Đề bài - bài 97 trang 29 sbt toán 6 tập 2

\[\displaystyle c = {3 \over 4} - {1 \over {25}}.5 = {3 \over 4} - {1 \over 5} = {{15} \over {20}} + {{ - 4} \over {20}} \]\[\displaystyle= {{11} \over {20}}.\]

Đề bài

Tính giá trị \[a, b, c, d\] rồi tìm số nghịch đảo của chúng :

\[\displaystyle a = {1 \over 3} - {1 \over 4};\] \[\displaystyle b = {2 \over 7}.{{14} \over 5} - 1\]

\[\displaystyle c = {3 \over 4} - {1 \over {25}}.5;\] \[\displaystyle d = - 8.\left[ {6.{1 \over {24}}} \right]\]

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Tính giá trị các biểu thức theo quy tắc:

+ Biểu thức có dấu ngoặc thì ta tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.

+ Biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước, thực hiện các phép cộng, trừ sau.

- Áp dụng định nghĩa về số nghịch đảo :

+ Hai số được gọi là nghịch đảo của nhau nếu tích của chúng bằng \[1.\]

+ Nếu phân số\[\dfrac{a}{b}\neq 0\]thì số nghịch đảo của nó là\[\dfrac{b}{a}.\]

Lời giải chi tiết

\[\displaystyle a = {1 \over 3} - {1 \over 4} = {4 \over {12}} + {{ - 3} \over {12}} = {1 \over {12}}.\]

Do đó \[a\] có số nghịch đảo là \[12.\]

\[\displaystyle b = {2 \over 7}.{{14} \over 5} - 1 = {4 \over 5} - {5 \over 5} = {{ - 1} \over 5}.\]

Do đó \[b\] có số nghịch đảo là \[-5.\]

\[\displaystyle c = {3 \over 4} - {1 \over {25}}.5 = {3 \over 4} - {1 \over 5} = {{15} \over {20}} + {{ - 4} \over {20}} \]\[\displaystyle= {{11} \over {20}}.\]

Do đó \[c\] có số nghịch đảo là \[\displaystyle {{20} \over {11}}.\]

\[\displaystyle d = - 8.\left[ {6.{1 \over {24}}} \right] = - 8.{1 \over 4} = - 2.\]

Do đó \[d\] có số nghịch đảo là \[\displaystyle {{ - 1} \over 2}.\]

Video liên quan

Chủ Đề