Người ta thường làm gì khi cảm thấy có lỗi năm 2024

Các nhà nghiên cứu người Anh đã tìm ra nguyên nhân khiến nhiều người luôn sống trong cảm giác tội lỗi kể cả đó là những tội lỗi không phải do họ gây ra.

\>>> Phát hiện mới về tác động của trầm cảm

Theo bác sĩ tâm thần và thần kinh người Áo - Sigmund Freud, cảm giác tội lỗi là triệu chứng phổ biến nhất của căn bệnh trầm cảm.

Trong khi đó, các nhà khoa học Anh cho rằng sự gián đoạn liên kết giữa 2 khu vực não liên quan tới cảm giác tội lỗi là lý do khiến những người mắc bệnh trầm cảm sống trong day dứt chỉ vì một lỗi vô cùng nhỏ nhặt như: không may lỡ lời.

Nhà nghiên cứu Roland Zahn tại Đại học Manchester (Anh) cho biết: "Nếu hoạt động trao đổi thông tin trong não bộ không hoạt động trôi chảy, con người có xu hướng đổ lỗi cho chính mình và không thể phân định ý nghĩa tội lỗi rõ ràng".

Người ta thường làm gì khi cảm thấy có lỗi năm 2024
Hoạt động bất thường trong não bộ khiến một số người luôn sống với cảm giác tội lỗi

Ông Zahn và các cộng sự đã tập trung nghiên cứu trên vỏ não vành dưới thể gối và khu vực vách ngăn ngay gần với vùng não này - khu vực nằm sâu trong não bộ liên quan tới cảm giác tội lỗi.

Những nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng các hoạt động bất thường trong khu vực não bộ trên hay còn gọi là SCSR thường xuất hiện ở những người mắc bệnh trầm cảm.

SCSR chịu trách nhiệm trao đổi thông tin với khu vực thùy thái dương trước nằm về một phía hộp sọ. Vùng thùy thái dương trước được kích hoạt trong suốt quá trình con người suy nghĩ về các vấn đề đạo đức bao gồm tội lỗi và sự phẫn nộ.

Do đó, các nhà nghiên cứu nghi ngờ các kênh trao đổi thông tin giữa SCSR và thùy thái dương trước đã khiến con người luôn bị mặc cảm tội lỗi thay vì nghĩ mình vô tội.

Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu trên 25 tình nguyện viên. Họ từng có tiền sử mắc chứng trầm cảm song đã hoàn toàn thoát khỏi căn bệnh này trong vòng ít nhất 1 năm trước khi tham gia cuộc nghiên cứu.

Ttất cả 25 tình nguyện viên đều được chụp cộng hưởng từ (fMRI) - hình ảnh quét não bộ thể hiện lưu lượng máu bơm lên trên các vùng hoạt động trong não bộ. Trong khi chụp fMRI, mỗi bệnh nhân đọc các câu viết sẵn với hàm ý gây tội lỗi hoặc sự căm phẫn. Những câu nói này đều có tên của tình nguyện viên và tên của người bạn thân nhất của họ.

Tiếp đó, các nhà nghiên cứu so sánh hoạt động não bộ của các tình nguyện viên trên với 22 người khỏe mạnh. Những người này được chia thành cặp cùng độ tuổi, trình độ giáo dục và giới tính để so sánh.

Kết quả cho thấy, trong não bộ của những người khỏe mạnh thì vùng SCSR và thùy thái dương trước hoạt động cùng nhau khi họ đọc những câu nói gây tội lỗi và căm phẫn.

Trái lại, với những người từng mắc chứng trầm cảm, 2 khu vực này hoạt động khác nhau. Theo đó, trong giai đoạn cảm thấy căm phẫn, vùng SCSR và thùy thái dương trước của những người từng bị trầm cảm hoạt động cùng nhau nhưng bước sang cảm giác tội lỗi, 2 khu vực này không thể đồng bộ hóa hoạt động.

Ngoài ra, với những người luôn có xu hướng nhận lỗi về mình thì khoảng cách liên kết giữa SCSR và thùy thái dương trước đạt mức lớn nhất. Đặc biệt là với những tình nguyện từng bị trầm cảm, họ không thể phân biệt cảm nhận khác nhau trong khi đọc những câu nói gây tội lỗi và căm phẫn.

