh công chức và viên chức năm 2022 Luật Nam Sơn xin gửi đến quý bạn đọc. Trường hợp có các thắc mắc cần giải đáp liên quan đến pháp luật quý bạn đọc có thể liên hệ qua Hotline: 1900.633.246, email: [email protected] để được tư vấn trực tiếp bởi Luật sư Hà, Luật sư Trung và các Luật sư có kinh nghiệm khác.