Hiện tại, các nhà nghiên cứu chưa thể đưa ra kết luận chính xác liệu những hoạt động bất thường trong não bộ hay chứng trầm cảm là nguyên nhân gây gián đoạn liên kết trên 2 khu vực não SCSR và thùy thái dương trước.

Song rất may, theo ông Zahn, khả năng liên kết giữa SCSR và thùy thái dương trước hoàn toàn có thể được cải thiện nhờ quá trình tập luyện. Điều đó có nghĩa là những bệnh nhân mắc chứng trầm cảm có thể học cách vượt qua cảm giác tội lỗi.

Đây chính là động lực để ông Zahn hợp tác cùng nhà khoa học Jorge Moll thuộc Viện Nghiên cứu và giáo dục D'Or tại Rio de Janeiro (Brazil) nhằm xây dựng chương trình đào tạo hoạt động não bộ của con người. Trong đó, bệnh nhân sẽ được quan sát hình ảnh não bộ thời gian thực của chính mình để học cách thay đổi cảm xúc.

Bạn đã bao giờ cảm thấy tội lỗi rồi lại cố gắng làm hài lòng người khác. Nếu câu trả lời là “Có” thì có thể bạn đã rơi vào cái bẫy của guilt trip, một hình thức thao túng tâm lý mà ai đó cố tình hoặc vô ý kích hoạt nhằm đưa bạn vào cảm giác tội lỗi để thao túng bạn làm những gì họ muốn.

Guilt trip là gì?

Theo từ điển Cambridge, guilt trip được hiểu là cảm giác tội lỗi mãnh liệt khi bạn làm sai điều gì đó hoặc quên làm gì đó, thường là do không làm được điều mà người khác mong đợi. Guilt tripping được hiểu là hành động khiến ai đó cảm thấy tội lỗi với mục đích là người cảm thấy tội lỗi làm điều gì đó.

Trong tâm lý học, những chuyến đi tội lỗi được nhắc đến như một cách để thao túng tâm lý. Trong trường hợp này, kẻ thao túng sẽ khiến bạn cảm thấy rằng những gì bạn đã làm hoặc không làm là sai, khiến bản thân bạn hình thành nên cảm giác dằn vặt, tội lỗi; sau đó sẽ lợi dụng điều này để khiến bạn làm điều gì đó cho họ. Thông thường, những cảm xúc này chỉ xuất hiện khi bạn nhận ra việc mình đã, đang làm là sai. Nhiều người hiểu guilt trip là gì và biết cách sử dụng một cách khéo léo để lợi dụng người khác.

Người ta thường làm gì khi cảm thấy có lỗi năm 2024
Guilt trip được hiểu là cảm giác tội lỗi mãnh liệt do không làm được điều mà người khác mong đợi

Dấu hiệu bạn đang bị guilt trip

Đôi khi những dấu hiệu của guilt trip rất dễ nhận ra, một số trường hợp lại khó đoán hơn nhiều. Dưới đây là một số dấu hiệu để bạn tham khảo:

  • Nhắc lại những lỗi lầm trong quá khứ.
  • Đưa ra những nhận xét mỉa mai về nỗ lực hoặc sự tiến bộ của bạn.
  • Đưa ra những nhận xét, phàn nàn rằng bạn không làm được việc như họ.
  • Từ chối nói chuyện với bạn hoặc giữ im lặng trước nỗ lực hòa giải của bạn.
  • Gợi ý rằng bạn đang nợ họ những điều họ đã làm cho bạn.
  • Thể hiện rõ ràng thông qua ngôn ngữ cơ thể, giọng nói và nét mặt tức giận như thở dài, cáu gắt, đập đồ đạc,...

Lưu ý rằng những dấu hiệu tội lỗi trên đôi khi chỉ là sự tức giận và không vui. Chỉ khi những điều này trở thành thói quen và lặp đi lặp lại thường xuyên thì bạn cần chú ý, đây có thể là dấu hiệu của một mối quan hệ độc hại.

Mục đích sử dụng guilt trip

Có nhiều cách để khơi dậy cảm giác tội lỗi tùy thuộc vào điều người thao túng muốn đạt được. Do đó, mục đích của những người sử dụng guilt trip là:

  • Thao túng tâm lý: Lôi kéo ai đó làm điều gì đó mà họ không muốn làm.
  • Tránh xung đột: Mọi người có thể sử dụng cảm giác tội lỗi để tránh nói thẳng về vấn đề và tránh tham gia vào những xung đột không cần thiết.
  • Giáo dục hành vi và đạo đức: Cảm giác tội lỗi về một sai lầm sẽ khiến bạn chú ý đến và sửa chữa trong tương lai.
  • Khơi gợi sự đồng cảm ở người khác: Đóng vai nạn nhân để lấy được sự đồng cảm của người khác.

Guilt trip có xấu không?

Cảm giác tội lỗi là một cảm xúc phức tạp nhưng không phải lúc nào cũng xấu. Ví dụ, ba mẹ có thể nói, "Ba mẹ đã làm việc vất vả cả ngày để lo cho con có nhà ở và thức ăn để ăn, nhưng con không thể rửa bát hay dọn dẹp nhà giúp ba mẹ?". Nếu bạn thấy điều này hợp lý thì bạn sẽ chú ý hơn đến dọn dẹp nhà cửa giúp đỡ ba mẹ.

Việc sử dụng guilt trip để cố gắng thay đổi bản thân theo hướng tích cực có thể không phải là lựa chọn tốt nhất. Nhưng trong một số trường hợp, nếu vô hại và không ảnh hưởng đến mối quan hệ thì không có vấn đề gì.

Tóm lại, guilt trip không phải lúc nào cũng xấu, cảm giác tội lỗi có thể giúp dạy trẻ cách cư xử đạo đức phù hợp. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng của người dùng để xác định chính xác guilt trip là gì. Nhìn chung, guilt trip là con dao hai lưỡi.

Các đối phó với guilt trip

Lắng nghe và đồng cảm

Khi nhận thấy các dấu hiệu và biết guilt trip là gì, bạn có thể phản ứng bằng cách nhận ra nhu cầu của họ, điều này khiến họ không cảm thấy bị phớt lờ và đưa giúp họ giảm bớt những cảm xúc đó.

Một người cảm thấy bị tổn thương và tội lỗi vì không biết bản thân rơi vào bẫy guilt trip hoặc làm thế nào để quản lý cảm xúc. Vì vậy, khi hiểu và nhận biết dấu hiệu guilt trip, việc giao tiếp có thể trở nên dễ dàng hơn.

Người ta thường làm gì khi cảm thấy có lỗi năm 2024
Lắng nghe và đồng cảm giúp nhận ra nhu cầu của đối phương và giải quyết

Đặt ranh giới

Đặt ranh giới giúp bạn giới hạn những gì có thể làm và không chấp nhận được. Ranh giới giúp bảo vệ nhu cầu của bạn và cho người khác biết rằng không phải họ muốn bạn làm gì bạn cũng làm.

Hãy đặt ra ranh giới rõ ràng của bạn và giải thích hậu quả khi người khác vượt qua chúng. Bạn cũng cần phải “nói được làm được”. Khi ranh giới của bạn bị vi phạm, hãy cho người đó thấy hậu quả. Hiểu cảm giác tội lỗi là gì sẽ giúp bảo vệ bạn khỏi kiểu thao túng tâm lý này.

Cùng trao đổi để đưa ra cách giải quyết

Trao đổi lý do họ sử dụng guilt trip hoặc họ vô tình làm điều đó và không biết guilt trip là gì, có thể giúp bạn giải quyết vấn đề hiệu quả hơn. Ví dụ, nếu ba mẹ bạn muốn bạn làm nhiều việc nhà hơn, họ sẽ cho bạn biết họ cảm thấy mệt mỏi như thế nào sau giờ làm việc và mong rằng bạn sẽ giúp đỡ ba mẹ việc nhà. Một đồng nghiệp cảm thấy mệt mỏi vì phải làm nhiều việc nhất trong nhóm.

Một khi bạn hiểu được lý do khiến họ khó chịu, việc cùng nhau tìm ra giải pháp có thể sẽ hữu ích. Nếu bạn không thể làm được điều họ muốn, hãy thử xác thực cảm xúc của họ, tuân thủ ranh giới của bạn và đưa ra các lựa chọn thay thế.

Khi nào cần đi khám bác sĩ tâm lý?

Những người sử dụng guilt tripping sẽ nắm chắc về hai điều là họ quan trọng với bạn và bạn không muốn làm họ tổn thương. Đây là lý do tại sao họ cảm thấy họ có quyền lực đối với bạn. Họ lợi dụng điều này để tạo ra cảm giác tội lỗi, mặc dù bạn hoàn toàn không có lỗi. Cảm giác tội lỗi cũng thường xuất hiện trong một số mối quan hệ độc hại, vì vậy nếu bạn gặp phải tình huống này, hãy liên hệ với bác sĩ tâm lý để được giúp đỡ:

  • Hành vi buộc tội lặp đi lặp lại thường xuyên.
  • Bạn cảm thấy mình không thể làm được điều gì đúng.
  • Cố gắng kiểm soát hành vi của bạn theo những cách khác nhau.
  • Không chấp nhận lời xin lỗi của bạn và liên tục nhắc lại.
  • Hành vi bắt nạt xuất hiện làm tổn hại đến lòng tự trọng, gây tổn thương tâm lý như căng thẳng, stress, hay trầm cảm,...

Các bác sĩ tâm lý có thể giúp bạn nhận biết guilt trip là gì và có cách đối phó với kiểu thao túng tâm lý.

Người ta thường làm gì khi cảm thấy có lỗi năm 2024
Đi khám bác sĩ tâm lý nếu có dấu hiệu guilt trip

Một mối quan hệ lành mạnh sẽ là nền tảng cho cuộc sống hạnh phúc của bạn sau này. Hy vọng rằng qua bài viết này bạn sẽ biết thêm về guilt trip là gì và cách giải quyết nó.

Khi bạn bè người thân mắc lỗi mình nên làm gì?

11 cách để hỗ trợ khi bạn bè gặp mất mát và đau buồn.

Thừa nhận rằng bạn không hoàn toàn hiểu. ... .

Lắng nghe và thông cảm. ... .

Đừng giảm thiểu nỗi đau của bạn bè ... .

Đừng nói về mình, hãy ưu tiên người bạn của bạn. ... .

Hỏi bạn bè xem họ cần gì ... .

Đừng tránh nói về người thân của bạn mình. ... .

Tiếp tục hỏi thăm và hỗ trợ bạn của bạn..

Tại sao lại có cảm giác tội lỗi?

Cảm giác tội lỗi thường xuất hiện khi chúng ta nhận ra rằng chúng ta đã làm điều sai, và nó có thể gây ra cảm xúc như sự xấu hổ, tự trách nhiệm, hạ thấp bản thân, lo lắng và căng thẳng. Điều quan trọng là cảm giác tội lỗi chỉ tồn tại khi chúng ta thực sự thừa nhận và chấp nhận việc chúng ta đã làm sai.nullMặc cảm tội lỗi và những tác hại về mặt sức khỏe - Luật Minh Khuêluatminhkhue.vn › mac-cam-toi-loi-va-nhung-tac-hai-ve-mat-suc-khoenull

Mặc cảm tội lỗi có nghĩa là gì?

Cảm giác tội lỗi là gì? Cảm giác tội lỗi là một cảm xúc phức tạp, thường xuất hiện khi bản thân cảm thấy mình có lỗi với người khác và có thể khiến bản thân thất vọng. Cảm giác tội lỗi có thể biểu hiện theo những cách khác nhau, từ ngày này qua ngày khác, đôi khi cũng thể hiện dưới dạng sự giận dữ và phẫn uất.nullCách xử lý cảm giác tội lỗi | Vinmecwww.vinmec.com › Tin tức › Thông tin sức khỏe › Sống khỏenull

Khi tâm trạng bất ổn thì nên làm gì?

7 điều bạn có thể làm khi tâm trạng không vui.

Biết chấp nhận khi tâm trạng không vui..

Hít thở sâu khi tâm trạng không vui..

Tìm cảm hứng khi tâm trạng không vui..

Gặp gỡ ai đó khi tâm trạng không vui..

Thay đổi không gian khi tâm trạng không vui..

Tập thiền khi tâm trạng không vui..

Khóc thật to khi tâm trạng không vui..